Tiết 6 – Tiếng Việt:
TRƯỜNG TỪ VỰNG
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
TRƯỜNG TỪ VỰNG
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác định được các trường từ vựng đơn giản.
- Biết cách sử dụng các từ cùng trường để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
2. Kĩ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và vận dụng văn bản.
3 Thái độ: Giáo dục ý thức học tập của HS.
4. Năng lực: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tác, tự quản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học; Máy chiếu, văn bản mẫu.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị trước bài ở nhà, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của GV: Thế nào là trường từ vựng? Lấy ví dụ? Các từ trong một trường từ vựng có thể gồm các từ loại khác nhau không? Một từ chỉ có thể ở trong một trường từ vựng có đúng không? Lấy vd?
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Lớp | Sĩ số | Ngày giảng | Điều chỉnh |
8A1 | 8/9/2018 | ||
8A2 | 10/9/2018 | ||
8A3 | 7/9/2018 |
2. Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
H. Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng qua đoạn trích?
TL: HS phân tích để thấy được dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: nỗi niềm xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn thắm thiết.
3. Bài mới:
HĐ của giáo viên | HĐ của HS | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động. Thời gian: 1 phút. | ||
GV cho học sinh quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi, sau đso dẫn vào bài mới | HS trả lời | |
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thứ. Thời gian : 15 phút. | ||
Cho HS đọc, nhận xét: H. Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa? => Chỉ bộ phận cơ thể con người. H. Tìm những nét nghĩa chung của các từ sau? - Vui mừng, buồn rầu, lo lắng, phấn khởi. => Chỉ trạng thái tình cảm của con người. * GV chốt và rút ra khái niệm H. Các từ đó cùng trường từ vựng. Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng? * Bài tập: Hãy tìm các từ của một vài trường: - Trường đồ dùng học tập: - Trường chỉ thời tiết: * Gợi ý: - Bút, thước, sách vở, mực, phấn… - Mưa, nắng, dông, bão, oi bức, lạnh giá, mát mẻ. Cho HS đọc ví dụ minh họa cho mục (a) trong SGK H. Em có thể tìm thêm ví dụ khác được không? - Nhận xét, cho điểm - Tìm VD H. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại không? H. Em có thể tìm thêm ví dụ minh họa? - Ngọt: Cay, đắng, chát (Mùi vị) - The thé, chói tai (Âm thanh) - Hanh, ấm áp, oi bức (Thời tiết) => Hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích VD trong SGK H. Tác dụng của việc chuyển trường từ vựng - Tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (nhân hóa, ẩn dụ, so sánh…) | Đọc Nhận xét Suy nghĩ trả lời cá nhân Suy nghĩ trả lời Trả lời Làm việc cá nhân Đọc Lấy VD Đọc VD SGK Đọc và tìm thêm ví dụ Trả lời Trả lời | I. Thế nào là trường từ vựng? 1. Ví dụ: - Mặt, mắt, da, gò má, miệng, tay, đầu, chân… - Vui mừng, buồn rầu, lo lắng, phấn khởi. 2. Nhận xét: - Các từ in đậm đều có nét chung về nghĩa: Chỉ bộ phận cơ thể con người. - Chỉ trạng thái tình cảm của con người. * Ghi nhớ. - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 3. Một số lưu ý a) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường tự vựng nhỏ hơn. - Trường “học”: + Cách học: … + Kết quả học: ... + Hoạt động học: ... b) Trường từ vựng có thể tập hợp những từ khác nhau về từ loại: - Ngọt: Mùi vị (Mía ngọt) - Âm thanh (Tiếng hát ngọt ngào) - Thời tiết (Trời rét ngọt) c) Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau: - Ngọt: Cay, đắng, chát (Mùi vị) - The thé, chói tai. (Âm thanh) - Hanh, ấm áp, oi bức (Thời tiết) d) Tác dụng của việc chuyển trường từ vựng. - Tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (nhân hóa, ẩn dụ, so sánh…) |
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập. Hướng dẫn tự học . Thời gian: 20 phút. | ||
- Cho HS làm miệng nhanh BT1 - Hướng dẫn làm miệng + ghi nhanh vào vở. H. Các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào? - GV hướng dẫn HS làm btập 4 Tóm các nghĩa của từ nhiều nghĩa sau đó tóm từ trong từng nghĩa… - Cho HS quan sát sơ đồ SGK H: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Vì sao? - Nêu câu hỏi b SGK (Tr.10) * GV phân tích. Nghĩa của từ “Động vật” -> Rộng hơn, vì “động vật” bao gồm cả thú, chim và cá. -> Nghĩa từ “thú” rộng hơn so với “voi, hưu” -> Nghĩa từ “chim” rộng hơn so với “ tu hú, sáo” -> Nghĩa từ “cá” rộng hơn so với “ cá rô, cá thu” - Vì thú bao gồm cả voi, hươu. - Chim bao gồm cả tu hú, sáo. - Cá bao gồm cả cá rô, cá thu. ® Nghĩa từ “thú” rộng hơn từ “voi, hươu”; hẹp hơn từ động vật. ® Nghĩa từ “chim” rộng hơn từ “cá rô, cá thu, hẹp hơn từ động vật…” * Đưa sơ đồ hình tròn biểu diễn mối quan hệ bao hàm ® tổng kết. H. Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ nghĩa rộng, nghĩa hẹp của từ ngữ? Nhận xét CN | Trình bày Ghi vở Phát biểu, nhận xét và viết bài Trả lời câu hỏi. Làm vào vở Nhận xét Quan sát sơ đồ và trả lời cá nhân. Lắng nghe và ghi bài. Quan sát sơ đồ và trả lời cá nhân. Nhận xét Đọc | II. Luyện tập Bài tập 1: Thầy, mẹ, cụ, em => Người ruột thịt. Bài tập 2: a. Dụng cụ đánh cá. b. Vật để đựng, chứa c. Hành động của chân d. Trạng thái tâm lý e. Tính cách g. Công cụ Bài tập 3: Trường từ vựng thái độ. Bài tập 4: * Tóm các nghĩa của từ nhiều nghĩa sau đó tóm từ trong từng nghĩa… - Khứu giác: Mũi, miệng, thơm, điếc… - Thính giác: Tai, nghe, điếc, rõ… III. Hướng dẫn học sinh tự học: + Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ + Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. 1. Ví dụ: (SGK) 2. Nhận xét: - Nghĩa của từ : Động vật > thú, chim, cá - Nghĩa từ thú, chim, cá > voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu. - Nghĩa từ : Động vật > thú, chim, cá > voi, hưu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu. * Ghi nhớ: (SGK) |
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà) | ||
* GV yêu cầu HS ghi lại bài tập. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu có sử dụng ít nhất là từ cùng trường từ vựng. | Ghi bài | |
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng (HS làm ở nhà) | ||
* GV yêu cầu HS ghi lại bài tập. Vẽ sơ đồ tư duy bài học. | Ghi bài | |
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................