Không đợi đến khi rồi khỏi Nhà Trắng(10) để trở về với cuộc sống đời thường, người thân trong gia đình mới nhận thấy những vấn đề bất ổn ở tôi. Suốt 14 năm trước đó tôi liên tục phải dùng thuốc để chữa trị chứng đau nhức dây thần kinh, bệnh viêm khớp, chứng co thắt cơ ở cổ, thêm vào đó là ca phẫu thuật vú vào năm 1974. Trước hàng loạt thuốc được kê, cơ thể tôi tự hình thành khả năng chịu thuốc rất cao, chỉ cần một ngụm rượu nhỏ uống sau khi dùng thuốc cũng có thể khiến tôi chếnh choáng không đứng vững.
(10) Tác giả bài viết này là Betty Ford, phu nhân của Tổng thống Gerald Rudolph Ford (nhiệm kỳ 1974 -1977).
Mùa thu năm 1977, tồi tới Mátxcơva để biểu diễn vở ba lê Chú lính gỗ do đài truyền hình tổ chức. Sau đó, có những lời bình luận không hay về bài biểu diễn của tôi, rằng tôi cứ đứng trân trân trên sân khấu, mắt ngơ ngác còn lưỡi thì như cứng lại. Jerry và các con tôi rất lo lắng nhưng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra và tôi đã thay đổi thế nào. Chỉ đến bây giờ tôi mới biết rằng sau chuyến đi Nga, tôi bắt đầu mác chứng đãng trí.
Cuối cùng, con gái tôi - Susan - đã bàn bạc về tình trạng của tôi với bác sĩ. Ông ấy khuyên gia đình tôi áp dụng phương pháp can thiệp trực tiếp. Trước đây, người ta cho rằng đối với một người nghiện rượu hoặc quá phụ thuộc vào thuốc, hãy để họ nếm trải tình trạng tồi tệ nhất, có thế tự bản thân họ mới quyết tâm chữa trị và quá trình điều trị sau đó mới đạt hiệu quả. Nhưng giờ đây, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng gia đình và những người thân cận của bệnh nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người bệnh. Với biện pháp mới này, tỷ lệ khỏi bệnh gia tăng đáng kể.
Trong lúc Jerry đang có chuyến công tác ở phía Đồng, bác sĩ, Susan và thư ký của tôi
- Caroline Convetry, đã họp nhau lại trong phòng khách và bắt đầu gạn hỏi tôi. Họ bắt đầu bằng việc khuyên tôi nên từ bỏ mọi loại thuốc và rượu. Điều này khiến tôi hết sức buồn bá và giận dữ. Ngay khi mọi người ra về, tôi liền gọi điện thoại cho một người bạn và than phiền rằng họ đã can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng tư của tôi. (Tôi không nhớ cuộc gọi, sau này người bạn ấy đã kể lại cho tôi).
Một buổi sáng thứ Bảy, ngày mồng một tháng Tư, tôi đang định gọi điện thoại cho con trai Mike và vợ của nó - Gayle, ở Pittsburgh thì cánh cửa chính bật mở và rồi chúng bước vào cùng toàn thể gia đình. Tôi bắt đầu lo lắng vì cho rằng chúng tập trung lại là do tôi bị ốm. Chúng tôi ôm hôn nhau rồi cùng bước vào phòng khách, ở đây bọn trẻ lại gạn hỏi tôi thêm lần nữa. Tất cả đều tỏ ra rất nghiêm túc. Chúng còn đưa theo đại tá Joe Pursch - vị bác sĩ quân y hiện đứng đầu Dịch vụ phục hồi chức năng cho những người nghiện rượu và thuốc ở Long Beach.
Tôi ngỡ ngàng. Mike và Gayle nói chúng muốn có con, vì vậy chúng muốn tôi phải thật khỏe mạnh để có thể tự chăm lo cho bản thân mình. Jerry nhắc lại những lần tôi ngủ gật trên ghế và những bài phát biểu mà tôi bỗng quên giữa chừng. Steve thì nhác lại chuyện từng xảy ra một tuần trước đó, khi nó cùng người bạn gái tới nấu bữa tối cho tôi nhưng tôi lại quên, không tới bàn ăn đúng giờ. Steve kể: “Lúc đấy, mẹ mài mê ngồi xem ti vỉ và còn uống rượu nữa chứ, một cốc, hai cốc, rồi ba cốc. Mẹ khiến con thực sự đau lòng”.
Tim tôi nhói đau. Bọn trẻ khiến tôi bị tổn thương. Rồi tôi khóc. Nhưng tôi vẫn đủ minh mẫn để nhận ra rằng không phải chúng đến để đay nghiến, chỉ trích tôi mà chúng có mặt ở đây là vì yêu thương và muốn giúp đỡ tôi.
Tôi kiên quyết bác bỏ mọi lời giải thích rằng rượu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của tôi và chỉ dám thừa nhận rằng tôi đã dùng thuốc quá nhiều. Đại tá Pursch an ủi tôi là mọi chuyện không có gì nghiêm trọng cả. Ông đưa cho tôi cuốn Phương pháp cai rượu rồi bảo tôi đọc, ông đã thay từ “chất gây nghiện” bằng từ “rượu”. Khi một liều thuốc an thần hoặc một ly rượu Martini có tác dụng an thần tương tự nhau thì bạn cũng có thể dùng chung một cuốn sách cho cả hai vấn đề: rượu và thuốc. Và khi tôi nói “thuốc” thì điều đó có nghĩa là tôi đang nói về những loại dược phẩm đã được kiềm duyệt và được bác sĩ kê toa đàng hoàng.
Thực tế, tôi bắt đầu lạm dụng thuốc như vậy kể từ khi nghe lời khuyên rằng hãy uống thuốc trước khi bệnh tật ghé thăm bạn. Tôi uống thuốc giảm đau, uống thuốc để dễ ngủ và uống cả thuốc an thần. Ngày nay, các bác sĩ mới nhận ra nhiều hiểm họa từ việc lạm dụng thuốc như vậy, trước đó nhiều bác sĩ vẫn tỏ ra tin tưởng và kê thuốc theo cách này.
Hai ngày sau sinh nhật lần thứ 60 của tôi, tôi nhập viện ở Long Beach. Mặc dù đủ khả năng đề chọn một trung tâm y tế tư sang trọng nhưng tôi không làm thế. Tôi nghĩ, sẽ tốt hơn nếu tôi điều trị ở trung tâm y tế cộng đồng thay vì lánh mình trong khu phòng khám xa hoa kia. Thêm vào đó, tồi sẽ công bố cho báo chí biết tình trạng dùng thuốc quá lâu của mình khi tôi được chăm sóc an toàn tại đây.
Đại tá Pursch gặp tôi ở tầng bốn rồi đưa tôi tới một căn phòng có bốn giường bệnh. Tôi hơi do dự. Trước nay tôi vẫn muốn được riêng tư hơn. Có lẻ tôi sẽ không đảng ký vào đây và không công khai tình trạng của mình nữa. Nhưng lúc đó, đại tá Pursch đã xử lý tình huống rất khéo léo. Ông nói: “Nếu bà muốn ở một căn phòng riêng thì tôi sẽ chuyển tất cả các nữ bệnh nhản này ra khỏi đây... Ông ấy dồn tôi vào thế bí bằng cách cho tôi toàn quyền quyết định. “Không, không, ý tôi khống phải như vậy!” - Tôi gạt đi một cách vội vá và ngượng ngập. Một giờ sau, tôi đã yên vị trong cản phòng cùng ba nữ bệnh nhân khác và thông cáo của tôi cũng được tuyên bố cho giới truyền thông.
Ngày 15 tháng 4, ngày cuối trong tuần đầu tiên ở Long Beach, Steve - con trai tôi, đã trả lời một phóng viên khi bị anh ta săn đón ngoài bệnh viện rằng tôi phải đấu tranh trước tác hại của cả thuốc lẫn rượu. Tôi không thể vui nổi. Thậm chí tôi còn chưa kịp chuẩn bị tinh thần để chấp nhận điều ấy. Cả tuần qua tôi chỉ đề cập tới thuốc và mọi người đều gật đầu tỏ vẻ thông cảm kia mà.
Năm ngày sau, một cuộc gặp gỡ tại văn phòng đại tá Pursch diễn ra. Jerry và tôi cũng có mặt tại đó cùng một số bác sĩ khác. Họ nói với tôi rằng tôi nên công khai thừa nhận mình nghiện rượu. Nhưng tôi từ chối. “Tôi khống muốn chồng tôi phải xấu hổ. ” - Tôi trả lời.
“Bà đang cố gắng lấn tránh bằng cách viện dẫn chồng bà làm lý do thôi. ” - Đại tá Pursch nói. “Tại sao bà không hỏi ông ấy xem ông ấy có cảm thấy xấu hổ không khi bà thừa nhận mình nghiện rượu?”.
Câu nói của ông ấy khiến tôi bật khóc. Khi Jerry dìu tôi trở lại phòng bệnh, tôi vẫn nức nở như muốn nghẹt thở. Tôi không bao giờ muốn khóc như vậy một lần nữa. Điều đó thật kinh khủng. Nhưng khi tất cả qua đi, tôi bỗng cảm thấy khuây khỏa lạ thường.
Đêm hôm đó, nằm trằn trọc trên giường, tôi đã viết một thông cáo khác: “Tôi nhận thấy tôi không chỉ lạm dụng thuốc để xoa dịu chứng viêm khớp mà tôi còn nghiện rượu. Tối mong rằng phương pháp điều trị này cùng sự giúp đỡ tận tâm của các bác sĩ ở đây sẽ giúp tôi vượt qua những khó khăn hiện tại. Tôi làm điều này khống chỉ cho cả nhân tôi mà còn cho những bệnh nhàn khác đang có mặt tại đây”. Viết được những dòng chữ như vậy quả là một bước tiến lớn đối với tôi, nhưng nó chỉ là một trong rất nhiều bước tiến khác mà tôi sẽ thực hiện sau này.
Nói về lý do tại sao tôi không thừa nhận rằng mình nghiện rượu, đó là vì mức độ nghiện của tôi không rõ ràng. Đúng là tôi từng phải chuẩn bị trước các bài phát biểu và có quên một số cuộc điện thoại; đúng là tôi từng ngã trong phòng tám và bị gẫy ba chiếc xương sườn, nhưng tôi chưa bao giờ uống rượu để giải khuây, chưa bao giờ uống rượu một mình. Tôi chưa từng giấu giếm rượu trong nhà vệ sinh. Tôi cũng chưa từng thất hứa, tôi chưa từng lái xe khi say xỉn. Và tôi cũng chưa bao giờ mất kiểm soát đến nỗi say sưa ở một nơi xa lạ trong thành phố.
Tôi rất yêu mến những người bạn cùng phòng ở Long Beach. Tất cả chúng tôi đều gọi nhau thân thiết bằng tên thật. Khi phải đương đầu với nỗi sợ hãi và sự đau đớn do tác hại của chất gây nghiện, chúng tôi nắm chặt tay nhau.
Mỗi ngày, khi đồng hồ điểm 6 giờ sáng, tôi vội thức dậy, thu dọn giường ngủ, nhâm nhi một cốc cà phê rồi ra ngoài tập hợp theo hiệu lệnh để điềm danh. (Dù thế nào đi nửa thì tôi cũng đang ở trong quân đội!). Tiếp theo là công việc dọn dẹp, mỗi người chúng tôi đảm nhận một công việc quản gia. Thông thường, 8 giờ sáng là giờ “gặp gỡ bác sĩ”. Đó là khoảng thời gian bệnh nhân được trao đổi chuyện trò cùng bác sĩ, hầu hết các bác sĩ đều là viên chức trong quân đội. Họ được đào tạo để nhận biết triệu chứng nghiện và họ không được phép sử dụng thuốc đề giải quyết vấn đề.
Buổi sáng, vào những lúc không phải tới gặp bác sĩ, tôi thường tham gia lớp trị liệu theo nhóm vào lúc 8 giờ 45 và một nhóm khác ngay sau bữa trưa. Sau bữa trưa, chúng tôi được nghe thuyết giảng hoặc xem phim, sau đó là một hoạt động khác. Mỗi nhóm gồm sáu hoặc bảy bệnh nhân và một cố vấn viên. Ở đây, các thành viên sẽ cảm nhận được sự ấm áp, nhận được những lời động viên chân tình và tình đồng đội. Chính những tình cảm ấy khiến cuộc sống của chúng tôi vui vẻ, nhẹ nhàng hơn. Nhóm của tôi gồm một thanh niên hai mươi tuổi (một thợ cơ khí chuyên sửa máy bay biết uống rượu từ năm lên tám), một nhân viên trẻ (đã kết hôn hai lần và hai lần ly dị) và một tu sĩ (nghiện thuốc và rượu, đầu óc không minh mẫn).
Ban đầu, tôi cảm thấy rất miễn cưỡng khi tham gia các hoạt động này. Tôi không thoải mái và cũng không muốn trò chuyện. Rồi một ngày, một người phụ nữ đã chia sẻ với tôi rằng cô ấy không nghĩ việc cô ấy uống rượu là vấn đề lớn. Những lời nói ấy khiến tôi rất xúc động và cảm thông. “Tôi là Betty” - Tôi nói. - “Tôi nghiện rượu và tôi biết việc đó khiến gia đình tối rất đau lòng”. Tôi đã nói những lời nói tự chính lòng mình mà tôi cũng không thể tin được. Tôi đang run lên; chính tay tôi đã xé bỏ lớp vỏ bọc chống đối mà tự tôi đã khoác lên mình.
Tất cả tâm sự trong nhóm đều được giữ kín. Chúng tôi có thể thoải mái thừa nhận việc mình từng phá hỏng xe ồ tô, hủy hoại lá gan, làm hỏng hàm răng, phá vỡ cuộc hôn nhân và ước mơ của cả đời mình. Các thành viên trong nhóm sẽ chỉ gật đầu và chia sẻ; sẽ không còn cảm giác đơn độc. Tuy nhiên sau đó, mọi chuyện vẫn thật tệ hại, chúng tôi vẫn có thể tự lừa gạt bản thân, nguyền rủa chính mình và căm giận bác sĩ.
Cuối cùng, điều quan trọng là chúng tôi phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Sau khi nhập viện, tôi nhận được rất nhiều hoa và thư từ của những người quan tâm. Rất nhiều người tốt bụng đã động viên tồi. Tờ báo Washington Post đã đăng tải một bài xã luận viết rằng thái độ chân thành của tôi khi đẻ cập tới cuộc phẫu thuật vú đã truyền niềm tin cho “rất nhiều bệnh nhản và những người có nguy cơ mắc căn bệnh ung thư vú”. Không những thế, tờ báo còn tán dương tôi vì đã công khai thừa nhận việc tôi nghiện rượu và thuốc: “Bất kể sự giày vò về tinh thần và tâm lý cùng những đau đớn về thể xác, bà vẫn quyết tàm vượt qua. Và điều đáng khăm phục hơn là bà đã không sợ hãi hay xău hổ khi thảng thắn thừa nhận sự thực đó”.
Thầm cảm ơn tờ báo vì những lời khen tặng tốt đẹp nhưng tôi tự cảm thấy mình không xứng đáng. Tôi từng sợ hãi và cảm thấy xấu hổ. Tôi cũng từng quằn quại trong nỗi cô đơn, sự buồn chán, tức giận và thiếu niềm tin. Dưới đây là một minh chứng trong trang nhật ký được viết ngày 21 tháng 4 ở Long Beach mà tôi vẫn còn giữ.
Bây giờ phải đi ngủ thôi. Những chiếc chần len rách nát chết tiệt này. Chả hiểu sao mình lại chui vào cái chốn đáng ghét này, đáng ghét không chỉ bởi những cái chăn. Chương trình này liệu có ích lợi gì với những người đã bước sang tuổi 60 như mình? Mình đang làm cái quái gì ở đây thế này? Thậm chí, mình lại còn bắt đầu nói chuyện huyên thuyên như măy tay thủy thủ nữa chứ. Mình có thể yêu cầu được ra khỏi đây nhưng mình không nên làm thế. Oi mình muốn thoát khỏi chốn này quả. Lúc này mình chỉ muốn khóc thối.
Chính vào lúc tôi buồn chán, không thèm cố gáng nữa thì mọi chuyện lại chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Trước đó tôi chưa từng gặp gỡ những con người này, nhưng ở đây chúng tôi cùng nhau chia sẻ và động viên nhau cố gáng hơn.
Tới cuối đợt điều trị ở Long Beach, tôi đã cỏi mở nói chuyện với các thành viên trong nhóm. Chúng tôi là nhóm thứ sáu nên tôi gọi nhóm mình là Đội Sáu. Trong lòng tôi, họ có một vị trí đặc biệt quan trọng không thể diễn tả thành lời. Tôi bắt đầu khóc. Một thành viên trong nhóm trao tôi chiếc khăn giấy và nói: “Bây giờ thì chúng cháu chắc rằng cô tót hơn rồi”.
Chẳng dẻ gì có được sự thanh thản trong cuộc sống, nhưng tôi đang từng bước tiến tới điều đó. Tôi không còn muốn uống rượu nữa, điều này khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Bệnh viện Eisenhower ở Palm Springs đang lên kế hoạch một chương trình rất thiết thực cho những bệnh nhân nghiện và tôi hy vọng được tham gia để giúp đỡ mọi người. Đó là phương pháp trị liệu hữu hiệu nhất có thể.
Tôi biết, có rất nhiều người phụ thuộc vào chất gây nghiện như tồi. Nhiều phụ nữ nghiện rượu mà không ai biết, chỉ đến khi mọi người thẳng thán gạn hỏi hoặc khi chính họ đã suy sụp cả tinh thần lẫn thể chất thì mọi chuyện mới vỡ lở. Nhiều nữ doanh nhân thành đạt, nhiều nữ lãnh đạo thay vì dùng những ly trà đá, hay cà phê, họ lại dùng rượu Voika để giúp mình tỉnh táo và hứng khỏi hơn trong công việc. Dần dần, khi đã bị phụ thuộc vào những chất gây nghiện này thì việc dứt bỏ nó quả là khó khăn.
Tôi thực sự biết ơn đại tá Pursch và những người bạn tôi có được ở Long Beach. Chính kinh nghiệm và sự quan tâm của họ đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi, giúp tôi thêm quý trọng bản thân.
Tôi tin rằng còn nhiều điều phía trước đáng để tôi học hỏi, vì vậy tôi sẽ nỗ lực hết mình và mở rộng vòng tay chào đón chúng. Tôi sẽ làm được!
- Betty Ford