PHỔ ĐIỂM TỐT NGHIỆP MÔN TIẾNG ANH LUÔN Ở NHÓM “BÉT BẢNG” THÌ ĐƯA TIẾNG ANH THÀNH NGÔN NGỮ THỨ 2 TRONG TRƯỜNG HỌC LIỆU CÓ KHẢ QUAN?
Mới đây, chủ đề từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học đang được các phụ huynh hết sức quan tâm. Nhiều người không đồng tình với việc này vì cho rằng đây là mục tiêu quá khó khăn cho các học sinh hiện nay.
Thực tế trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 vừa qua, có gần 42,7% bài thi dưới điểm trung bình; điểm trung bình thí sinh đạt được là 5,51. So với mặt bằng chung nhiều năm nay thì phổ điểm môn tiếng Anh luôn nằm ở nhóm "bét bảng".
Hơn nữa, đa số các thí sinh có điểm tiếng Anh thấp thường tập trung ở các địa phương miền núi, nông thôn không có điều kiện học tập. Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 sẽ gặp rất nhiều khó khăn thậm chí gây ra sự mất công bằng trong các kỳ thi.
Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại rất đồng ý với định hướng này. Việc chú trọng phát triển ngôn ngữ Anh trong nhà trường không chỉ giúp học sinh có phương tiện mở rộng cơ hội giỏi nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác mà xa hơn, còn là phát triển năng lực toàn diện của nguồn lao động tại nước ta.
Anh Tuấn Minh - một phụ huynh chia sẻ: “Tôi thấy hiện nay nhiều người vẫn coi tiếng Anh như một ngoại ngữ "thời thượng" theo hướng coi trọng nhưng mang tính phong trào mà chưa nhìn nhận đúng vai trò của tiếng Anh và tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ này trong cuộc sống, công việc cũng như cơ hội to lớn mà nó mang lại, nên mới phản ứng gay gắt về việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2. Nếu hiểu bản chất của tiếng Anh và coi nó như một công cụ đắc lực hỗ trợ các em học sinh tiếp thu kiến thức từ các nguồn trên thế giới thì sẽ tạo nên một thế hệ xuất sắc về tri thức để cống hiến cho đất nước.”
Để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học thì cần đào tạo chuyên sâu cho giáo viên tiếng Anh để nâng cao trình độ giảng dạy, bao gồm cả kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy hiệu quả. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu học tập tiếng Anh ở các địa phương miền núi, nông thôn để các em học sinh có điều kiện học tiếng Anh tốt nhất.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy chia sẻ nhé!
Theo #Vietnamnet
Mới đây, chủ đề từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học đang được các phụ huynh hết sức quan tâm. Nhiều người không đồng tình với việc này vì cho rằng đây là mục tiêu quá khó khăn cho các học sinh hiện nay.
Thực tế trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 vừa qua, có gần 42,7% bài thi dưới điểm trung bình; điểm trung bình thí sinh đạt được là 5,51. So với mặt bằng chung nhiều năm nay thì phổ điểm môn tiếng Anh luôn nằm ở nhóm "bét bảng".
Hơn nữa, đa số các thí sinh có điểm tiếng Anh thấp thường tập trung ở các địa phương miền núi, nông thôn không có điều kiện học tập. Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 sẽ gặp rất nhiều khó khăn thậm chí gây ra sự mất công bằng trong các kỳ thi.
Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại rất đồng ý với định hướng này. Việc chú trọng phát triển ngôn ngữ Anh trong nhà trường không chỉ giúp học sinh có phương tiện mở rộng cơ hội giỏi nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác mà xa hơn, còn là phát triển năng lực toàn diện của nguồn lao động tại nước ta.
Anh Tuấn Minh - một phụ huynh chia sẻ: “Tôi thấy hiện nay nhiều người vẫn coi tiếng Anh như một ngoại ngữ "thời thượng" theo hướng coi trọng nhưng mang tính phong trào mà chưa nhìn nhận đúng vai trò của tiếng Anh và tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ này trong cuộc sống, công việc cũng như cơ hội to lớn mà nó mang lại, nên mới phản ứng gay gắt về việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2. Nếu hiểu bản chất của tiếng Anh và coi nó như một công cụ đắc lực hỗ trợ các em học sinh tiếp thu kiến thức từ các nguồn trên thế giới thì sẽ tạo nên một thế hệ xuất sắc về tri thức để cống hiến cho đất nước.”
Để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học thì cần đào tạo chuyên sâu cho giáo viên tiếng Anh để nâng cao trình độ giảng dạy, bao gồm cả kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy hiệu quả. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu học tập tiếng Anh ở các địa phương miền núi, nông thôn để các em học sinh có điều kiện học tiếng Anh tốt nhất.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy chia sẻ nhé!
Theo #Vietnamnet