Tổng hợp đề thi lịch sử lớp 6 có đáp án

Đề 1
I – Trắc nghiệm: (4.0 đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng trong mỗi câu hỏi dưới đây.

Câu 1. Khúc Thừa Dụ giành quền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

A. Nhà Đường suy yếu. C. Lực lượng quân đội của ta ngày càng mạnh.

B. Nhà Nam Hán thành lập. D. Khúc Thừa Dụ là người có thế lực lớn.

Câu 2. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất, con trai ông là Khúc Hạo lên thay.

A. Đúng. B. Sai.

Câu 3. Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức vào năm:

A. 936. B. 937. C. 938. D. 939.

Câu 4. Hay tin Ngô Quyền kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc Kiều Công Tiễn đã:

A. Sợ hãi đầu hàng. B. Cho người cầu cứu nhà Nam Hán.

C. Cho người cầu cứu nhà Lương. D. Cho người cầu cứu nhà Đường.

Câu 5. Ngô Quyền đã làm gì để chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán?

A. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều công Tiễn. B. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.

C. Bàn bạc với các tướng chủ động đón đánh quân xâm lược. D. Các câu A, C đúng.

Câu 6. Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng tự nhiên nào để đánh quân Nam Hán:

A. Lũ lụt. B. Thủy triều. C. Triều cường.

Câu 7: Kế hoạch đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền chủ động độc đáo ở điểm nào?

A. Xây dựng trận địa cọc ngầm có quân mai phục để đón dánh quân Nam Hán.

B. Xây dựng trận địa cọc ngầm. C. Chọn dòng sông đẹp.

Câu 8: Ngô Quyền quê ở Đường Lâm (Hà Nội) cùng quê với Phùng Hưng:

A. Sai. B. Đúng.

II. Tự Luận (6.0đ)

Câu 1(2.0đ): Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc gì?

Câu 2(3.0đ): Trình bày tóm tắt diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

Câu 3(1.0đ): Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn chúng ta có Trường tiểu học Ngô Quyền, đường Ngô Quyền, qua đó em có suy nghĩ gì?


ĐÁP ÁN

I – TRẮC NGHIỆM: (mỗi ý đúng 0,5 X 8 = 4.0 đ)



Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
B
B
D
B
A
B


II. PHẦN TỰ LUẬN:
( 6.0 điểm)

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1 (2.0đ) * Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc như:
- Đặt lại các đơn vị hành chính.
- Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
- Xem xét và định lại mức thuế.
- Bái bỏ các thứ lao dịch của chính quyền cũ.
- Lập lại sổ hộ khẩu.


0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
Câu 2 (3.0đ)
* Diến biến trận Bạch Đằng thắng năm 938:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta.
- Ngô quyền cho toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều lên.
- Lưu Hoàng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.
- Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi rút chạy ra biển.
- Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô ra, quân ta đánh mạnh. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc võ tan.
- Quân địch bị thiệt hại đến quá nửa, Lưu Hoằng Tháo cũng tử trận. Vua Nam Hán rút quân về nước, trận Bạch Đằng thắng lợi.

0.5đ

0.5đ

0.5đ
0.5đ

0.5đ

0.5đ
Câu 3 (1.0đ)
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình (tùy mức độ GV cho điểm tối thiểu 0.5 đ).
Yêu cầu nêu được: Để ghi nhớ công lao của Ngô Quyền và nhắc nhở đời sau phải cố gắng học tập để xứng đáng với các anh hùng dân tộc.


1.0đ
 
Đề 2
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)
Câu 1
: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng ?
1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?
A. đồng hoá dân tộc ta. B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.
C. vơ vét, bóc lột của cải. D. chiếm đất và cai trị nhân dân ta.
2. Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?
A. Lý Bí và Phùng Hưng. B. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
C. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục. D. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục.
3. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham Pa là?
A. Trồng cây ăn quả. B. Làm gốm. C. Trồng lúa nước. D. Khai thác lâm thổ sản.
4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?
A. Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu.
B. Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.
C. Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước.
D. Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài.
Câu 2: Hãy dùng từ hoặc cụm từ ( Giao chỉ, Vạn Xuân, Lâm Ấp, Cham Pa, Sin-ha-pu-ra) vào chỗ trống (….)sao cho đúng với đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước ChamPa độc lập ?
Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân (1)………………… nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là(2)………………, sau đó đổi tên nước là (3)……………………, đóng đô ở (4)…………………….
Câu 3:
Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng ?

Cột A (Thời gian)
Nối
Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)
1. Năm 905a→…….a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ
2. Năm 906b→…….b Quân Hán sang xâm lượ
nước ta
3. Năm 930c→…….c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ
4. Năm 931d→…….d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình
e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ
Phần II: Tự luận (7điểm)
Câu 1 (2điểm)

Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?
Câu 2 (3điểm)
Vì sao nói những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc?
Câu 3 (2 điểm)
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)

(Mỗi ý đúng được 0.25đ)

ĐÁP ÁN
1
2
3
4
Câu 1
A
B​
C​
D​
Câu 2
Tượng Lâm
Lâm Ấp
Cham Pa
Sin-ha-pu-ra
Câu 3:

(Mỗi ý đúng được 0.25đ)

Cột A (Thời gian)
Nối
Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)
1. Năm 9051→aa. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ
2. Năm 9062→cb Quân Hán sang xâm lược nước ta
3. Năm 9303→bc. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ
4. Năm 9314→dd. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình
e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ
Phần II: Tự luận (7điểm)

Câu 1 (2điểm)


* Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại:

- Lòng yêu nước. (0,25đ)

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. (0,25đ)

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc. (0,5đ).

* Học sinh cần phải bảo vệ thành quả:

- Học thật tốt để biết được lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, trở thành người có ích cho đất nước sau này. (0,5đ)

- Tuyên truyền bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã gầy công xây dựng(0,5đ)

Câu 2 (3 điểm) Những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc:

- Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907), con là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành những công việc sau: (0.5đ)

+ Đặt lại các khu vực hành chính. (0.25đ)

+Cử người Việt vào bộ máy chính quyền. (0.25đ)

+Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc. (0.25đ)

+Lập lại sổ hộ khẩu. (0.25đ)

- Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, bước đầu xây dựng và củng cố nền tự chủ đất nước. (1,5đ)

Câu 3 (2điểm)

* Ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.

* Công lao của Ngô Quyền: Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
 
Đề 3
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)

Câu 1:


Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng?

1. Tự xưng là Bình Định vương và dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Vào 2/1418. Ông là ai?

A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Lê Lai. D. Nguyễn Chích

2. Vương Thông rút khỏi nước ta vào ngày tháng năm nào?

A. 8-10-1425. B. 10-11-1426. C. 3-1-1428. D. 10-12-1427.

3. Người ban hành bộ luật Hồng Đức là ai?

A. Lê Thánh Tông. B. Lê Nhân Tông. C. Lê Anh Tông. D. Lê Thái Tông.

4. Để giải quyết ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong Quang Trung đã ra..................Nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi?

A Chiếu lập học. B. Chiếu dời đô.

C. Chiếu khuyến nông D. Chiếu cần vương.

Câu 2:

Nối mốc thời gian cột A với sự kiện ở cột B cho đúng?

Thời gian A
Nối
Sự kiện B
a. Năm 1418a→…….1. Quang Trung đánh tan quân Thanh
b. Năm 1427b→…….2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn
c. Năm 1785c→…….3. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
d. Năm 1789d→…….4. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi
5. Quang Trung đánh tan quân Xiêm
Phần II:Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)


Nêu những thành tựu khoa học – kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX? Những thành tựu khoa học kĩ thuật đó chứng tỏ điều gì?

Câu 2: (4 điểm)

Nêu cách đánh giặc sáng tạo của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông Nguyên? Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến này?



ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)

Câu 1


Mỗi ý đúng được 0,5 điểm


Câu
1​
2​
3​
4​
Đáp án
B​
D​
A​
C​


Câu 2


Mỗi ý đúng được 0,25 điểm


Thời gian A
Nối
Sự kiện B
a. Năm 1418a → 21. Quang Trung đánh tan quân Thanh
b. Năm 1427b → 42. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn
c. Năm 1785c → 53. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
d. Năm 1789d → 14. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi
5. Quang Trung đánh tan quân Xiêm
Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)


a. Sử học, địa lý, y học


* Sử học:

- Đại Nam thực lục (144 quyển) viết về những năm thống trị của nhà Nguyễn.

- Tác giả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú.

- Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII.

* Địa lý:

- Gia Định thành thông chí, nhất thống dư địa chí của Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định. Ngô Nhân Tỉnh (Gia Định Tam gia)

* Y học:

- Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác.

b. Những thành tựu về kĩ thuật

- Kĩ thuật làm đồng hồ và kính thiên văn.

- Máy xẻ gỗ, tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.

c. Những thành tựu khoa học kĩ thuật đó chứng tỏ:

- Nhân dân ta biết tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật mới của các nước phương Tây.

- Nó chứng tỏ nhân dân ta có khả năng vươn mạnh lên phía trước, vượt quan được tình trạng lạc hậu nghèo nàn.

Câu 2: (4 điểm)

* Cách đánh giặc sáng tạo của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông Nguyên (1.5 đ)

- Kế hoạch “ vườn không nhà trống ”; tránh chỗ mạnh ,đánh chỗ yếu của kẻ thù ; biết phát huy lợi thế ,buộc địch phải theo ta , từ thế mạnh chuyển sang thế yếu , ta từ bị động chuyển sang bị động.

* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên:

Nguyên nhân thắng lợi :


- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia .

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt .

- Tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội Trần .

- Chiến lược ,chiến thuật đúng đắn , sáng tạo của những người chỉ huy .

* Ý nghĩa lịch sử :

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên , bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

- Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại bài học vô cùng quý giá :dùng mưu trí mà đánh giặc , lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh .

- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên với các nước khác.​
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top