Trần Ngọc

S.Moderator
Mời quý thầy cô tham khảo Giáo án Văn bản Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố). Giáo án mới nhất…

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố -

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

- Thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.

- Hiểu được thành công của nhà văn chính là việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

3. Phẩm chất: - Giáo dục sự cảm thông, chia sẻ với cuộc đời những người nông dân Việt Nam trước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


+ Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu), chân dung nhà văn Ngô Tất Tố.

+ Trích đoạn clip Làng Vũ Đại ngày ấy.

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.

+ Sưu tầm tư liệu về tác giả Ngô Tất Tố, các bài viết về tác giả, tác phẩm.

+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu:
tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.

c) Sản phẩm: HS trình bày miệng

d) Tổ chức thực hiện:

Giáo viên cho học sinh xem video về hiện tượng đê vỡ

Tại sao đê lại vỡ?

Nước dâng cao quá...

Đúng vậy, đây là một hiện tượng tự nhiên đã được khái quát thành quy luật thông qua câu tục ngữ: Tức nước vỡ bờ. Nhà văn Ngô Tất Tố đã mượn hiện tượng tự nhiên này để nói về một quy luật xã hội là: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Vậy thì sự áp bức và đấu tranh đó diễn ra như thế nào, phần thắng phần thua sẽ thuộc về bên nào? Để rõ hơn điểu này, cô và các con sẽ tìm hiểu đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

a) Mục tiêu:
HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: HS nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả?
? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm và đoạn trích?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
* Bổ sung:
- Ngô Tất Tố xuất thân là nhà nho gốc nông dân; học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu.
- Tác phẩm nổi tiếng: Tiểu thuyết Tắt đèn (1939), phóng sự tiểu thuyết Lều chõng (1940), phóng sự Việt làng (1941)....
* Bổ sung: Lấy đề tài từ một vụ thuế ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ, ở đây là thứ thuế thân, thứ thuế dã man đánh vào đầu người dân đinh, một di tích còn sót lại từ thời trung cổ. Qua đó phản ánh xã hội nông thôn đương thời một cách tập trung điển hình nhất. Chính trong vụ thuế, bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến và tình trạng khốn khổ của người dân đã bộc lộ đầy đủ hơn lúc nào hết. Có thể nói: “Tắt đèn” là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự xã hội tàn bạo, ăn thịt người ấy.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
1. Tác giả
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954).
- Là một trong những nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng tháng Tám.
- Nhà văn chuyên viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
2. Tác phẩm
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố đăng trên báo Việt Nữ năm 1937, in thành sách, xuất bản 1939.
- Đoạn trích trích trong chương XVIII của tác phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

a) Mục tiêu:
HS tìm hiểu văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Theo em, truyện cần đọc với giọng đọc như thế nào cho phù hợp?
? Em hiểu như thế nào về “sưu thuế”?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS khác nhận xét, cho điểm.
*Đọc chậm, rõ ràng, chú ý ngữ điệu khi đọc lời thoại.
Phân vai cho H đọc:
+ Vai dẫn chuyện
+ Vai bà lão hàng xóm
+ Vai chi Dậu
+ Vai cai lệ và người nhà lí trưởng
*Thuế: Thể hiện bộ mặt tàn ác bất nhân của giai cấp thực dân nửa phong kiến và phản ánh tình trạng thống khổ của người nông dân bị áp bức đã bộc lộ đầy đủ nhất.
* Bổ sung: Thuế đánh vào thân thể, mạng sống của con người (đàn ông từ 18 tuổi -> 60 tuổi: gọi là dân đinh). Vì vậy còn có một tên gọi khác là: Thuế thân, thuế đinh... (khác thuế ruộng) => đây là thứ thuế vô nhân đạo nhất thuế đánh vào con người, chỉ coi con người như súc vật, hàng hoá.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Nhân vật trung tâm trong đoạn trích là ai?
? VB có thể tóm tắt thành 2 phần nhỏ, em hãy chia phần và tóm tắt ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
*- Phần 1: Từ đầu đến... ngon miệng hay không: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.
- Phần 2: Đoạn còn lại.
Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lý trưởng.
Tóm tắt cốt truyện, nội dung chính của văn bản: “Tác phẩm là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự xã hội tàn bạo, ăn thịt người.” -> Tác phẩm lấy đề tài từ một vụ thuế ở làng quê Bắc Bộ qua đó phản ánh xã hội nông thôn đương thời một cách tập trung điển hình nhất.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
Từ bố cục trên cần làm rõ 3 nội dung:
- Tình thế của gia đình chị Dậu trước khi bọn cai lệ xông vào
- Nhân vật cai lệ (đại diện cho nhân vật phản diện)
- Nhân vật chị Dậu (đại diện cho nhân vật chính diện).
2. Kết cấu, bố cục
- Thể loại: tiểu thuyết
- Phương thức: tự sự
- Bố cục: 2 phần
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích

a) Mục tiêu:
HS phân tích văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSSẢN PHẨM DỰ KIẾN
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Dựa vào phần tóm tắt và phần đầu của đoạn trích, hãy cho biết: Khi bọn tay sai xông vào nhà, tình thế gia đình chị Dậu như thế nào?
? Hãy nhận xét về tình thế gia đình chị Dậu lúc đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
*- Nhà nghèo nhất nhì ở làng Đông Xá
- Không đủ tiền đóng sưu -> chị phải đứt ruột bán con, bán chó cho nhà địa chủ mà vẫn chưa nộp đủ sưu cho chồng và người em chồng đã mất.
- Con đói, chồng bị đánh trói, hành hạ giữa lúc ốm nặng, khi vừa được cứu chữa tỉnh lại -> chưa kịp húp bát cháo thì cai lệ và người nhà Lý trưởng xông vào.
- Mạng sống của chồng bị đe doạ, bản thân chị Dậu phải làm gì để bảo vệ chồng trong lúc nguy cấp ấy.
*Trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
3.1. Tình thế của gia đình chị Dậu
- Vụ thuế đang gay gắt
- Chị đã bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu.
- Phải nộp cả suất sưu cho em chồng đã chết.
- Anh Dậu bị đánh tưởng chết mới tỉnh
-> Tình cảnh thê thảm, đáng thương và nguy cấp. Tai hoạ chồng chất, bản thân chị Dậu ở vào tình thế tuyệt vọng, đơn độc đối phó với lũ bất nhân.
=> Đó là người đàn bà vô cảm, lạnh lùng, độc ác thâm hiểm, hiện thân cho thành kiến cổ hủ lạc hậu, phi nhân đạo của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
? Dựa vào kiến thức Lịch sử, nêu những hiểu biết của em về tình cảnh người nông dân nước ta trước năm 1945 dưới ách cai trị của Pháp?

Yêu cầu:

Nông dân 1 cổ 2 tròng

Giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp ra sức vơ vét bóc lột nhân dân

Đời sống nhân dân, đặc biệt là người nông dân vô cùng khổ nhục...

? Nhắc lại những kiến thức đã học trong tiết học?

Hướng dẫn về nhà

* Đối với bài cũ:

- Học bài theo nội dung

- Hoàn chỉnh các bài tập

* Đối với bài mới: Chuẩn bị “Tức nước vỡ bờ” (T2)

- Đọc kĩ văn bản.

- Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

- Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Văn bản Tức nước vỡ bờ - TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu:
GV kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề tiếp cận bài học.

b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.

c) Sản phẩm: Trình bày miệng

d) Tổ chức thực hiện:

Chiếu clip Làng Vũ Đại ngày ấy (hình ảnh chị Dậu).

? Chia sẻ cảm nhận của em về nhân vật khi được xem trích đoạn trên?

Chia sẻ.

Chị Dậu là một nhân vật điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trước những kẻ hung ác, bất nhân như tên cai lệ và người nhà lí trưởng đại diện cho quyền lực của xã hội thực dân phong kiến đến để áp đảo người dân nghèo thì chị Dậu đã xử sự và đối phó ra sao...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: GV phân tích văn bản.

a) Mục tiêu:
tìm hiểu nhân vật chị Dậu

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
NV1: Theo dõi đoạn đầu văn bản -> dây thừng
(T29)
Khi tên cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập tiến vào nhà, tính mạng chồng chị bị đe doạ thì chị Dậu đã ứng xử và đối phó ra sao? Hãy phân tích diễn biến tâm lý của chị Dậu trong đoạn trích này
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trước khi bọn sai nha tiến vào nhà, mối quan tâm lớn nhất của chị Dậu là gì?
? Tìm những từ ngữ nói về việc chăm sóc chồng của chị Dậu?
? Qua những chi tiết đó, em có nhận xét gì về phẩm chất của chị Dậu?
? Khi bọn tay sai đến, Lúc đầu chị Dậu đã có thái độ cư xử ra sao? Vì sao chị làm như vậy?
? Nhận xét về thái độ của chị Dậu?
? Nhưng đến khi cai lệ đáp lại chị bằng những quả "bịch" vào người chị rồi sấn đến để trói anh Dậu thì thái độ cư xử của chị đã thay đổi ra sao?
? Khi cai lệ tát vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã có hành động gì?
? Ở đoạn này, chi tiết và cảnh tượng nào gây được sự hào hứng nhất đối với em? Vì sao? Hãy tìm các từ ngữ miêu tả cảnh hào hứng đó (Phiếu học tập)
? Em nhận xét gì về cảnh tượng diễn ra ở cuối văn bản?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở trong đoạn văn này?
? Chị Dậu đã chiến thắng bọn tay sai. Theo em do đâu mà chị có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã hai tên tay sai như vậy?
? Qua đoạn trích, em hãy nêu rõ tính cách của nhân vật chị Dậu?
? Em có suy nghĩ gì về lời can ngăn của anh Dậu và câu trả lời dứt khoát của chị Dậu ở cuối văn bản " Thà ngồi tù... tôi không chịu được"?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
*Lo chăm sóc cho người chồng vừa tỉnh dậy.
*Lo cho chồng, rón rén bưng bát cháo, động viên chồng cố ăn, chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không.
*Ban đầu chị Dậu vẫn cố "thiết tha" van xin bởi chị hiểu rằng bọn tay sai hung hãn đang nhân danh "người nhà nước" đi thi hành công vụ, còn chồng chị chỉ là kẻ cùng đinh và đang có tội cho nên chị chỉ van xin. Chị nhận rõ được thân phận người nông dân thấp cổ bé họng quen nhẫn nhục.
*Trình bày.
*Cách xưng hô đanh đá tỏ ý coi thường khi đối mặt. Thể hiện thái độ căm giận ngùn ngụt. Hơn thế nữa, tình thế xoay chuyển hoàn toàn khi bọn tay sai là tên cai lệ đã không còn chút lương tâm và tính người nữa.
*Hoàn thành phiếu học tập, trình bày.
Chị Dậu > <
- túm, ấn, xô, đẩy
- nhanh như cắt
nắm, túm tóc lẳng
Cai lệ, người nhà lý trưởng
+ Cai lệ: lẻo khoẻo, không kịp, ngã, miệng nhem nhẻm thét trói
+ Người nhà lý trưởng: sấn sổ, giơ gậy chực đánh
+ Yếu hơn, ngã nhào ra
Trình bày.
* Bình: Sau khi chị Dậu càng lùi, càng nhịn thì tên cai lệ càng lấn tới. Tình huống truyện cứ căng thẳng mãi lên, bản chất tàn bạo của tên cai lệ phơi bày trắng trợn. Nước đã tức! Sau cái tát giáng xuống chị Dậu-> con giun xéo mãi cũng phải quằn-> chị Dậu không thể chịu nổi phải vùng lên. Vừa ra tay, chị đã nhanh chóng biến ... - >
... lúc mới xông vào, chúng hùng hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng hài hước thảm hại bấy nhiêu => Còn gì hả hê hơn khi thấy caí ác bị chặn đứng, kể gây ác bị trừng trị.
*- Sức mạnh lạ lùng của chị Dậu bắt nguồn từ sức mạnh của lòng yêu thương và lòng căm hờn.
- Xã hội bất công, tàn bạo đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại
*- Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại chị vẫn có sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.
*- Ý chí kiên cường tiềm ẩn trong con người chị, chị không còn phải chịu cảnh cứ phải sống cúi đầu mặc cho kẻ ác chà đạp.
Hành động của chị Dậu tuy chỉ là bột phát về căn bản chưa giải quyết được gì (chỉ một lúc sau cả nhà chị bị giải ra đình trình quan) tức là chị vẫn bế tắc, nhưng có thể tin rằng khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, chị sẽ là một người đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
II. Đọc – hiểu văn bản
3.3. Nhân vật chị Dậu
* Chị Dậu chăm sóc chồng

- Cháo chín, múc ra bát, quạt cho chóng nguội.
- Rón rén bưng một bát đến chỗ chồng.
- Ngồi chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.
-> Là người phụ nữ hiền dịu, yêu thương chồng con.
* Khi đối phó với bọn tay sai
- Lúc đầu:
+ run run, thiết tha
+ xưng hô: cháu - ông
-> Nhẫn nhục, van xin, lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của "ông cai".
- Khi bọn tay sai ác độc và tàn nhẫn:
+ Không thể chịu được -> liều mình cự lại
+ Vị thế ngang hàng: tôi - ông
+ Dùng lý lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
- Khi bọn tay tiếp tục hành động ác độc và tàn nhẫn.
+ Nghiến hai hàm răng.
+ Xưng hô: mày- bà -> Tư thế đứng trên đầu kẻ thù.
-> Chuyển từ đấu lý -> đấu lực.
- Cảnh tượng " Tức nước vỡ bờ”:
+ Chị Dậu chiến thắng, tên cai lệ ngã chỏng quèo, tên người nhà lý trưởng bị túm tóc lẳng ngã nhào.
- Hình ảnh đối lập, miêu tả với sắc thái hài hước, chân thực, hợp lí, sống động.
-> Làm nổi bật sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu.
-> Những tên tay sai hung hãn thành kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả.
=> Là người phụ nữ dịu dàng mà cứng cỏi, đầy vị tha nhưng không yếu đuối; có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng, quyết liệt
NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em hiểu gì về nhan đề " Tức nước vỡ bờ "? Tác giả biên soạn sách đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
*- Tức nước vỡ bờ là kinh nghiệm dân gian được đúc kết ở đó.
- Ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố đã phản ánh đúng hiện thực xã hội: có áp bức có đấu tranh và sức mạnh to lớn của những người nông dân.
- Cảnh tức nước vỡ bờ trong đoạn trích đã dự báo cơn bão táp cách mạng của quần chúng nông dân nổi dậy sau này.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
3.4. Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ
- Chân lí dân gian: Có áp bức, có đấu tranh
- Chân lí cuộc sống: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng, không có con đường nào khác
-> Dự báo cơn bão táp mạng của quần chúng nhân dân sau này.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết

a) Mục tiêu:
Học sinh biết cách tổng kết văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Với hai nhân vật tiêu biểu: Tên cai lệ và hình ảnh chị Dậu, em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
* Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, khắc hoạ nhân vật rõ nét.
+ Nhân vật tên cai lệ được miêu tả nổi bật từ giọng quát thét hống hách đến những lời xỏ xiên đểu cáng, hành động hung hãn, "giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ", thân hình "lẻo khẻo" vì nghiện ngập đến tư thế "ngã chỏng quèo" mà miệng vẫn còn "nham nhảm thét trói" -> Tất cả đều làm nổi bật hình ảnh đầy ấn tượng về một tên tay sai trắng trợn, tàn ác, đểu giả, đê tiện.
+ Nhân vật chị Dậu: Mọi hành động, lời lẽ, cử chỉ đều thể hiện sự nhất quán khá đa dạng: vừa van xin thiết tha lễ phép, vừa ngỗ nghịch "đanh đá" quyết liệt, vừa chan chứa tình yêu thương vừa ngùn ngụt căm thù...
* Sử dụng lời ăn tiếng nói bình dị, sinh động của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có "ngôn ngữ riêng" để bộc lộ tính cách.
+ Tên cai lệ: thô lỗ, đểu cáng
+ Chị Dậu: thiết tha, mềm mỏng khi van xin trình bày và đanh thép quyết liệt khi liều mình cự lại; lời lẽ bà hàng xóm thì thật thà, hiền hậu.
4. Tổng kết
4.1. Nghệ thuật

- Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ.
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, bình dị, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí...)
NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em hiểu gì về cái tên “tức nước vỡ bờ” của văn bản?
Thể hiện quy luật của cuộc sống: có áp bức, có đấu tranh.
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
4.2. Nội dung – ý nghĩa
*
Nội dung:
- Vạch trần bộ mặt tàn ác bất
nhân của xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
* Ý nghĩa:
- Tác phẩm phản ánh thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những
người nông dân hiền lành chất phác.
4.3. Ghi nhớ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:
củng cố kiến thức, rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản.

b) Nội dung: Đọc diễn cảm 4 phân vai: Chị Dậu, anh Dậu, Cai lệ, người nhà lý trưởng.

c) Sản phẩm: HS đọc đoạn văn

d) Tổ chức thực hiện:

Đọc diễn cảm 4 phân vai: Chị Dậu, anh Dậu, Cai lệ, người nhà lý trưởng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:
HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: thảo luận nhóm

c) Sản phẩm: Kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện:

? Có nhà phê bình nhận xét: “Tên cai lệ giống như 1 Rôbốt, một công cụ bằng sắt tàn bạo...” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Thảo luận nhóm bàn: 2p- trình bày.

=> Mặc cho chị Dậu phân bua giãi bày, van xin. Mặc cho anh Dậu rũ rượi như 1 xác chết, Hắn cũng không hề bận tâm hay động lòng, hắn cứ nhảy vào hung hãn thô tục, đánh đấm... hắn không có tình người. Không có tính người…, là cái máy của chế độ thực dân phong kiến.

Hướng dẫn về nhà

* Đối với bài cũ:

- Học kĩ nội dung bài học

- Đọc diễn cảm đoạn trích (chú ý giọng điệu, ngữ điệu của nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chị Dậu).

* Đối với bài mới: Chuẩn bị bài: Lão Hạc

- Đọc ví dụ tìm hiểu các đoạn văn xét về hình thức và nội dung.

- Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.

- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top