- Giúp học sinh rèn luyện cách đọc hiểu văn bản cũng như đọc hiểu ý nghĩa của bài đọc.
- Biết cách ngắt nghỉ đúng nhịp, có nhịp điệu.
- Kết nối với các phương tiện dạy học và các thành viên trong lớp.
I . MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù:
- Hiểu ý nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như cá sấu không bao giờ có bạn.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4)
Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt.
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2.Năng lực phẩm chất:
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
**GD.ANQP: Kể chuyện nói về lòng dũng cảm và mưu trí để thoát khỏi nguy hiểm.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
- Biết cách ngắt nghỉ đúng nhịp, có nhịp điệu.
- Kết nối với các phương tiện dạy học và các thành viên trong lớp.
TUẦN 24
TẬP ĐỌC
QUẢ TIM KHỈ
TẬP ĐỌC
QUẢ TIM KHỈ
I . MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù:
- Hiểu ý nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như cá sấu không bao giờ có bạn.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4)
Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt.
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2.Năng lực phẩm chất:
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
**GD.ANQP: Kể chuyện nói về lòng dũng cảm và mưu trí để thoát khỏi nguy hiểm.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. HĐ khởi động: (5 phút) | |
- TBHT điều hành trò chơi: Hái hoa dân chủ - Nội dung chơi: + Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều? + Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí? (...) - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Quả tim khỉ | - Học sinh tham gia chơi. VD: + Nội quy Đảo Khỉ có 4 điều. + Đọc xong nội quy Khỉ Nâu khoái chí vì nó thấy Đảo Khỉ và họ hàng của nó được bảo vệ, chăm sóc tử tế và không bị làm phiền, khi mọi người đến thăm Đảo Khỉ đều phải tuân theo nội quy của Đảo. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt.. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: dài thượt, ti hí, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp | |
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Đọc giọng người kể đoạn 1 vui vẻ; đoạn 2 hồi hộp; đoạn 3 - 4 hả hê. Giọng Khỉ: chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu; Khỉ bình tĩnh, khôn ngoan khi nói với Cá Sấu ở giữa sông; phẫn nộ khi mắng Cá Sấu. Giọng Cá Sấu: giả dối. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: quẫy mạnh, sần sùi, dài thượt, nhọn hoắt, tẽn tò,... b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp. -Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt. +Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. *TBHT điều hành HĐ chia sẻ *Dự kiến nội dung chia sẻ của HS: - Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau Là giọng của những ai? - Bài tập đọc có mấy đoạn? + Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1. - Dài thượt là dài như thế nào? - Thế nào gọi là mắt ti hí? - Cá Sấu trườn lên bãi cát, bạn nào hiểu, trườn là gì? Trườn có giống bò không? => Giáo viên: Đây là đoạn giới thiệu câu chuyện, phần đầu, các em cần chú ý ngắt giọng sao cho đúng vị trí của các dấu câu. Phần sau, cần thể hiện được tình cảm của nhân vật qua lời nói của nhân vật đó. (Đọc mẫu lời đối thoại giữa Khỉ và Cá Sấu). + Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2. - Gọi học sinh đọc lại 2 câu nói của Khỉ và Cá Sấu. - Trấn tĩnh có nghĩa là gì? Khi nào chúng ta cần trấn tĩnh? - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3, 4. - Gọi 1 học sinh khác đọc lời của Khỉ mắng Cá Sấu. - Gọi học sinh đọc lại đoạn 3, 4. e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm g. Đọc toàn bài. - Yêu cầu học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. | - Học sinh lắng nghe, theo dõi. -Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm + HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp). -HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm) +Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp. *Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó - Học sinh hoạt động theo nhóm 4, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài. - Học sinh chia sẻ cách đọc và luyện đọc - Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Khỉ và giọng của Cá Sấu. - Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn. - Là dài quá mức bình thường. - Mắt quá hẹp và nhỏ. - Trườn là cách di chuyển bằng thân mình, bụng luôn sát đất. Bò là dùng chân, tay để di chuyển. - Các nhóm cử đại diện thi đọc -> Luyện đọc câu: + Bạn là ai?// Vì sao bạn khóc?// (Giọng lo lắng, quan tâm) + Tôi là Cá Sấu.//Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (Giọng buồn bã, tủi thân) - Học sinh đọc + Vua của chúng tôi ốm nặng,/ phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi.// Tôi cần quả tim của bạn.// + Chuyện quan trọng vậy// mà bạn chẳng báo trước.// Quả tim tôi để ở nhà.// Mau đưa tôi về,// tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.// - Trấn tĩnh là lấy lại bình tĩnh. Khi có việc gì đó xảy ra làm ta hoảng hốt, mất bình tĩnh thì ta cần trấn tĩnh lại. - Học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Sau đó, cả lớp cùng luyện đọc câu văn này. - Học sinh đọc bài. - Các nhóm thi đọc + Đọc trong nhóm + Cử đại diện thi đọc -Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Lắng nghe. - Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc. |
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kính gửi thầy cô File giáo án Tuần 24 lớp 2. Tải đầy đủ, chi tiết, tại đây:
Kính gửi thầy cô File giáo án Tuần 24 lớp 2. Tải đầy đủ, chi tiết, tại đây: