Tức nước vỡ bờ, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 2, Tiết 8 – Văn bản:

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:


- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong TP truyện hiện đại. Thấy được bút pháp hiện thực trong NT viết truyện của tác giả. Hiểu được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hôi đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy.

- Thấy được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

- Thấy được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.

- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua đoạn trích trong TP “ Tắt đèn”.

- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

2. Kĩ năng:

-
Rèn cho HS kĩ năng đọc và tóm tắt văn bản.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong vb tự sự để phân tích TP tự sự theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông, quý trọng con người nông dân lương thiện.

4. Năng lực: Năng lực cảm thụ văn học, năng lực giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:
kế hoạch dạy học, tác phẩm “Tắt đèn”, chân dung tác giả Ngô Tất Tố.

2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của GV: Nêu hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố? Nêu diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu?

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: (1 phút)



Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1
13/9/2018
8A2
12/9/2018
8A3
11/9/2018


2. Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)

H. Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc, học VB “Trong lòng mẹ”?

TL: HS nêu cảm nhận riêng trên cơ sở định hướng theo nội dung bài đã học: văn bản đã kể một cách chân thực, xúc động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn với mẹ.

3. Bài mới:

HĐ của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động. Thời gian: 2 phút​
GV cho hs xem một đoạn clip cảnh chị dậu bán con, đặt câu hỏi cho hs và dẫn vào bài.Lắng nghe
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức. Thời gian: 30 phút​
H. Hãy giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố?
- Nhà nho gốc nông dân, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng
- Ông là nhà văn của nông dân.






H. Em biết gì về xuất xứ đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
- GV giới thiệu thêm về tác phẩm “Tắt đèn”
- Chú ý: Đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm, nhất là ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. Giáo viên đọc 1 đoạn.
H. Trình bày bố cục của văn bản?


H. Em có thể tóm tắt nội dung đoạn trích?
GV: Được bà hàng xóm cho vay bơ gạo, nấu cháo chín, chị Dậu hối hả múc ra...
Anh Dậu....
- Cho HS đọc lại phần chữ nhỏ tóm tắt phần truyện trước đoạn trích để HS hiểu được hình ảnh của chị Dậu.
H. Em thấy tình cảnh của gia đình chị Dậu như thế nào?
- Thê thảm, đáng thương, nguy cấp:
+ Một suất sưu chưa trả được.
+ Anh Dậu đang ốm có thể bị trói, đánh, hành hạ bất cứ lúc nào.
+ Chị Dậu nghèo xơ xác với ba đứa con lít nhít đói khát làm sao thoát khỏi cảnh này và làm thế nào để bảo vệ anh Dậu đang ốm nặng.
- Tất cả mọi khó khăn dồn lên đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ này.
H. Đọc từ đầu đoạn trích ® “có ngon miệng không”, em nhận thấy chị Dậu là người như thế nào?
- Thế nhưng, chúng ta thực sự bất ngờ khi chị Dậu hiền lành dịu dàng ấy lại không hề yếu đuối, cam chịu mà có một sức…
Trả lời

Lắng nghe

Ghi bài






Suy nghĩ, trả lời.



Đọc tiếp


Suy nghĩ trả lời.



Trình bày




Đọc rõ ràng


Nêu ý kiến riêng

Thảo luận,
ghi bài

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
- Ngô Tất Tố (1893-1954), quê Từ Sơn – Bắc Ninh.
- Ông là một học giả, một nhà báo, một nhà văn xuất sắc.
2. Tác phẩm.
- Tắt đèn – một tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương 18 của tác phẩm.
- Đọc - tóm tắt nội dung văn bản:



- Bố cục : Chia 2 phần
+ Từ đấu ® có ngon miệng hay không?
+ Còn lại
- Tóm tắt nội dung



II. Đọc – hiểu văn bản

1. Tình cảnh của gia đình chị Dậu:




- Thê thảm, đáng thương, nguy cấp.



- Chị Dậu rất đảm đang, hiền hậu, dịu dàng, có tình nghĩa. Chị yêu thương và lo lắng cho chồng.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập . Thời gian: 5 phút​
Câu hỏi 6 – SGK
H. Làm sáng tỏ ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân: Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.
Gợi ý: Tác giả cho người nông dân thấy được vì ai mà họ khổ, họ phải vùng lên chống lại như thế nào, cho họ thấy bộ mặt thật của người đại diện cho chế độ PK và khả năng sức mạnh của người nông dân. Đoạn văn đốt lên ngọn lửa căm thù và gieo vào lòng người nông dân niềm tin vững chắc vào sức mạnh của chính mình.


HS thảo luận trao đổi, trình bày



Lắng nghe
*Luyện tập:
- Tác giả cho người nông dân thấy được vì ai mà họ khổ, họ phải vùng lên chống lại như thế nào, cho họ thấy bộ mặt thật của người đại diện cho chế độ PK và khả năng sức mạnh của người nông dân
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà)
* GV yêu cầu HS ghi lại bài tập.
Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ.
Tại sao nói Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam?
Ghi bài
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng (HS làm ở nhà)
* GV yêu cầu HS ghi lại bài tập.
Tìm đọc tác phẩm Tắt đèn và vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học.
Ghi bài
IV. Rút kinh nghiệm

............................................................................................................................

............................................................................................................................
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
526

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top