giáo án Trọn bộ Lịch Sử 6 Học Kì II

Bụi Phấn

Thành Viên
Điểm
0
File word tổng hợp toàn bộ giáo án Lịch sử lớp 6 học kì 2 .Giáo án soạn theo phụ lục 4 công văn 5512. Giáo án soạn rất chi tiết và hay các thầy cô tham khảo nhé.

Tiết:19, 20, 21,22, 23,24
Chủ đề:
THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A
.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài, học sinh
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu:
+ Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện
+Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề
+ Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa.
+ Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường.
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng - năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan.
Rèn luyện kỉ năng lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)
- Hs biết phân tích , đánh giá những thủ đoận cai trị của phong kiến phương bắc thời bắc thuộc; Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề..
- Đọc lược đồ lịch sử. lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, ngườilãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)
3. Phẩm chất :
+ Yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm
+ Có tinh thần bảo vệ tổ quốc, trân trọng được sống trong hòa bình
+ Có trách nhiệm với công đồng.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHÂN THỨC

Nội
dung
Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
1. Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta
.
Nêu được các chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.Giải thích được vì sao thế lực phong kiến phương Bắc lại bóc lột tàn bạo và đồng hóa đối với nhân dân ta.Phân tích được hậu quả những chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta.Nhận xét được mức độ tàn bạo và thâm độc trong chính sách bóc lột và đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
II.Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ Bắc thuộcTrình bày được tình hình kinh tế, văn hóa của nước ta trong thời kì Bắc thuộc.Lý giải được tại sao dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc tình hình kinh tế, văn hóa nước ta vẫn phát triển.Khám phá được những sáng tạo về văn hóa của nhân dân ta thời Bắc thuộc.Đánh giá được những thành tựu về kinh tế, văn hóa của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
III. Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống phong kiến phương BắcTrình bày được các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộcLý giải được tại sao nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra trong thời kì Bắc thuộc.Xác định được điểm giống nhau của các cuộc khởi nghĩa dưới thời Bắc thuộcBình luận cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Rút ra bài học từ những cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc.


C.HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu hỏi nhận biết:

  • Nêu những biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X.
  • Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến đối với nước ta ntn?
  • Nêu dẫn chứng về sự phát triển của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ I - X.
  • Nhân dân ta đã ứng dụng kĩ thuật gì để chống sâu bọ châm đục thân cây cam ? Theo em, việc ứng dụng kĩ thuật này nói lên điều gì
  • - Kể tên những ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ở địa phương em có từ thời Bắc thuộc được lưu truyền đến ngày nay
Câu hỏi thông hiểu
  • Vì sao sau khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi ?
  • Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là gì ? Vì sao nhà Hán lại giữ độc quyền về muối và sắt ?
  • Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta có gì thay đổi so với trước ?
  • Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta?
  • Tình hình văn hóa nước ta có gì thay đổi? Theo em, việc chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?
  • Vì sao người Việt mặc dù bị đồng hóa vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
  • Trình bày nguyên nhân, thời gian, địa điểm và kết quả ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu
  • Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi nhờ những nguyên nhân nào? Sau khi giành được ngày thắng lợi, Lí Bí đã làm gì? Vì sao Lý Bí không xưng vương mà lại xưng đế? Theo em đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
  • Trình bày nguyên nhân, kết quả khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Câu hỏi vận dụng
  • Các chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta bấy giờ
  • Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu?
  • Có đúng hay không khi cho rằng các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại các bộ máy cai trị nhằm biến nước ta thành đơn vị hành chính của Trung Quốc??
  • Hãy nhận xét và những chuyển biến về cơ cấu xã hội ở nước ta giữa hai thời kì trên Văn lang và Âu lạc
Câu hỏi vận dụng cao
1.
Em hãy tìm hiểu những phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người Việt được nhân dân ta giữ gìn, phát huy trong thời kì chống phong kiến phương Bắc.
2. Em hãy cùng bạn sưu tầm ca dao, tục ngữ và hò vè của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử lên án chính sách cai trị, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc.
3. Hãy kể tên những phong tục, tín ngưỡng và lễ hội điển hình ở địa phương em
4. Đóng vai là nhà sử học và tuyên truyền viên, em hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè qua hòm thư điện tử (email) hoặc trang cá nhân (facebook) về những giá trị văn hoá mà người Việt còn lưu giữ trong thời kì chống phong kiến phương Bắc.
Đánh giá công lao của các anh hùng dân tộc trong thời kỳ này.
D. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Hoạt độngNội dungThời điểmThời lượngNội dung cụ thểHình thức TCDHThiết bị DH, Học liệu
Khởi động195p
Hình thành kiến thứcI.Chính sách cai trị của các tiều đại phong kiến phương Bắc40p1.Sự thay đổi về hành chínhBản đồ trống Việt Nam
2020p2.Chính sách cai trịTranh ảnh
25p3.Chính sách bóc lộtTranh ảnh
II.Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ Bắc thuộc2120p1.Tình hình kinh tế nước ta có gì thay đổi dưới thời Bắc thuộc
25p2.Những chuyển về xã hội và văn hóa nước ta dưới thời Bắc thuộcSơ đồ phân hóa xã hội
III.Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc dân tộc2225p1. Khởi nghĩa Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43))Tranh ảnh, video
20p2 Khởi nghĩa Bà TriệuTranh ảnh, video
2320p3. Khởi nghĩa Lý BíTranh ảnh, video
10p4.Cuộc kháng chiến chống quân Lương của Triệu Quang PhụcTranh ảnh, video
15p5.Khởi nghĩa Mai Thúc LoanTranh ảnh, video
2420p6.Khởi nghĩa Phùng HưngTranh ảnh, video
Luyện tập10pTìm hiểu đặc điểm, bài học kinh nghiệm của phong trào đấu tranhPhiếu học tâp
Vận dụng10Tìm hiểu các phong tục tập quánPhiếu học tập
Mở rộng5Tìm hiểu các hoạt động tưởng nhớ tới các anh hùngCác trang wes

E. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính- Các video
- Giáo án word và Powerpoint.
- Hình ảnh và lược đồ các cuộc khởi nghĩa .
- Những tư liệu lịch sử về các nhân vật lịch sử.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cuộc khởi nghĩa .
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về đất nước ta dưới ách thống trị của các triều đại phương Bắc
b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c) Sản phẩm: trình bày sơ lược về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta
d) Tổ chức thực hiện:
a.Giao nhiệm vụ:
GV có thể giới thiệu : Từ khi nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược, kể từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau áp đặt nhiều chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ta, làm cho xã hội có những chuyển biến sâu sắc. Trước khi tìm hiểu về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta trong thời kì Bắc thuộc cũng như các cuộc đấu tranh của nhan dân ta. Các em hãy quan sát hình các hình ảnh sau và cho biết những hiểu biết của mình về một số nội dung sau :
- Em biết gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta (từ năm 179 TCN đến thế kỉ X) ?
- Những phong tục tập quán, tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay ? Em hãy lí giải vì sao nhân dân ta vẫn lưu giữ được.


(2) HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
Dự kiến sản phẩm:
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta
vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
Những phong tục, và tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay theo như ảnh lần lượt là: Têm trầu, nhuộm răng đen, gói bánh trưng ngày tết, thờ cúng ông bà tổ tiên
Lí giải: bởi đây là những nét đẹp văn hóa sâu sắc và vô cùng ý nghĩa đậm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng phù hợp với con người đất Việt

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình.
HS có thể không trả lời đúng và đủ tất cả các câu hỏi trên, nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì đó là những câu hỏi gây hứng thú tìm hiểu điều chưa biết đối với HS, câu hỏi có tính chất khởi động nhận thức của HS.
GV giới thiệu về nội dung của chủ đề :
I. Chính sách cai trị của các tiều đại phong kiến phương Bắc
II. Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ Bắc thuộc
III. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc dân tộc
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
1.Sự thay đổi về hành chính

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được sự biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X
b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trình bày được sự thay đổi về tên gọi qua các thời kỳ cai trị của phong kiến phương Bắc và lý giải được sở dĩ có sự thay đổi đó là vì để dễ bề cai trị và làm cho chúng ta quên đi nguồn gốc
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên học sinhChuẩn KT cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc mục 1 bài 11 SGK trang 47; mục 1 bài 19 trang 52 và mục 1 bài 21 trang 58, mục 1 bài 23 trang 62
Sau đó, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
- Nêu những biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X.
- Vì sao sau khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi ?

GV chia HS thành 4 nhóm mỗi nhóm tìm hiểu 1 thời kỳ
Nhóm 1 thời Hán
Nhóm 2 thời Ngô
Nhóm 3 thời Lương
Nhóm 4 thời Đường
Yêu cầu các nhóm trình bày trên bảng phụ
GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm):
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện ghi lại kết quả
-Thời gian hoàn thành bản báo cáo 5 phút
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày
- sản phẩm thể hiện trên bảng phụ
- và chỉ được địa giới trên bản đồ
- các nhóm khác nhận xét bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh bang bài tập nối
1.Nhà Hán: chia nước ta thành ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
2.Nhà Ngô: tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc)
và Giao Châu (nước Âu Lạc cũ).
3.Nhà Lương: chia lại nước ta thành 6 châu : Giao Châu, Ái Châu,
Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu
4.Nhà Đường: đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản
12 châu
  • Thay đổi tên gọi để nhân dân ta quên đi cội nguồn dân tôc để chúng dễ bề cai trị
Nối tên các triều đại phong kiến phương Bắc tương ứng với chính sách đô hộ của họ trên đất nước ta.
1. Nhà Hána) tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc)
và Giao Châu (nước Âu Lạc cũ).
2. Nhà Ngôb) chia nước ta thành ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
3. Nhà Lươngc) đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản
12 châu
4. Nhà Đườngd) chia lại nước ta thành 6 châu : Giao Châu, Ái Châu,
Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Giáo viên mở rộng

Giao Chỉ

Tên vùng đất thời Bắc thuộc, bao gồm vùng Bắc Bộ ngày nay. Thời nhà Hán, Giao Chỉ gồm 12 huyện với 92.440 hộ và 743.237 nhân khẩu.
Cửu Chân
Tên vùng đất thời Bắc thuộc, bao gồm vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Nhà Hán chia Cửu Chân thành 7 huyện với 35.734 hộ và 166.013 nhân khẩu.
Nhật Nam
Thời nhà Hán gồm những vùng đất từ đèo Ngang trở vào Nam, đến Quảng Nam, Đà Nẵng với 5 huyện, 15.640 hộ và 689.458 nhân khẩu.
Bắc thuộc (thời kì)
Thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ trong hơn 1000 năm (từ năm 179 TCN khi bị nhà Triệu xâm lược đến đầu thế kỉ X và hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938).
Các triều đại phong kiến Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta :
– Nhà Triệu (179 TCN - 111 TCN)
– Nhà Hán (111 TCN - 220)
– Nhà Ngô (222 - 280)
– Nhà Tấn (280 - 420)
– Nhà Tống (420 - 479)
– Nhà Tề (479 - 505)
– Nhà Lương (505 - 543)
– Nhà Tuỳ (603 - 723)
– Nhà Đường (723 - 938)
2. Chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta thế kỉ II TCN đến thế kỷ IX
a. Về chính trị
a) Mục tiêu: Trình bày được chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phướng Bắc đối nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X
b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm học tập: ghép đúng các cặp và trả lời được Về chính trị: Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện; Dùng mọi thủ đoạn: lực lượng quân sự, mua chuộc, chia rẽ
d) Cách thức tiến hành hoạt động
GV tổ chức trò chơi mảnh ghép: GV chuẩn bị 5 cặp thẻ ghép, chọn 10 bạn lên phát cho mỗi bạn 1 thẻ trong đó có 5 thẻ câu hỏi và 5 thẻ câu trả lời
Thẻ bài:
1. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán cai trị nước ta như thế nào?
2. Nhà Lương áp dụng chính sách cai trị nhân dân như thế nào?
3. Để đối phó với các cuộc đấu tranh giành độc lập ngày càng mạnh của người Việt, chính sách cai trị của nhà Đường có gì khác biệt so với trước?
4. Trụ sở của An Nam hộ phủ do nhà Đường đặt tại ở đâu?
5. Theo bạn vì sao nhà Đường quan tâm đến sửa sang các đường giao thông, đăó lũy và tăng thêm quân đồn trú đến cấp huyện?
6. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản đến tận cấp huyện.
7. Nhà Lương cử người có cùng dòng họ với vua, hoặc dòng họ có danh tiếng , quyền thế sang nắm các chức vụ để cai trị.
8. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ, rồi cử người Trung Quốc xuống cai trị đến tập cấp châu, huyện. Dưới cấp huyện là hương và xã vẫn do người Việt cai quản.
9. Đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay)
10. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
Dự kiến mảnh ghép
1. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán cai trị nước ta như thế nào?6. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản đến tận cấp huyện.
2. Nhà Lương áp dụng chính sách cai trị nhân dân như thế nào?7. Nhà Lương cử người có cùng dòng họ với vua, hoặc dòng họ có danh tiếng , quyền thế sang nắm các chức vụ để cai trị.
3. Để đối phó với các cuộc đấu tranh giành độc lập ngày càng mạnh của người Việt, chính sách cai trị của nhà Đường có gì khác biệt so với trước?8. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ, rồi cử người Trung Quốc xuống cai trị đến tập cấp châu, huyện. Dưới cấp huyện là hương và xã vẫn do người Việt cai quản.
4. Trụ sở của An Nam hộ phủ do nhà Đường đặt tại ở đâu?9. Đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay)
5. Theo bạn vì sao nhà Đường quan tâm đến sửa sang các đường giao thông, đăó lũy và tăng thêm quân đồn trú đến cấp huyện?10. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
Có thể cho HS xem video Hào khí Ngàn năm tập 30 https://youtu.be/_ZpNAggVeeY
Hoạt động của giáo viênChuẩn KT cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát thẻ câu hỏi cho 5 học sinh và phát 5 thẻ đáp án cho 5 học sinh khác
- GV giao nhiệm vụ cho HS hãy ghép câu trả lời với câu hỏi
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin trong thẻ ghép và nghe các bạn đọc các câu hỏi để xác định nội dung của mình cần trả lời câu hỏi nào?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS thực hiện ghép các cặp theo đúng yêu cầu
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh


Về chính trị:
-Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện.
-Dùng mọi thủ đoạn: lực lượng quân sự, mua chuộc, chia rẽ…

  • b. Về kinh tế, văn hóa
a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được nội dung chủ yếu các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta
b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được
Về kinh tế:
+Đặt nặng nhiều thứ thuế
+Cống nạp sản vật quý, lao dịch nặng nề.
-Về văn hóa:
+ Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta
+ Mở trường dạy chữ Hán
+ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta
=>Chính sách thâm hiểm nhất: Là chính sách đồng hóa
d) Tổ chức thực hiện:
II. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ BẮC THUỘC
1.Tình hình kinh tế nước ta có gì thay đổi dưới thời Bắc thuộc

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta thế kỉ I - X.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được mặc dù bị kìm hãm nhưng nền kinh tế nước ta vẫn phát triển điều đó khẳng đinh ý chí vươn lên của dân tộc ta bất luận trong hoàn cảnh nào.
d) Tổ chức thực hiện:


2.Những chuyển về xã hội và văn hóa nước ta dưới thời Bắc thuộc
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Bụi Phấn,
Trả lời
0
Lượt xem
731

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top