- Giúp học sinh rèn luyện cách đọc hiểu văn bản cũng như đọc hiểu ý nghĩa của bài đọc.
- Biết cách ngắt nghỉ đúng nhịp, có nhịp điệu.
- Kết nối với các phương tiện dạy học và các thành viên trong lớp.
- Có cách tìm trọng tâm của bài học.
I . MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù :
- Hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- Biết đặt và trà lời câu hỏi khi nào? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4).
Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút).
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2.Năng lực phẩm chất :
Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kính gửi thầy cô File giáo án tuần 27. Tải đầy đủ, chi tiết, tại đây:
- Biết cách ngắt nghỉ đúng nhịp, có nhịp điệu.
- Kết nối với các phương tiện dạy học và các thành viên trong lớp.
- Có cách tìm trọng tâm của bài học.
TUẦN 27:
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I . MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù :
- Hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- Biết đặt và trà lời câu hỏi khi nào? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4).
Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút).
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2.Năng lực phẩm chất :
Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. HĐ khởi động: (5 phút) | |
- GV kết hợp với TBHT tổ chức cho học sinh thi đọc bài “Sông Hương”. - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Ôn tập giữa kì 2 (Tiết 1) | - Học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi sgk. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Hướng dẫn học sinh ôn tập: (25 phút) *Mục tiêu: - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). - Biết đặt và trà lời câu hỏi khi nào? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4) *Cách tiến hành: | |
Việc 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Làm việc cá nhân - Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc. - Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. - Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc. - Tuyên dương học sinh đọc tốt. - Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng học sinh của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này. Việc 2: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? +TBHT điều hành HĐ chia sẻ: Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì? - Hãy đọc câu văn trong phần a. - Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực? - Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” - Yêu cầu học sinh tự làm phần b. Lưu ý: GV trợ giúp HS m1 hoàn thành BT Bài 3: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a. - Bộ phận nào trong câu trên được in đậm? - Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm? - Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào? - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp học sinh lên trình bày trước lớp. - Giáo viên nhận xét chung. Việc 3: Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác Bài 4: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác. - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 học sinh nói lời cảm ơn, 1 học sinh đáp lại lời cảm ơn. Sau đó gọi 1 số cặp học sinh trình bày trước lớp. -NX và tuyên dương học sinh có cách nói hay. | - Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. + HS thực hiện theo YC +Dự kiến nội dung chia sẻ: - Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?” - Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian. - Đọc: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực. - Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực. - Mùa hè. - Suy nghĩ và trả lời: khi hè về. +Dự kiến nội dung chia sẻ: - Đặt câu hỏi cho phần được in đậm. - Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. - Bộ phận “Những đêm trăng sáng”. - Bộ phận này dùng để chỉ thời gian. - Câu hỏi: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng? - Một số học sinh trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án b) Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?/ Ve nhởn nhơ ca hát khi nào? - Học sinh làm việc cặp đôi: +Dự kiến kết quả chia sẻ: a) Có gì đâu./ Không có gì./ Đâu có gì to tát đâu mà bạn phải cảm ơn./ Ồ, bạn bè nên giúp đỡ nhau mà./ Chuyện nhỏ ấy mà./ Thôi mà, có gì đâu./… b) Không có gì đâu bà ạ./ Bà đi đường cẩn thận, bà nhé./ Dạ, không có gì đâu ạ./… c) Thưa bác, không có gì đâu ạ./ Cháu cũng thích chơi với em bé mà./ Không có gì đâu bác, lần sau bác bận bác lại cho cháu chơi với em, bác nhé./… - Học sinh lắng nghe. |
3. HĐ vận dụng, ứng dụng (3 phút) /?/Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì? -> Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian. /?/ Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào? -> Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực. - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực. | |
4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Về nhà đọc nâng cao bài TĐ tuần 23 và tuần 24 và 25 cho người thân nghe và thi đọc với bạn bè. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Khi nào?” và cách đáp lời cảm ơn của người khác. |
Kính gửi thầy cô File giáo án tuần 27. Tải đầy đủ, chi tiết, tại đây: