Đã gần đến giai đoạn kết thúc chương trình học kì I, học sinh bước vào giai đoạn ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối học kì I
Tặng thầy cô giáo bộ môn Ngữ văn Đề cương tổng ôn tập Ngữ văn 9 kèm một số mẫu đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì I ạ. Chúc các thầy cô cùng các em học sinh có một mùa thi cử cuối năm thật tốt và đầu năm mới nở hoa
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam (còn gọi là văn chương bác học):
Dựa vào các cứ liệu còn lưu giữ, các tác phẩm văn học viết có sớm nhất vào thế kỉ X (tiêu biểu là bài thơ Quốc tộ của nhà sư Đỗ Pháp Thuận, bài Nam quốc sơn hà tương truyền là của Lí Thường Kiệt, bài Thiên đô chiếu của Lí Thái Tổ).
Văn học viết Việt Nam sử dụng ba loại chữ viết:
+ Chữ Hán (từ thế kỉ X và tồn tại mãi đến ngày nay)
+ Chữ Nôm (từ thế kỉ XV, đỉnh cao là là thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX)
+ Chữ quốc ngữ (từ đầu thế kỉ XX, dần thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, góp phần đắc lực vào công cuộc hiện đại hóa nền văn học nước ta)
1. Các thời kì chính trong lịch sử văn học viết VN
a . Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (còn gọi là Văn học phong kiến, Văn học trung đại):
Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số gợi ý cơ bản, có tính chất định hướng nhằm giúp học sinh có cái nhìn sơ lược nhất, tổng quát nhất đối với dòng văn học trung đại Việt Nam. Từ đó, các em có thể vận dụng giải quyết kiểu bài chứng minh các vấn đề liên quan đến dòng văn học này (Ví dụ: Cảm hứng yêu nước; tinh thần tự hào dân tộc; tình yêu thiên nhiên; giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo; số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong văn học trung đại…).
Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS có thể phân thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (từ thế kỉ X đến XV):
Kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc (giặc Tống, Nguyên Mông, Minh)
* Nét nghệ thuật nổi bật trong các tác phẩm văn học từ thế kỉ X đến XV:
Sử dụng các thể văn cổ (hịch, cáo, chiếu, tấu…), ngôn ngữ trang trọng, nhiều tác phẩm sử dụng các câu văn biền ngẫu….
Giai đoạn 2 (từ thế kỉ XVI đến XVII):
Chế độ phong kiến bắt đầu suy đồi (chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến)…
* Nét nghệ thuật nổi bật trong “Chuyện người con gái Nam Xương”- tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVI - XVII:
Cốt truyện đơn giản nhưng giàu kịch tính, có yếu tố thần kì (mang màu sắc truyện dân gian), nhiều đoạn được viết theo thể văn biền ngẫu (lời tự bạch của Vũ Nương)…
Giai đoạn 3 (từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX):
Chế độ phong kiến mục nát đến tận gốc rễ. Xuất hiện phong trào khởi nghĩa nông dân.
* Nét nghệ thuật nổi bật trong các tác phẩm văn học từ thế kỉ XVIII đến cuối XIX:
Nhiều tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gợi hình, gợi cảm; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế; nghệ thuật tả người độc đáo…
b. Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Văn học cận đại Việt Nam):
- Văn thơ yêu nước của các sĩ phu yêu nước (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…)
- Phong trào thơ mới những năm đầu thế kỉ XX (Vũ Đình Liên, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính…)
- Dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 (Ngô Tất Tố, Nam Cao…)
- Văn thơ của các chiến sĩ cộng sản tiên phong (Hồ Chí Minh, Tố Hữu …)
c. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay (Văn học hiện đại Việt Nam):
(Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay)
Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số gợi ý cơ bản, có tính chất định hướng nhằm giúp học sinh có cái nhìn sơ lược nhất, tổng quát nhất về dòng văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó, các em có thể vận dụng giải quyết kiểu bài chứng minh các vấn đề liên quan đến dòng văn học này (Ví dụ: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo; hình ảnh cuộc sống mới, con người mới…).
* Nét nổi bật trong các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam:
- Thể loại đa dạng
- Đề tài phong phú: Những vấn đề thực tế của cuộc sống chung muôn màu muôn vẻ (đời thường), những tâm tư- tình cảm- băn khoăn- trăn trở của cái “tôi” cá nhân… đã được phản ánh chân thực và phân tích thấu đáo trong tác phẩm.
- Nội dung tư tưởng, cảm xúc mới mẻ.
- Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, điêu luyện… thể hiện rõ dấu ấn phong cách cá nhân của nhà văn/nhà thơ trong tác phẩm. Phương thức biểu đạt sáng tạo, mới lạ, độc đáo.
Văn học Việt Nam hiện đại có thể phân thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (từ 1945 đến 1954): KCCP
Giai đoạn 2 (từ 1954 đến 1975): Hoà bình lập lại ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam (Kháng chiến chống Mĩ)
Giai đoạn 3 (từ 1975 đến nay): Đất nước thống nhất và những vấn đề thời hậu chiến
4. Các chủ đề lớn trong văn học trung đại Việt Nam:
a. Tình yêu thiên nhiên:
* Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
* Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
* Các đoạn thơ tả cảnh trong Truyện Kiều + Nội dung biểu hiện: Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên (mỗi bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp).Thể hiện sự hòa nhập của con người vào cảnh vật. Tả cảnh ngụ tình (mượn cảnh vật để bộc lộ tâm trạng, nỗi niềm, cảm xúc của con người…).
b. Cảm hứng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc:
* Sông núi nước Nam (tương truyền của Lí Thường Kiệt)
* Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)
* Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
* Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
+ Nội dung biểu hiện: Tự hào về độc lập chủ quyền của đất nước; về truyền thống văn hiến và phong tục tập quán tốt đẹp; về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta. Tự hào về lập trường chính nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Lòng yêu nước nồng nàn/ căm thù giặc sâu sắc; tâm trạng thao thức trước vận mệnh của nước nhà; nung nấu ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc.
c. Tư tưởng nhân đạo:
* Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
* Truyện Kiều (Nguyễn Du)
* Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
+ Nội dung biểu hiện: Lên án, tố cáo chế độ phong kiến bất công, tàn bạo; chà đạp lên quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Cảm thông trước nỗi thống khổ và số phận đau thương, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Ca ngợi những đức tính và phẩm chất tốt đẹp của con người. Thể hiện ước mơ tự do, công lí; ước mơ về một xã hội tốt đẹp.
5. Hình ảnh cuộc sống mới, con người mới trong văn học hiện đại Việt Nam (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay):
Dòng văn học hiện đại Việt Nam (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay) chủ yếu tập trung vào đề tài cuộc sống mới và con người mới.
a. Hình ảnh cuộc sống mới trong văn học hiện đại Việt Nam:
- Cuộc sống chiến đấu:
+ KCCP (giành độc lập chủ quyền dân tộc)
+ KCCM (đấu tranh giải phóng MN, thống nhất
- Cuộc sống lao động: + Xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại ở miền B. + Xây dựng đất nước sau ngày toàn thắng 30/4/1975
b. Hình ảnh con người mới trong văn học hiện đại VN:
- Lẽ sống cao quý:
+ Trong chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà
+ Trong lao động, nhiệt tình hăng say làm đẹp cuộc đời, tự nguyện cống hiến lặng lẽ âm thầm vì hạnh phúc nhân dân
+ Ân nghĩa thủy chung
- Tình cảm trong sáng: + Yêu quê hương đất nước.+ Tình đồng bào/ đồng chí/ lòng kính yêu lãnh tụ
+ Tình cảm gia đình
+ Lòng nhân ái, bao dung
+ Lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống
- Đức tính tốt đẹp: + Cần cù, say mê lao động (có tinh thần trách nhiệm đối với công việc) + Gan dạ, dũng cảm (anh hùng) + Khiêm tốn + Trung thực
File tải ful đề cương:
Tham khảo hướng dẫn tải giáo án TẠI ĐÂY
Tặng thầy cô giáo bộ môn Ngữ văn Đề cương tổng ôn tập Ngữ văn 9 kèm một số mẫu đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì I ạ. Chúc các thầy cô cùng các em học sinh có một mùa thi cử cuối năm thật tốt và đầu năm mới nở hoa
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam (còn gọi là văn chương bác học):
Dựa vào các cứ liệu còn lưu giữ, các tác phẩm văn học viết có sớm nhất vào thế kỉ X (tiêu biểu là bài thơ Quốc tộ của nhà sư Đỗ Pháp Thuận, bài Nam quốc sơn hà tương truyền là của Lí Thường Kiệt, bài Thiên đô chiếu của Lí Thái Tổ).
Văn học viết Việt Nam sử dụng ba loại chữ viết:
+ Chữ Hán (từ thế kỉ X và tồn tại mãi đến ngày nay)
+ Chữ Nôm (từ thế kỉ XV, đỉnh cao là là thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX)
+ Chữ quốc ngữ (từ đầu thế kỉ XX, dần thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, góp phần đắc lực vào công cuộc hiện đại hóa nền văn học nước ta)
1. Các thời kì chính trong lịch sử văn học viết VN
a . Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (còn gọi là Văn học phong kiến, Văn học trung đại):
Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số gợi ý cơ bản, có tính chất định hướng nhằm giúp học sinh có cái nhìn sơ lược nhất, tổng quát nhất đối với dòng văn học trung đại Việt Nam. Từ đó, các em có thể vận dụng giải quyết kiểu bài chứng minh các vấn đề liên quan đến dòng văn học này (Ví dụ: Cảm hứng yêu nước; tinh thần tự hào dân tộc; tình yêu thiên nhiên; giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo; số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong văn học trung đại…).
Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS có thể phân thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (từ thế kỉ X đến XV):
Kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc (giặc Tống, Nguyên Mông, Minh)
Tác giả - tác phẩm tiêu biểu | Nội dung chủ yếu | Các ý cơ bản cần nhớ | Ghi chú |
1. Sông núi nước Nam (tương truyền của Lý Thường Kiệt) 2. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) 3. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) 4. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) | - Hình ảnh đất nước - Cuộc sống - Con người | - có chủ quyền và truyền thống văn hiến… - chiến đấu chống xâm lược oanh liệt, hào hùng… - yêu nước (căm thù giặc sâu sắc, trằn trọc thao thức trước vận mệnh của dân tộc; có ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc; dũng cảm, sẵn sàng xả thân …); - tinh thần tự hào dân tộc (về chủ quyền, về truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa; về lập trường chính nghĩa; về sức mạnh và chiến thắng vẻ vang của dân tộc…); | Mỗi tác phẩm có thể biểu hiện nhiều nội dung (hoặc nhiều ý, nhiều khía cạnh của cùng một nội dung… ) |
* Nét nghệ thuật nổi bật trong các tác phẩm văn học từ thế kỉ X đến XV:
Sử dụng các thể văn cổ (hịch, cáo, chiếu, tấu…), ngôn ngữ trang trọng, nhiều tác phẩm sử dụng các câu văn biền ngẫu….
Giai đoạn 2 (từ thế kỉ XVI đến XVII):
Chế độ phong kiến bắt đầu suy đồi (chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến)…
Tác giả - tác phẩm tiêu biểu | Nội dung chủ yếu | Các ý cơ bản cần nhớ |
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) | - Hình ảnh đất nước - Cuộc sống - Con người | - chiến tranh, loạn lạc - bất ổn, khổ nhục (gia đình chia li) - đau khổ, bất hạnh,chịu nhiều nỗi oan khiên; - đức hạnh, hiếu thảo, thủy chung; - khát khao hạnh phúc… |
* Nét nghệ thuật nổi bật trong “Chuyện người con gái Nam Xương”- tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVI - XVII:
Cốt truyện đơn giản nhưng giàu kịch tính, có yếu tố thần kì (mang màu sắc truyện dân gian), nhiều đoạn được viết theo thể văn biền ngẫu (lời tự bạch của Vũ Nương)…
Giai đoạn 3 (từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX):
Chế độ phong kiến mục nát đến tận gốc rễ. Xuất hiện phong trào khởi nghĩa nông dân.
Tác giả-tác phẩm tiêu biểu | Nội dung chủ yếu | Các ý cơ bản cần nhớ |
1. Sau phút chia li 2. Bánh trôi nước 3. Qua đèo Ngang 4. Bạn đến chơi nhà 5. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ) 6. Hoàng Lê nhất thống chí 7. Truyện Kiều 8. Lục Vân Tiên | - Hình ảnh đất nước - Cuộc sống - Con người | - chiến tranh, loạn lạc - bất ổn, đau thương (do các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực; do chế độ xã hội bất công, tàn bạo; do vua chúa ăn chơi hưởng lạc và bọn quan lại nhũng nhiễu, lộng hành…) - đau khổ, bất hạnh - có những tình cảm, phẩm chất, đức tính cao đẹp (hiếu thảo, thủy chung; tình bạn bè; sẵn sàng hành động vì nhân nghĩa; có ý thức về nhân cách…); - khát khao hạnh phúc, tự do, công lí… |
Nhiều tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gợi hình, gợi cảm; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế; nghệ thuật tả người độc đáo…
b. Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Văn học cận đại Việt Nam):
- Văn thơ yêu nước của các sĩ phu yêu nước (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…)
- Phong trào thơ mới những năm đầu thế kỉ XX (Vũ Đình Liên, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính…)
- Dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 (Ngô Tất Tố, Nam Cao…)
- Văn thơ của các chiến sĩ cộng sản tiên phong (Hồ Chí Minh, Tố Hữu …)
c. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay (Văn học hiện đại Việt Nam):
(Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay)
Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số gợi ý cơ bản, có tính chất định hướng nhằm giúp học sinh có cái nhìn sơ lược nhất, tổng quát nhất về dòng văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó, các em có thể vận dụng giải quyết kiểu bài chứng minh các vấn đề liên quan đến dòng văn học này (Ví dụ: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo; hình ảnh cuộc sống mới, con người mới…).
* Nét nổi bật trong các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam:
- Thể loại đa dạng
- Đề tài phong phú: Những vấn đề thực tế của cuộc sống chung muôn màu muôn vẻ (đời thường), những tâm tư- tình cảm- băn khoăn- trăn trở của cái “tôi” cá nhân… đã được phản ánh chân thực và phân tích thấu đáo trong tác phẩm.
- Nội dung tư tưởng, cảm xúc mới mẻ.
- Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, điêu luyện… thể hiện rõ dấu ấn phong cách cá nhân của nhà văn/nhà thơ trong tác phẩm. Phương thức biểu đạt sáng tạo, mới lạ, độc đáo.
Văn học Việt Nam hiện đại có thể phân thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (từ 1945 đến 1954): KCCP
Tác phẩm tác giả tiêu biểu | Nội dung chủ yếu | Các ý cơ bản cần nhớ |
1. Đồng chí (Chính Hữu) 2. Làng (Kim Lân) | - Hình ảnh đất nước - Cuộc sống chiến đấu khó khăn, gian khổ - Con người | - Những vùng quê nghèo (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá…) - Giữa rừng hoang sương muối và trong vùng kháng chiến - yêu nước+ yêu đồng chí+ yêu quê hương, làng xóm; - gan dạ, dũng cảm, lạc quan trong đấu tranh cách mạng… |
Giai đoạn 2 (từ 1954 đến 1975): Hoà bình lập lại ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam (Kháng chiến chống Mĩ)
Tác phẩm - tác giả | Nội dung chủ yếu | Các ý cơ bản cần nhớ |
1. Bài thơ về tiểu TĐXKK 2. Đoàn thuyền đánh cá 3. Bếp lửa 4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 5. Con cò 6. Những ngôi sao xa xôi 7. Lặng lẽ Sa Pa 8. Chiếc lược ngà | -Hình ảnh đất nước - Cuộc sống: + lao động + chiến đấu - Con người | - Giàu, đẹp. - sôi nổi, hào hùng; - âm thầm, lặng lẽ. - gay go, ác liệt. - làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống; - có những tình cảm trong sáng (yêu nước + tình đồng chí, đồng đội; tình gia đình + tình yêu cách mạng …); - có những phẩm chất, đức tính cao đẹp (hăng say lao động; anh hùng, dũng cảm; sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung; lạc quan; khiêm tốn; nhân hậu; nghĩa tình …trong cuộc sống chiến đấu và lao động); - có lí tưởng cao đẹp, sáng ngời: Tất cả vì hạnh phúc nhân dân, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà” |
Giai đoạn 3 (từ 1975 đến nay): Đất nước thống nhất và những vấn đề thời hậu chiến
Tác phẩm - tác giả tiêu biểu | Nội dung | Các ý cơ bản cần nhớ |
1. Mùa xuân nho nhỏ 2. Viếng lăng Bác 3. Sang thu 4. Nói với con 5. Con cò 6. Ánh trăng 7. Bến quê | - Hình ảnh đất nước - Con người | - thơ mộng, tươi đẹp; đầy sức sống; đang tiến lên phía trước, đang thay da đổi thịt từng ngày … - có lẽ sống cao đẹp: âm thầm, khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cho cuộc đời…; -yêu nước, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu kính lãnh tụ; - tình cảm gia đình; - con người trong mối quan hệ đa chiều: con người với công cuộc xây dựng lại đất nước; con người với thiên nhiên; con người trong mối quan hệ gia đình; con người hiện tại trong mối quan hệ với quá khứ… - tình nghĩa thủy chung với quá khứ; - cô đơn, trống trải trong cuộc sống thực tại với nỗi buồn thầm kín, với nỗi ân hận day dứt về những lỗi lầm của bản thân… |
4. Các chủ đề lớn trong văn học trung đại Việt Nam:
a. Tình yêu thiên nhiên:
* Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
* Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
* Các đoạn thơ tả cảnh trong Truyện Kiều + Nội dung biểu hiện: Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên (mỗi bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp).Thể hiện sự hòa nhập của con người vào cảnh vật. Tả cảnh ngụ tình (mượn cảnh vật để bộc lộ tâm trạng, nỗi niềm, cảm xúc của con người…).
b. Cảm hứng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc:
* Sông núi nước Nam (tương truyền của Lí Thường Kiệt)
* Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)
* Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
* Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
+ Nội dung biểu hiện: Tự hào về độc lập chủ quyền của đất nước; về truyền thống văn hiến và phong tục tập quán tốt đẹp; về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta. Tự hào về lập trường chính nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Lòng yêu nước nồng nàn/ căm thù giặc sâu sắc; tâm trạng thao thức trước vận mệnh của nước nhà; nung nấu ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc.
c. Tư tưởng nhân đạo:
* Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
* Truyện Kiều (Nguyễn Du)
* Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
+ Nội dung biểu hiện: Lên án, tố cáo chế độ phong kiến bất công, tàn bạo; chà đạp lên quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Cảm thông trước nỗi thống khổ và số phận đau thương, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Ca ngợi những đức tính và phẩm chất tốt đẹp của con người. Thể hiện ước mơ tự do, công lí; ước mơ về một xã hội tốt đẹp.
5. Hình ảnh cuộc sống mới, con người mới trong văn học hiện đại Việt Nam (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay):
Dòng văn học hiện đại Việt Nam (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay) chủ yếu tập trung vào đề tài cuộc sống mới và con người mới.
a. Hình ảnh cuộc sống mới trong văn học hiện đại Việt Nam:
- Cuộc sống chiến đấu:
+ KCCP (giành độc lập chủ quyền dân tộc)
+ KCCM (đấu tranh giải phóng MN, thống nhất
- Cuộc sống lao động: + Xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại ở miền B. + Xây dựng đất nước sau ngày toàn thắng 30/4/1975
b. Hình ảnh con người mới trong văn học hiện đại VN:
- Lẽ sống cao quý:
+ Trong chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà
+ Trong lao động, nhiệt tình hăng say làm đẹp cuộc đời, tự nguyện cống hiến lặng lẽ âm thầm vì hạnh phúc nhân dân
+ Ân nghĩa thủy chung
- Tình cảm trong sáng: + Yêu quê hương đất nước.+ Tình đồng bào/ đồng chí/ lòng kính yêu lãnh tụ
+ Tình cảm gia đình
+ Lòng nhân ái, bao dung
+ Lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống
- Đức tính tốt đẹp: + Cần cù, say mê lao động (có tinh thần trách nhiệm đối với công việc) + Gan dạ, dũng cảm (anh hùng) + Khiêm tốn + Trung thực
File tải ful đề cương:
Tham khảo hướng dẫn tải giáo án TẠI ĐÂY