Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 10- Tiết 48:

TỔNG KẾT TỪ VỰNG

(Sự phát triển của từ vựng…Trau dồi vốn từ )​

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.

- Các khái niệm từ mựơn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.

- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xá trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập vb.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn từ trong nói và viết.

4. Năng lực cần đạt:

-
Năng lực chung: tư duy, vận dụng, ứng dụng…

- Năng lực chuyên biệt: đọc, cảm thụ, đánh gía, nhận xét

II- CHUẨN BỊ

1. GV: Sơ đồ các cách phát triển từ vựng.

2. HS: Tài liệu tham khảo, chuẩn bị theo câu hỏi của SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Tổ chức(1P) :


Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Ngày dạy
Điều chỉnh
9A1
42​
29/10/2019​
9A2
42​
29/10/2019​
9A3
42​
29/10/2019​
2. Kiểm tra kiến thức cũ: Kết hợp trong quá trình học ôn.

3. Bài mới:
Hoạt động 1: khởi động. Thời gian: 2p

Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản. Thời gian: 25 ph​
? Để phát triển từ vựng ta làm như thế nào?


Gọi HS điền vào sơ đồ SGK.
? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?









Thế nào là từ mượn ? Từ mượn có vai trò như thế nào ?








Học sinh làm bài tập1, 2 SGK 135. Chọn nhận định đúng.







- Từ mượn xăm, lốp có gì khác với từ mượn: ra đi ô..?
Thế nào là từ Hán Việt? Muốn phân biệt thuần Việt với từ Hán Việt ta làm thế nào ?
+ Là những từ vay mượn tiếng Hán đã được Việt hóa.
+ Sự phân biệt :
Từ Hán Việt hầu hết là những từ có từ hai tiếng trở lên. Mỗi yếu tố trong từ ghép Hán Việt đều có nghĩa và tương đương với một từ thuần Việt. Trong từ Hán Việt một yếu tố Hán Việt có thể kết hợp với một yếu tố khác để cấu tạo thành từ. Quan hệ giữa các yếu tố trong từ ghép Hán Việt rất chặt chẽ.






Thế nào thuật ngữ ?Nêu đặc điểm cơ bản của thuật ngữ ?





- Vai trò của thuật ngữ?


- Biệt ngữ xã hội là gì?






- GV nhận xét, chốt lại đáp án.



HS dựa vào khái niệm lấy VD.






? Trau dồi vốn từ bằng cách nào? Kinh nghiệm của em ?


? Các nước thường làm gì để thực hiện bảo hộ mậu dịch ?

Suy nghĩ, trả lời


HS điền

Suy nghĩ, trả lời












Suy nghĩ, trả lời









Suy nghĩ, trả lời








-HS: Làm bài tập 2 SGK 142. Chọn quan niệm đúng ?


HS: nêu khái niệm.

Thảo luận








Hoạt động nhóm










Suy nghĩ, trả lời








Suy nghĩ, trả lời


HS trả lời







Hs nghe






Hs trả lời









Hs trả lời





Hs trả lời
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
*
Cách 1:
- Thêm nghĩa mới : VD : Kinh bang tế thế - Nền kinh tế nhà nước .
- Chuyển nghĩa của từ. VD : Chơi xuân & “ Ngày xuân Em hãy còn dài”
* Cách 2:
- Từ ngữ mới xuất mới xuất hiện. VD: Du lịch sinh thái , Sở hữu trí tuệ …
- Cấu tạo theo mô hình x + y hoặc y + x.VD : x + học.
* Cách 3: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài .
- Điền vào sơ đồ.
Bài tập 3:
Không vì số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn. Vì thế phát triển số lượng từ ngữ chỉ là một trong những cách phát triển từ vựng mà thôi.
II.TỪ MƯỢN
1. Khái niệm:
Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm …mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
2. Bài tập:
Bài 1:
- Nhận định đúng (c)
- Không chọn (a) Vì : vay mượn của ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ ngữ của mình là qui luật chung đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới .
- Không chọn (b) Vì: xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ dưới sự tác dụng của sự phát triển: Kinh tế, chính trị, xã hội .
- Không chọn (d) Vì : nhu cầu giao tiếp là phát triển không ngừng.
Bài 2:
- Những từ : Săm ,lốp , bếp ga, phanh …Tuy vay mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn , những từ này được coi là thuần Việt.
- Còn các từ a- xít , ra - đi - ô , vi - ta - min Chưa được Việt hoá hoàn toàn mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết , & mỗi âm tiết trong từ chỉ có vỏ âm thanh mà không có nghĩa
III. TỪ HÁN VIỆT
1. Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm & dùng theo cách từ của tiếng Việt.
2. Bài tập: Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm đã cho?
- (a) Không đúng vì khái niệm từ gốc Hán rộng hơn khái niệm từ Hán Việt .
- Chọn cách hiểu (b) Vì trên thực tế từ Hán Việt ghiếm một tỷ lệ rất lớn (Chiếm 60 % vốn từ tiếng Việt).
- Không chọn (c) vì tuy có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác nhưng đôi khi được tiếng Việt vay mượn thì từ Hán Việt trở thành một bộ phận quan trọng của tiếng Việt.
- Không chọn (d) vì việc dùng nhiều từ Hán Việt trong nhiều trường hợp là cần thiết nhưng không được lạm dụng.
IV. THUẬT NGỮ & BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1. Khái niệm thuật ngữ: Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường dùng trong các văn bản khoa học. Một thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Vd: Thạch nhũ, ẩn dụ.
2. Vai trò của thuật ngữ trong đời sống:
+ Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu giao tiếp và nhận thức mọi người về CNTT tăng vì vậy thuật ngữ có vai trò to lớn.
3. Liệt kê 1 số từ ngữ là biệt ngữ xã hội :
- Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
* Tầng lớp quí tộc Pk .
* Tầng lớp tiểu tư sản trước CM Tháng Tám * Tầng lớp HS , SV.
V.TRAU DỒI VỐN TỪ
1. Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Rèn luyện để nắm đầy đủ & chính xác nghĩa của từ & cách dùng từ.
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là cách làm thường xuyên.
2. Giải nghĩa các từ :
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua (đt) bản thảo để đưa thông qua.
3. Sửa lỗi dùng từ:
a, Sai từ béo bổ (cung cấp nhiều chất dinh dưỡng) Thay bằng bác bổ (mang lại nhiều lợi nhuận).
b, Dùng sai từ “ Đạm bạc” (ít, sơ sài, nghèo, rẻ) thay bằng tệ bạc (Không nhớ gì ơn nghĩa , không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử)
c, Dùng sai từ “Tấp nập” (quang cảnh đông người qua lại không ngớt) bằng từ “tới tấp” (liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua cái khác đã tới).
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian 10’
HS làm 2 BTTH trên MC:
BT về nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
BT về trau dồi vốn từ.
Hoạt động 4: Vận dụng (2’)
1. Viết 1 đoạn văn miêu tả khoảg 5 câu về mùa thu trên quê hương em
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 3’)
- Làm các bài tập trong sách bài tập
- Ôn lại các kiến thức từ vựng theo vở ghi
- Làm lại các BT trong SGK
- Đọc lại kiến thức về văn bản nghị luận trong SGK lớp 7 kì II, kiến thức văn bản tự sự trong ngữ văn 6
- Đọc các ví dụ và câu hỏi của bài Nghị luận trong văn bản tự sự.
- Xem bài tập ở phần luyện tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.....................……………………………………………………………………………..………………………………………………………………………….................................
 

Đính kèm

  • TỔNG KẾT TỪ VỰNG.docx
    21.9 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top