Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 24, Tiết 89 - Văn bản:
TỨC CẢNH PÁC BÓ

Hồ Chủ Tịch

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:


- Cảm nhận được niềm vui của HCM trong những ngày sống gian khổ ở Pác Bó, qua đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là người chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là 1 “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.

- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập nghiêm túc, thêm kính trọng Hồ Chí Minh.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Kĩ năng tư duy, tự nhận thức, lắng nghe, giao tiếp...

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên
: KHDH, chân dung Bác tại VB, bài thơ “Theo chân Bác”, ti vi.

2. Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

Ổn định tổ chức lớp
(1’):

Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
43
8A2​
42
8A3​
42
Kiểm tra kiến thức cũ (3’):
Đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Khi con tu hú”. Âm thanh tiếng chim tu hú mở đoạn và kết thúc có gì giống, khác nhau? Vì sao?
3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động (1‘):

Ở lớp 7 các em đã được học 2 bài thơ rất hay của Bác Hồ. Hãy nhớ lại tên bài, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ đó. Đó là những bài thơ nổi tiếng của HCM viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Hôm nay chúng ta rất vinh dự gặp lại h/ảnh Bác ở suối Lê nin, hang Pác Bó (huyện Hà Quảng - Cao Bằng) vào mùa xuân 1941, qua bài thơ tứ tuyệt Đường Luật “Tức cảnh Pác Bó”
Hoạt động của giáo viên
HĐHS
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. 30 phút
? Nhắc lại những nét chính về tác giả HCM
- GV bổ sung thêm: Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1969) quê xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An.
Người là nhà yêu nước, người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là một nhà thơ, nhà văn, 1 danh nhân văn hoá của DT.
-HD đoc: ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3; giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng thỏai mái
- Nhận xét cách đọc của HS
- Giải thích từ khó: Bẹ, Sử Đảng.
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài th
ơ
? Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? Hãy TM 1 vài nét chính về thể thơ này?
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật..
? Xđ Phương thức biểu đạt chính của bt
?N/v trữ tình trong bt là ai?-HCM
? Bt có thể chia thành những mạch cảm xúc nào:
- 2 fần :
+ P1 : 3 câu đầu
=> Cs nơi rừng núi
+ P2 : câu cuối
=> Tâm trạng của người chiến sĩ
GV: Người làm thơ , khi nhân 1 sự việc, 1 cảnh tượng nào đó mà tạo thành cảm hứng trữ tình để làm thơ thì thường gọi là “tức cảnh”. Ở đây, cảnh Pác Bó đã tạo cảm hứng cho Bác để Bác viết bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” này. Vậy VB có cấu trúc và nội dung như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu qua phần II.

? Câu thơ mở đầu giúp ta hiểu gì về nơi ở và nơi làm việc của Bác khi ở Pác Bó
? Câu thơ mở đầu giúp ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó?

- Cuộc sống hài hoà, thư thái của người CM luôn làm chủ hoàn cảnh
GV: Ra suối chính là ra nơi làm việc để tận dụng chút ánh sáng mặt trời. Và vào hang chính là vào nơi sinh hoạt hàng ngày sau giờ làm việc. Nhịp thơ 4/3 tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng, nền nếp, khá đều đặn. Cuộc sống của người là cuộc sống bí mật nhưng vẫn vô cùng quy củ, nến nếp, hoà nhịp với núi rừng. -> Đó là cách nói vui, thể hiện tih thần lạc quan của Bác. Niềm vui của bác gắn với thiên nhiên, rừng núi. Đó chính là “Thú lâm tuyền” của các bậc đại trượng phu thời trước. Đọc câu thơ này, người ta có thể tưởng tượng một vị tiên ông hay một nhà hiền triết ẩn dật nào đó: sáng ra bờ suối để hái thuốc, câu cá; chiều tối lại trở về hang động của mình. Quả là 1 cuộc sống đầy tự do, thư thái.
* Chú ý câu 2
? Em hiểu cháo bẹ, rau măng ở đây ntn ?
H: Câu thơ tiếp theo, Bác đã kể gì về đời sống của mình?
GV: Có 3 cách hiểu câu thơ này:
C1: Cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, cũng sẵn sàng (không thiếu).
C2: Tuy đời sống thiếu thốn, gian khổ( Phải ăn cháo bẹ rau măng) nhưng tinh thần lúc nào cũng chủ động, sẵn sàng.
C3: Kết hợp cả 2 cách hiểu trên: vừa nói cái hiện thực, gian khổ; vừa nói cái tinh thần tươi vui, sảng khoái.
-> Hiểu theo cách nào cũng không sai. Và cho dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì thơ Bác cũng vui, cũng tươi, cũng sáng, cũng đẹp.
? Vậy em hình dung như thế nào về cuộc sống của Bác ở Pác Bó?
GV: Đơn sơ vì không làm việc trong phòng mà là ngoài bờ suối, đạm bạc và bữa ăn hằng ngày chỉ có cháo bẹ (cháo ngô) và măng rừng, thiếu thốn vì phải ở trong hang núi. đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lại: “Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy, thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh người. Bác sốt rét luôn”. Cuộc sống đơn sơ, đạm bạc, gian khổ là thế nhưng vẫn không làm thay đổi thái độ, cách suy nghĩ của Bác.
? Cụm từ “Vẫn sẵn sàng” giúp em hiểu điều gì về thái độ của Bác?
GV: Nhìn trên phương diện “Thú lâm tuyền” mà nói, ta thấy hiện lên những màu sắc thật thú vị. Cháo bẹ, rau măng chẳng phải là những thức ăn thanh đạm ưa thích của các bậc ẩn sĩ chân chính khi xưa đó sao?
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa cũng đã tự hào:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

+ Bác Hồ của chúng ta trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc” được sáng tác sau bài thơ này 6 năm cũng viết:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
......Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.

-> Từ đó mới thấy con người ta cốt là ở cái tâm. Khi cái tâm tươi vui thanh thản, thoải mái thì không một khó khăn nào có thể làm người ta chùn bước.
H: Qua câu thơ thứ nhất và thứ hai, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của Bác đối với thiên nhiên?
GV: Là người có lòng nồng nàn yêu nước, xa đất nước 30 năm, “đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước”-> nay trở về hoạt động tại quê hương mình, lãnh đạo phong trào cách mạng của DT.
*Chú ý câu 3
?Câu thơ 3 có thể coi là câu chuyển, em hãy chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ ?
-Câu thứ nhất nói về chuyện ở, câu thứ hai nói về chuyện ăn, thong dong thoải mái bao nhiêu thì câu thơ thứ ba nói về công việc. Chuyển từ không khí thiên nhiên sang hoạt động cách mạng.
H: Với nhiệm vụ lớn lao như vậy, công việc của Bác được giới thiệu như thế nào?
H: Em hiểu thế nào là “chông chênh”?
-> Thế không vững chãi (vì là đá thiên tạo)
H: Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-> Đối (giữa ĐK làm việc với bản chất của công việc)
H: Từ phép đối này, em có suy nghĩ gì về ĐK làm việc và công việc của Bác?
GV: Câu thơ thứ 3 nói về công việc hàng ngày của Hồ Chủ Tịch. Người ngồi bên chiếc bàn đá tự tạo để dịch cuốn “Lịch sử Đảng cộng sản Liên xô” ra tiếng Việt làm tài liệu học tập cách mạng.
Hình ảnh người chiến sĩ, vị lãnh tụ CM bỗng nổi bật, được đặc tả bằng những nét đậm, khoẻ, đầy ấn tượng. “Chông chênh” là từ láy tượng hình đã làm cho câu thơ giàu hình tượng và gợi cảm. Nó không chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa tượng trưng cho CM nước ta còn đang trong thời kì khó khăn, trứng nước. Ba từ “dịch sử Đảng” toàn thanh trắc, toát lên cái khoẻ khoắn, gân guốc. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ chân thực lại vừa có tầm vóc lớn lao.
Ba câu thơ đầu, câu 1 nói về cách sinh hoạt, câu 2 nói đến bữa ăn thường nhật, câu 3 nói về công việc. Từ đây, cuộc sống của người chiến sĩ CM Hồ Chí Minh đã hiện lên thật rõ ràng.
H: Vậy trong hoàn cảnh đó, Bác có suy nghĩ gì về cuộc đời CM?
H: Từ “Sang” ở đây có nghĩa là gì?
-> Sang trọng, giàu có, cao quý.
H: Ở đây, cuộc đời CM “thật là sang” có phải là sang giàu về mặt vật chất không?
-> sang là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của người làm CM.
-> sang là sự sang trọng, giàu có khi yêu TN, nay lại được sống hoà hợp với TN -> thấy thư thái, lạc quan, làm chủ tình thế.
GV: Trong thơ, Bác rất hay nói đến cái “sang” của người làm CM, kể cả khi chịu cảnh tù đày:
+ Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng nhạc rung.
+ Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng, vẻ ung dung.

H: Niềm vui trước cái “sang” của một cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác?

GV: Câu thơ cuối cùng là lời tự nhận xét, biểu hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Câu thơ kết đọng lại ở chữ “sang”. Có thể coi đó là “nhãn tự” của cả bài thơ này Sang là sang trọng, giàu có, cao quý và đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng, vui thích. Đó chính là tâm trạng, tình cảm của HCM khi tự nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống của chính mình và cuộc đời CM mà mình đang theo đuổi. Trong những ngày ở Pác Bó, ăn, ở, làm việc đều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm vô cùng. Nhưng người vẫn luôn cảm thấy vui, thích, giàu có và sang trọng. Giọng thơ hóm hỉnh, cách nói khoa trương nhưng niềm vui của Người thật tự nhiên, chân thành, không hề gượng gạo. Niềm vui ấy toát ra từ toàn bộ bài thơ, từ từ ngữ, hình ảnh thơ và cả giọng điệu của bài thơ nữa. Niềm vui và cái sang của cuộc đời CM ấy xuất phát từ quan niệm sống của Người.


? Những nét NT tiêu biểu của bài thơ ?
- Lời thơ bình dị, giọng điệu vui đùa thoải mái.
- Kết hợp hài hòa giữa tính chất cổ điển và hiện đại.
- kết thúc bất ngờ - đối
? Qua NT đó giúp em hiểu gì về con người HCM
- Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên.
- Tinh thần cách mạng kiên cường.
- Ung dung, lạc quan.
HS đọc.
HS trả lời



Phát biểu

HS trả lời​
I-Tìm hiểu chung
1.Tác giả
HCM(1890-1969)
2. Tác phẩm:
-Stác 1941 khi BH về nước bí mật lãnh đạo phong trào CM và l/v tại Pác bó (CBằng)
Thể thơ:TNTT(tiếng việt)
- Ptbđ:Tự sự,b/c











II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc sống rừng núi












































- Cs thiếu thốn, gian khổ song con người luôn hoà hợp với nhịp sống của núi rừng



2. Tâm trạng người chiến sĩ



















- Tâm trạng vui sướng, tinh thần lạc quan, y đời, tự chủ vượt lên mọi gian khổ, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mình đã chọn.









III-Tổng kết
1.NT


2.ND


*/ Ghi nhớ- 30.
Hoạt động 3: Luyện tập. 5 phút
? Đọc diễn cảm b.thơ. Tìm những câu thơ hay của Bác nói về cái sang của người làm CM cả trong cảnh tù đày
IV. Luyện tập.
Đọc diễn cảm bài thơ​
Hoạt động 4: Vận dụng (về nhà)
? Tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được thể hiện như thế nào?
- Cổ điển : Thú lâm tuyền, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu, nhãn tự.
- Hiện đại : Cuộc đời cách mạng, lối sống cáchmạng, công việc cách mạng, tinh thần lạcquan cách mạng, ngôn từ tự nhiên giản dị.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (về nhà)
H: Tìm những câu thơ hay của bác nói về cái sang của người làm cách mạng kể cả trong cảnh tù đầy? (thực hiện ở nhà)
- Học thuộc lòng + Phân tích
- Đọc và soạn: Ngắm trăng + Đi đường.
IV. Rút kinh nghiệm:

...............................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • TỨC CẢNH PÁC BÓ.docx
    30.1 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top