Tuần 9, Tiết 40:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đó học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại của từ)
2.Kĩ năng:
Cách sử dụng hiệu quả trong nói- viết- và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức vân dụng lí thuyết vào thực hành.
4. Định hướng phát triển năng lực HS: Giải quyết vấn đề, tự quản, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, SGV lớp 6, 7, 8, 9 - Kế hoạch dạy học- Giáo án điện tử.
2. HS: SGK lớp 6, 7, 8, 9 – lập bảng ôn tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
H: Vì sao cần phải trau dồi vốn từ? Cách trau dồi vốn từ?
3. Bài mới:
RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đó học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại của từ)
2.Kĩ năng:
Cách sử dụng hiệu quả trong nói- viết- và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức vân dụng lí thuyết vào thực hành.
4. Định hướng phát triển năng lực HS: Giải quyết vấn đề, tự quản, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, SGV lớp 6, 7, 8, 9 - Kế hoạch dạy học- Giáo án điện tử.
2. HS: SGK lớp 6, 7, 8, 9 – lập bảng ôn tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:1’
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Vắng mặt - Lí do | Điều chỉnh |
9A1 | 19/10/2019 | |||
9A2 | 18/10/2019 | |||
9A3 | 18/10/2019 |
H: Vì sao cần phải trau dồi vốn từ? Cách trau dồi vốn từ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của HS | Nội dung bài học |
HĐ1: Khởi động. Thời gian: 1p | ||
Trong chương trình THPT, các em đã được tìm hiểu về từ đơn, từ phức, thành ngữ, từ đồng âm, từ đòng nghĩa, từ trái nghĩa…hôm nay… | Lắng nghe | |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 25’ | ||
Hướng dẫn HS ôn tập lại khái niệm từ đơn và từ phức, phân biệt các loại từ phức. -GV đưa ngữ liệu yêu cầu HS xác định từ đơn và từ phức- phân biệt các từ ghép và từ láy. -GV nêu câu hỏi cho HS nhắc lại khái niệm về từ đơn, từ phức, từ ghép và từ láy. H: Phân loại các từ trong mục 2. I SGK- 122 -Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. Lưu ý: Từ ghép trên có yếu tố cấu tao giống nhau về âm nhưng coi là từ ghép vì nó có quan hệ ngữ nghĩa. GV yêu cầu HS đọc mục 3. I H: Từ láy nào giảm nghĩa và từ nào tăng nghĩa so với tiếng gốc? -Trăng trắng: giảm so với tiếng gốc. - Sạch sành sanh: tăng nghĩa ... * GV chia nhóm cho HS tìm các từ láy và so sánh nghĩa của chúng với tiếng gốc. H: Khi sử dụng từ láy, ta cần chú ý điều gì? Hướng dẫn HS ôn tập về thành ngữ. H: Thành ngữ là gì? H: Đặc điểm của thành ngữ? *GV dùng thiết bị đưa ngữ liệu mục 2.II H: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? - Tục ngữ: a, c. - Thành ngữ: b, d, e. H: Em hãy giải thích nghĩa của các thành ngữ đó? GV lưu ý HS: Thành ngữ thường là một ngữ cố định biểu thị một khái niệm, nó có giá trị tương đương với một từ và được dùng như một từ có sẵn trong kho từ vựng. VD: Nó là loại người ăn cháo đá bát: Nó là loại người tráo trở( bội bạc). +Tục ngữ thường là một câu tương đối hoàn chỉnh biểu thị một khái niệm hoặc một nhận định( khuyết chủ ngữ) VD: ăn quả nhớ người trồng cây. Chúng ta ăn quả nhớ người trồng cây. GV yêu cầu HS tìm và phân loại các thành ngữ. - Thành ngữ chỉ yếu tố thực vật, sự vật, động vật, giải thích... *Hướng dẫn HS nắm vững về nghĩa của từ. * Gv nêu câu hỏi trong SGK cho HS thảo luận và trả lời. H: Nghĩa của từ? Cho ví dụ? - Là nội dung( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. VD: SV: cây, bàn, ghế; TC: tố, xấu; HĐ: đi, chạy, QH: của, cùng. * GV yêu cầu HS nhận xét cách giải thích trong 2. H: Nhận xét cách giải thích trong mục 3. a: Hợp lí; b: chưa hợp lí; c: Có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển; d: sai. b: đúng; a: không hợp lí. *Gv khái quát lại kiến thức và chuyển. - Hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. * GV yêu cầu HS trao đổi và trỡnh bày những hiểu biết của mỡnh về các câu hỏi trong SGK. - Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. VD từ 1 nghĩa: compa Từ nhiều nghĩa: Chân - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. + Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. VD: Chân ( chân mèo, chân người) (1): nghĩa gốc - chỉ Chân tường, chân mây ( 2): nghĩa chuyển. GV bổ sung: trong câu từ chỉ cõ một nghĩa. H: Giải thích nghĩa của từ xuân trong ví dụ? H: Từ “ hoa” trong câu thơ của Nguyễn Du được dùng theo nghĩa nào? - Được dùng theo nghĩa chuyển. * GV Hoạt động vận dụnglại kiến thức và cho HS làm thờm bài tập nhanh. * Hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức về hiện tượng chuyển nghĩa của từ Gv yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK. Gv cho HS làm bài tập nhanh để Hoạt động vận dụng kiến thức. | -HS xác định và phân loại từ đơn, từ phức- phõn biệt các từ ghộp và từ láy. -HS nhắc lại khái niệm về từ đơn, từ phức, từ ghép và từ láy. - HS phân loại và ghi vào bảng ôn tập. - HS đọc. - HS trình bày: - HS tự trình bày. - HS trình bày khỏi niệm về thành ngữ và nêu đặc điểm của thành ngữ. - HS đọc yêu cầu của bài . - HS xác định: - HS tự giải thích các thành ngữ và tục ngữ. HS Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời HS thảo luận câu hỏi trong SGK. - Trình bày HS đọc và thảo luận các câu hỏi trong SGK. HS Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời -HS làm bài tập nhanh - HS dựa vào bảng hệ thống về từ vựng trả lời. - HS làm bài tập. | I. Từ đơn và từ phức 1.Từ đơn: Là từ có 1 tiếng 2. Từ phức: - Là từ có từ hai tiếng trở nên. - Từ phức gồm: Từ ghép và từ láy. II. Thành ngữ 1. Khái niệm: - Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh (thường biểu thị 1 khái niệm). -Tục ngữ là: những câu nói dân gian ngắn gọn thể hiện khinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. (biểu thị phán đoán, nhận định). 2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ - Tục ngữ: a, c. - Thành ngữ: b, d, e. 3. Lấy VD về thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, thực vật -Đầu voi đuôi chuột, rồng đến nhà tôm… -Cắn rơm cắn cỏ, cây nhà lá vườn. 4.Thành ngữ dùng trong văn chương - Bánh trôi nước –Hồ Xuân Hương. - Truyện Kiều – Nguyễn Du: “Xót mình cửa các buồng khuê Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay” III. Nghĩa của từ: 1. Khái niệm - Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. 2. Chọn cách giải thích đúng cho nghĩa từ “mẹ”
3. Cách giải thích b làđúng. Cách giải thích a không đúng vì vi phạm nguyên tắc khi giải thích nghĩa của từ (dùng cụm DT để giải thích cho Tính từ.) IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 1. Từ nhiều nghĩa: Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa 2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. |
Hoạt động 3: Luyện tập (Lồng ghép vào hoạt động 2) | ||
Hoạt động 4: Vận dụng (Lồng ghép vào hoạt động 2) | ||
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển, sáng tạo(về nhà) | ||
Viết đoạn văn nghị luận ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, từ ghép, từ láy. |