Top 9 Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hiệu quả

Lê Hoàng Tuấn

Cộng tác viên
Xu
0
Top 9 Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hiệu quả

Là một người giáo viên, ai cũng biết giáo dục học sinh cá biệt là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo của người GVCN. Vậy phải dùng cách nào để có thể giáo dục các em sao cho thật thỏa đáng và tốt nhất. Hãy cùng giaoanchuan.com tìm hiểu về những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt hay nhất nhé!

Thứ nhất: Không nên có cái nhìn kì thị với các em

Đây là điều đầu tiên mà các thầy cô cần nắm rõ khi giáo dục các học sinh cá biệt. Là người giáo viên, chúng ta không nên có cái nhìn kì thị, thái độ khó chịu, ghét bỏ, coi thường hay mắng nhiếc học sinh cá biệt trước lớp. Không nên cố gắng dò xét chỉ để tìm thấy lỗi, hay thấy những mặt xấu của các em. Không nên gọi các em là học sinh cá biệt nhiều lần, đặc biệt là trước lớp, trước mặt người khác, đồng thời cũng đừng tách các em ra khỏi lớp hay cô lập các em trước lớp. Vì những điều này chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề mà thôi. Các thầy cô cũng nên biết rằng, ở độ tuổi tiểu học, các em vẫn chưa hình thành được nhân cách của mình, các em chỉ là những học sinh chưa ngoan và cần được giáo dục. Vậy nên, đừng kì thị các em vì các em luôn cần ta giúp đỡ.

5606

Ảnh sưu tầm​

Thứ hai: Quan tâm và gần gũi hơn với các em

Cái gì cũng có lý do của nó, không phải tự dưng khi sinh ra con người ta cũng đều trở nên xấu xa cả. Và đối với trường hợp của các em học sinh cá biệt cũng vậy, chắc chắn là vì nhiều yếu tố tác động nên mới khiến các em như thế. Các thầy cô cần tìm hiểu nguyên nhân, để từ đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp cũng như có sự quan tâm và gần gũi hơn vì thấu hiểu về những chuyện mà các em gặp phải. Để thực hiện tốt điều này, chúng ta có thể chia học sinh cá biệt thành các nhóm sau:

  • Cá biệt - học lực yếu, vì các em bị mất kiến thức căn bản ở lớp dưới
  • Cá biệt - học yếu do các em được bố mẹ nuông chiều, ham chơi, lười học, không học bài, bị bạn xấu rủ rê sa đà
  • Cá biệt - học yếu do hoàn cảnh gia đình khó khăn
  • Cá biệt - học yếu do cha mẹ li hôn, thiếu thốn tình cảm gia đình
Tóm lại, các thầy cô cần có sự quan tâm gần gũi, tìm hiểu rõ về các học sinh cá biệt. Vì đa số các em đều rất cần một điểm tựa tinh thần tin cậy để có thể bộc bạch, sẻ chia, cũng như tâm sự những khó khăn, những nỗi niềm riêng tư thầm kín. Thầy cô sẽ trở thành người bạn lớn của các em, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Người GVCN nên biết lắng nghe những tâm sự của các em và cũng nên giữ kín những tâm sự đó để các em tin tưởng mà bộc bạch. Hãy nhìn các em bằng ánh mắt của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự gần gũi, cảm thông của những người anh người chị, sự thân thiết của những người bạn.

Thứ ba: Nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm của các em

Thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm, những đúng, sai trong nhận thức cũng như hành động của các em, để từ đó giúp các em nhận ra lỗi lầm của bản thân và tạo cho các em cơ hội, thiện chí sửa chữa, không tái phạm. Tuyệt đối không la mắng chửi bới các em, đừng biến lớp học trở thành “địa ngục” đối với các em học sinh cá biệt, đừng biến những giờ sinh hoạt hay giờ ra chơi thành một giờ “tổng sỉ vả” đối với các em, đừng để các học sinh nghĩ rằng cứ gặp thầy cô là lại sẽ bị la mắng, trách phạt, truy tội. Điều này rất dễ gây ra những tâm lý tiêu cực và khiến các em tệ hơn lúc trước. Khi cần, chúng ta có thể gặp riêng các em để nhắc nhở, trao đổi.

Thứ tư: Học sinh cá biệt dù khó giáo dục đến đâu thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất tích cực

Là một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta đừng bao giờ để bụng những lỗi lầm của học sinh, đừng vội nhìn thấy hiện tượng mà đánh giá học sinh của mình chưa tốt. Dù là học sinh cá biệt và có khó giáo dục đến đâu đi chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất tích cực. Chúng ta hãy cố phát hiện ra những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể là chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó, vậy nên nếu có phương pháp đúng chúng ta hãy khơi gợi để làm thức tỉnh, khôi phục niềm tin cho các em để các em thấy rằng mình không hề kém cỏi, không phải là “thứ bỏ đi”, để từ đó vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm trong các em và chủ động hội nhập với các bạn trong lớp. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp các em phát huy được điểm mạnh của mình, góp phần vào xây dựng tập thể vững mạnh, dần hình thành phẩm chất tự tin, kiên định trước tập thể cũng như khẳng định được khả năng của bản thân.

5610

Ảnh sưu tầm​

Thứ năm: Thầy cô hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Các thầy cô hãy nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, đừng nghiêm trọng hoá vấn đề mà hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để bản thân có thể tự sửa chữa, xin đừng “mổ một con gà bằng một cái búa”. Hãy tin tưởng chờ đợi sự chuyển biến từ các em. Chúng ta không nên nóng vội, vì thầy cô càng nóng vội thì sẽ càng tạo áp lực lên các em, khiến các em càng bối rối, càng sa vào đối phó. Đồng thời, hãy trân trọng những tiến bộ của các em dù chỉ là chuyện nhỏ nhất, bởi đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các em. Đừng tiết kiệm lời khen, các thầy cô hãy biểu dương các em trước tập thể lớp, vì đối với các em một lời động viên, khen ngợi còn có giá trị hơn rất nhiều lần so với những bản kiểm điểm.

Thứ sáu: Hãy tôn trọng quyền lựa chọn, quyết định của các em trong phạm vi cho phép

Cùng nhau xây dựng nội quy của lớp, các em sẽ tự giác thực hiện vì nội quy đó do chính các em đưa ra. Không nên áp đặt thô bạo với các em, không xúc phạm làm tổn thương danh dự các em trước tập thể, thận trọng khi phát ngôn vì học sinh cá biệt rất nhạy cảm.

Thứ bảy: Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế

Vì học sinh các biệt là một sự “thử thách” rất lớn đối với đức tính điềm tĩnh, tự kìm chế của mỗi giáo viên. Không nên nóng vội, không nên quá khắt khe, xử lí mạnh tay bằng những hình thức kỉ luật nặng nề, không nên thành kiến với các em, đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em sẽ dễ dẫn đến sự chai lì. Bản thân người thầy, người cô nào trong công tác chủ nhiệm cũng cần phải biết kiềm chế những cơn nóng giận của mình khi có học sinh vi phạm. Hãy luôn bình tĩnh trong mọi tình huống cho dù xấu nhất. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều giáo viên bị stress khi chủ nhiệm phải một lớp học mà có quá nhiều học sinh cá biệt, ngày nào cũng bị thầy cô giám thi “kể tội” học trò của mình…Trong những tình huống như thế này, các thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế vì học sinh cá biệt thực sự là một “thử thách” lớn đối với đức tính điềm tĩnh, tự kìm chế của bất cứ giáo viên nào. Chúng ta không nên nóng vội, không nên quá khắt khe hay xử lí mạnh tay bằng những hình thức kỉ luật nặng nề, không nên thành kiến với các em học sinh cá biệt, cũng như đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em, vì điều này sẽ dễ dẫn đến sự chai lì.
5608

Ảnh sưu tầm​

Thứ tám: Giáo dục theo cách mềm dẻo linh hoạt - nhưng lời nói phải đi đôi với việc làm

Trong công tác chủ nhiệm, các thầy cô phải kiên quyết cứng rắn, lời nói phải đi đôi với việc làm. Tuyệt đối đừng hứa suông, một khi đã nói thì phải kiên quyết thực hiện cho bằng được, biết không làm được thì kiên quyết không nói. Chúng ta hãy vận dụng một cách linh hoạt theo phương châm “lạt mềm buộc chặt”, “mềm nắn rắn buông”.

Thứ 9: Phối hợp chặt chẽ với gia đình

Điều quan trọng trong công tác chủ nhiệm là giáo viên cần phối hợp một cách chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục các em. Lưu ý rằng: khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh cá biệt cần tránh cho họ sự tổn thương cần thiết. Thường thì những học sinh cá biệt sẽ hoàn cảnh sống đặc biệt, do gia đình mâu thuẫn, cha mẹ hay cãi vã, hoặc là do các em thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm cũng như chăm sóc từ cha mẹ và cũng có thể là do cha mẹ quá nuông chiều… với muôn ngàn lí do khác.

Mặt khác, cha mẹ luôn coi con cái của mình là thứ quý giá nhất, cho dù chúng hư hỏng, khó dạy bảo đến đâu… Cho nên khi nghe tin có giáo viên đến nhà thăm, hay điện thoại báo tin là bản thân họ lại không muốn tiếp, không muốn nghe. Và nếu có tiếp hay nghe điện thoại của thầy cô thì cũng với thái độ bực dọc, thậm chí là bất cần, vì mấy ai thích nghe người khác kể tội con mình. Vì vậy, khi tiếp xúc với phụ huynh, giáo viên nên đặt vị trí của mình vào trong suy nghĩ, tình cảm của cha mẹ các em để phân tích, lí giải thiệt hơn. Hãy cố gắng tìm hiểu những khó khăn của các bậc phụ huynh trong việc quản lí, cũng như dạy dỗ con em mình để cùng nhau tìm biện pháp giáo dục tốt nhất.

5609

Ảnh sưu tầm​
 

Đính kèm

  • tải xuống (7).jpg
    tải xuống (7).jpg
    11.1 KB · Lượt xem: 19

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Khi cháu nhà mình học tiểu học đến trung học mình sẽ tạo điều kiện cho chúng được chơi nhiều, học được nhiều kĩ năng.
 

Lê Hoàng Tuấn

Cộng tác viên
Xu
0
Khi cháu nhà mình học tiểu học đến trung học mình sẽ tạo điều kiện cho chúng được chơi nhiều, học được nhiều kĩ năng.
Dạ! Hiện nay các bé hầu như rất thông minh và nhạy bén. Vì thế, các bậc phụ huynh không những phát triển tri thức, nhân cách hay phẩm chất của trẻ...Mà cần phải phát triển về kỹ năng mềm cho trẻ đặc biệt là giao tiếp và tư duy biện luận nữa ạ...!
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top