Ngày soạn: 21/4/2016
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận.
- Qua tiết trả bài rút ra được một số kinh nghiệm trong việc xây dựng đoạn văn và tổ chức bài văn nghi luận..
2. Kĩ năng: Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghi luận.
3. Thái độ: - Phát huy những mặt tích cực của bài viết.
- Khắc phục những tồn tại còn có trong bài làm.
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: Chấm bài, nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài làm của học sinh, máy chiếu, bảng phụ
2. HS: Xem lại các kĩ năng làm văn nghi luận.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra kiến thức cũ: Ko
3. Bài mới:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng cho HS chú ý
- Phương pháp: thuyết trình
- Thời gian: 1 phút
ở tiết học trước chúng ta đã viết bài văn số 7. Tiết trả bài hôm nay cô và các em sẽ phát hiện ra những ưu điểm và những nhược điểm hay mắc phải để có hướng khắc phục cho những bài viết sau .
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận.
- Qua tiết trả bài rút ra được một số kinh nghiệm trong việc xây dựng đoạn văn và tổ chức bài văn nghi luận..
2. Kĩ năng: Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghi luận.
3. Thái độ: - Phát huy những mặt tích cực của bài viết.
- Khắc phục những tồn tại còn có trong bài làm.
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: Chấm bài, nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài làm của học sinh, máy chiếu, bảng phụ
2. HS: Xem lại các kĩ năng làm văn nghi luận.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. ổn định tổ chức.
Lớp | Sĩ số | Ngày giảng | Điều chỉnh |
8A1 | | | |
8A2 | | | |
8A3 | | | |
2. Kiểm tra kiến thức cũ: Ko
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng cho HS chú ý
- Phương pháp: thuyết trình
- Thời gian: 1 phút
ở tiết học trước chúng ta đã viết bài văn số 7. Tiết trả bài hôm nay cô và các em sẽ phát hiện ra những ưu điểm và những nhược điểm hay mắc phải để có hướng khắc phục cho những bài viết sau .
Hoạt động 2: HS xác định yêu cầu đề bài, nhận xét. Thời gian:10 phút
HĐ của GV, HS | Nội dung |
? Nhắc lại đề bài? HS nhắc lại đề bài ?Xác định y/c về thể loại nội dung, hình thức. Câu 1: 1đ Trình bày vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn nghị luận? Câu 2: 2đ Làm thế nào để phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? Câu 3: 7đ Đề 1: Thời trang và văn hoá trong lứa tuổi học sinh . Câu 3: 7đ Đề 2: Hãy nói không với tệ nạn xã hội. | I. Phân tích đề Câu 1: 1đ - Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, từ đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Câu 2: 2đ - Để bài văn nghị luận có sức thuyết phục cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm. -Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực, không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. Câu 3: 7đ Đề 1: a) Mở bài (1, điểm) - Vai trò của trang phục, văn hoá đối với xã hội con người có văn hoá nói chung đối với tuổi trẻ nói riêng - Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp mà đặt vấn đề để tìm cách khắc phục b) Thân bài (5 điểm) - Trang phục là 1 trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con người nói chung của h/s trong trường nói riêng - Mốt là những trang phục theo kiểu cách hình thức mới nhất, hiện đại, tân tiến nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại là chứng tỏ 1 phần con người hiểu biết lịch sự, có văn hoá. - Chạy đua theo mốt trang phục nói chung trong trường nói riêng là vấn đề cần xem xét bàn bạc kĩ + Chạy theo mốt vì cho rằng thế mới là con người văn minh, sành điệu, có văn hoá + Chạy theo mốt rất tai hại, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập, chán nản… ko có điều kiện thoả mãn và dễ mắc khuyết điểm - Người h/s có văn hoá ko chỉ học giỏi, chăm, ngoan... mà trong trang phục cần phải giản dị mà đẹp, phù hợp lứa tuổi... - Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu trên nhưng không đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng c) Kết bài (1 điểm) - Tự nxét về trang phục của bản thân nêu hướng phấn đấu - Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt nên nghĩ lại ->Các bạn cần phải thay đổi lại trang phục sao cho lành mạnh, đúng đắn Đề 2: a) Mở bài (1, điểm) - Nêu khái quát về tình hình tệ nạn xã hội hiện nay. - Đưa luận điểm: kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xh. b) Thân bài (5 điểm) - Tệ nạn xã hội là gì? - Thực trạng của tệ nạn XH ngày nay - Tác hại của tệ nạn xã hội: + Đối với đạo đức và nhân cách con người + Đối với gia đình, xã hội + Đối với tương lại của bản thân - Lời khuyên tránh xa tệ nạ xã hội c) Kết bài (1 điểm) *Đề xuất hành động cần làm: - Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội - Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời - Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh |
Hoạt động 3: GV nhận xét:- Thời gian: 7 phút
GV : Nhận xét đánh giá chung - Một số bài làm tốt: Bích, Hạnh, Lệ, Ngân, Nương, Thùy, Thương, Yến | II. Nhận xét: 1. ưu điểm: - Bài làm bố cụ rõ ràng, bài văn có tính liên kết. - Viết đúng thể loại. - Nội dung đầy đủ. - Nhiều bài viết hay, có ý tưởng mới mẻ, độc đáo. - Vấn đề sai lỗi chíng tả, sai từ được hạn chế . - Kết hợp tốt các PTBĐ 2. Nhược điểm: - Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa . - Nội dung còn sơ sài . - Phần lập luận sơ sài hoặc không theo trình tự luận điểm hợp lý. - Còn nhầm lẫn với văn miêu tả,tự sự và biểu cảm . - Bài viết còn sai từ , sai chính tả, dấu câu. - 1 số bài xđ sai ND nghi luận |
Hoạt động 4: GV trả bài. Thời gian:5 phút
- Yêu cầu : + Bài đạt 9-10: Đáp ứng những yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ. + Bài đạt 7-8: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Diễn đạt tương đối lưu loát, viết đoạn văn NL tương đối mạch lạc nhưng chưa có cảm xúc sâu sắc; mắc một số lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. + Bài đạt 5-6: Bài làm nhìn chung tỏ ra hiểu đề; nhưng nội dung còn sơ sài, còn lúng túng trong cách diễn đạt. + Bài đạt 0-4,5: Không hiểu đề, lạc đề, Sai lạc cơ bản về nội dung, phương pháp. | |
GV thông báo kết quả điểm kiểm tra | III.Trả bài Giỏi : Khá : TB : Yếu kém: Giỏi : Khá : TB : Yếu kém: |
Hoạt động 5: Chữa bài - Mục tiêu: HS nhận bài và sửa chữa lỗi- Phơng pháp: HS chữa bài chéo nhau trên 1 bàn - Thời gian:10 phút | |
*GV lưu ý HS chữa bài trên các mặt-> HS tự kiểm tra phát hiện lỗi, thống kê lỗi, nguyên nhân, và sửa lỗi GV: Đọc bài văn mẫu đạt điểm tốt, hành văn rõ ràng, lưu loát .- HS: Nghe tham khảo và học tập | IV. Chữa bài - Lỗi diễn đạt - Lỗi về dùng câu, từ ngữ - Lỗi chính tả |