Truyện Kiều - Nguyễn Du, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 26 - Văn bản:
TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

- Nắm được cốt truyện, giá trị cơ bản của Truyện Kiều, từ đó thấy rõ vai trò, vị trí của Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều trong lịch sử văn học và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời, sáng tác của một tác giả VH trung đại.

3. Thái độ

- Yêu thích kho tàng văn học dân tộc mà đỉnh cao là Truyện Kiều.

- Hiểu và cảm thông với số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực chung: tư duy, GQVĐ, vận dụng,…

- Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, cảm thụ, nhận xét,...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
: SGK, SGV, TLTK, KHDH, tác phẩm Truyện Kiều, máy chiếu...

2. Học sinh: Tìm, đọc Truyện Kiều; Học thuộc một vài đoạn. Chuẩn bị theo câu hỏi thảo luận. Soạn bài: Truyện Kiều - Nguyễn Du.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức
(1’)

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Điều chỉnh
9A​
9A2​
9A3​
2. Kiểm tra kiến thức cũ (Kết hợp thực hiện trong giờ)

3. Bài mới

Hoạt động 1
(1’)Khởi động

Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu đã viết:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày​

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc ta, là danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm đã giúp nhà thơ có một vốn sống phong phú và sự sẻ chia sâu sắc. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm với sự cảm thông, tấm lòng nhân đạo lớn lao và một trong những tác phẩm để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng đó là tác phẩm “ Truyện Kiều”.

Hoạt động 2 (42’) Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
H: Nêu hiểu biết của em về tác gia Nguyễn Du?
- Nguyễn Du: (đặt tên gắn với ý nghĩa) gửi gắm một hoài niệm, một ý tưởng.
(Tên húy: Tên cúng cơm, dùng gọi từ khi mới sinh ra cho đến 18 tuổi; khi chết.)
- Nguyễn Du tên chữ là Tố Như - hiệu là Thanh Hiên. Quê ở Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học, nhiều đời làm quan.
+ Cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, anh là Nguyễn Khản, từng giữ chức tể tướng (Thủ tướng) thời chúa Trịnh. Quê cha là vùng đất có truyền ngôn:
“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây
Sông Lam hết nước, họ này hết quan”

+ Bản thân: 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ.
+ Thông minh, học giỏi, kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc, giàu tình yêu thương.
- Làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.
- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần. Năm 1820, được lệnh đi sứ lần 2 nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế.
H: Thời đại mà Nguyễn Du sống là khoảng thời gian nào? Có đặc điểm gì?
- Cuối TK XVIII - đầu TK XIX lịch sử đầy biến động, c.độ PK khủng hoảng ¦ Phong trào khởi nghĩa bùng nổ, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn ¦ Triều Nguyễn thiết lập chế độ hà khắc, tàn bạo.
- Nguyễn Du phải sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời.
=> Ảnh hưởng lớn đến sáng tác của Nguyễn Du.
(Đưa hình ảnh)
=> Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
* Là một thiên tài VH, Nguyễn Du có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Sáng tác nhiều TP có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. (Đưa hình ảnh)
+ Chữ Hán: 3 tập thơ, gồm 243 bài (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục).
+ Chữ Nôm: xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi Truyện Kiều.
(Ngoài Truyện Kiều còn có nhiều tác phẩm: Văn chiêu hồn; Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu;...)




Trả lời




Ghi bài










Trả lời






Quan sát





Trả lời


I. Tác gia Nguyễn Du
1. Cuộc đời

(1765 - 1820)

- Tên chữ: Tố Như, hiệu: Thanh Hiên.

- Quê : Tiên Điền -Nghi Xuân - Hà Tĩnh.














- Là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.



2. Sáng tác

- Chữ Hán:
243 bài
- Chữ Nôm:
Truyện Kiều
H: Em hãy nêu nguồn gốc của Truyện Kiều?
- Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân (Trung Quốc).
- Không phải một tác phẩm dịch.
- Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã làm cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại.
H: Em hãy xác định thể loại của tác phẩm?
- Truyện thơ Nôm (Thơ viết bằng chữ Nôm, thường dưới hình thức thơ lục bát, có hai loại)
H: Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
- “ Đoạn trường tân thanh”: Tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột.
* Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát. Sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn.Viết khoảng (1796 - 1802).
Hướng dẫn học sinh thảo luận, tóm tắt tác phẩm theo 3 phần.
H: Em hình dung xã hội trong Truyện Kiều như thế nào qua một số nhân vật?
- Mã Giám Sinh. - Tú Bà, Sở Khanh.
- Quan xử kiện. - Hồ Tôn Hiến.
Þ Quan lại tàn ác và bì ổi, xã hội đầy rẫy kẻ buôn thịt bán người,
H: Cho biết giá trị hiện thực của Truyện Kiều?
- Bức tranh về XHPK bất công, tàn bạo chà đạp lên cuộc sống con người.
- Đề cập đến số phận bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
(Có thể lấy ví dụ chứng minh)
H: Hãy nêu giá trị nhân đạo của Truyện Kiều?
- Đồng cảm với số phận bi kịch của con người.
- Lên án, tố cáo XHPK thối nát.
- Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm, khát vọng chân chính của con người.
+ Ca ngợi vẻ đẹp, tài sắc.
+ Ca ngợi tình yêu đôi lứa.
+ Ca ngợi khát vọng tự do, công lý.
(Có thể lấy ví dụ chứng minh)
H: Thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều?
- Ngôn ngữ tinh tế, độc đáo, sáng tạo, đa dạng. Bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Miêu tả phong phú; khắc họa tâm lý nhân vật điêu luyện.
(Có thể lấy ví dụ chứng minh)
Þ Truyện Kiều là kiệt tác sống mãi với thời gian.


Trả lời





Trả lời


Thảo luận

Tóm tắt


Trả lời





Trả lời





Trả lời







Trả lời


II. Truyện Kiều
1. Nguồn gốc

- Dựa theo Kim Vân Kiều truyện (Trung Quốc).



- Truyện thơ Nôm.

2. Tóm tắt
- 3.254 câu thơ lục bát.
- 3 phần:
+ Gặp gỡ và đính ước.
+ Gia biến và lưu lạc.
+ Đoàn tụ.
4. Giá trị
- Nội dung



+ Giá trị hiện thực.





+ Giá trị nhân đạo.









- Nghệ thuật.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 2’)
Đọc thuộc lòng một đoạn thơ em thích trong tác phẩm Truyện Kiều.Đọc thơ
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng (Thực hiện ở nhà)
- Có ý kiến cho rằng hoàn cảnh XH, gia đình đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức, tình cảm và các sáng tác của Nguyễn Du. Em hãy viết bài văn ngắn làm sáng tỏ ý kiến trên?
- Hoàn thiện phần tóm tắt tác phẩm.
- Soạn bài: Chị em Thúy Kiều.
Thực hiện theo yêu cầu
IV. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

  • TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU.docx
    29.3 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top