Văn học địa phương: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn xuôi và thơ địa phương, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 30, Tiết 116:

Văn học địa phương:

TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN XUÔI

VÀ THƠ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức
: Giúp HS:

- Hiểu yếu tố biểu cảm trong văn thơ có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

- Yếu tố biểu cảm thể hiện ở các từ ngữ,hình ảnh, hình tượng, nhạc điệu.

2. Kỹ năng

- phân tích, nhận biết và diễn đạt.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi, vận dụng tốt.

4. Năng lực : Lắng nghe, thực hành, khái quát, nhận xét và đánh giá, cảm thụ và phân tích, nhận biết, vận dụng.....

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:
Giáo án, tư liệu tham khảo về văn học địa phương.

2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức:


Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
Vắng - lí do​
Điều chỉnh​
8A1​
8A2​
8A3​
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
(H) Nêu yêu cầu của văn bản tường trình. Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầyHĐ của HSNội dung cần đạt
Hoạt động 1. Khởi động
- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở.
- Thời gian: 2’.
H. Yếu tố biểu cảm là gì? Yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong thơ văn?Lắng nghe, suy nghĩ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm.
- Mục tiêu: HS hiểu được việc sử dụng các yếu tố biểu cảm có tác dụng trong văn thơ địa phương nói riêng và trong văn thơ nói chung.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, nêu vấn đề, gợi mở.
- Thời gian: 35’.
? Yếu tố biểu cảm là gì?
- Các phương tiện ngôn ngữ có khả năng biểu hiện sinh động, chân thực, điển hình các trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật văn học và tác giả văn học.
- Các phương tiện ngôn ngữ: từ, câu, hình ảnh, hình tượng, nhạc điệu…

VD. Bài Quên và nhớ.
?Yếu tố biểu cảm trong bài thơ được thể hiện như thế nào?
Yếu tố biểu cảm với hình tượng “Mẹ”:
+ Thời gian như hun hút giếng đong đầy nước mắt của bao bà mẹ có con đi chiến đấu không về.
? Hình tượng mẹ hiện lên qua mấy tư thế?
- 4 tư thế.
? Cảm nhận của em về yếu tố biểu cảm này?
- HS tự biểu lộ.




? Yếu tố biểu cảm trong bài thơ được thể hiện như thế nào?
Tình cảm xót thương, kính trọng của tác giả dành cho mẹ được biểu hiện qua các cặp hình ảnh so sánh:
? Chỉ ra các hình ảnh so sánh?
Mẹ- Chiếc liềm cắt lúa.
Mẹ- Chiếc lá.
? Cảm nhận của em về yếu tố biểu cảm này?
HS tự bộc lộ
? Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong thơ?
- Bộc lộ mọi trạng thái, cảm xúc, tình cảm của cả nhân vật và tác giả.

VD. Truyện kí “Đường về với mẹ chữ”. (Vi Hồng)
Suy nghĩ, trả lời










Suy nghĩ, trả lời




Suy nghĩ, trả lời

Suy nghĩ, trả lời





Suy nghĩ, trả lời



Suy nghĩ, trả lời



Suy nghĩ, trả lời







1. Yếu tố biểu cảm:
- Các phương tiện ngôn ngữ có khả năng biểu hiện sinh động, chân thực, điển hình các trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật văn học và tác giả văn học.
- Các phương tiện ngôn ngữ: từ, câu, hình ảnh, hình tượng, nhạc điệu…
2. Yếu tố biểu cảm trong thơ địa phương:
a. Bài Quên và nhớ. (Nguyễn Đức Hạnh)
- Yếu tố biểu cảm với hình tượng “Mẹ”:
+ Thời gian như hun hút giếng đong đầy nước mắt của bao bà mẹ có con đi chiến đấu không về.
- Hình tượng mẹ với bốn tư thế khổ đau, kiếm tìm, hụt hẫng, chông chênh được dệt bằng từ ngữ thấm dẫm cảm xúc trữ tình: Tình cảm yêu thương, cảm thông, kính trọng của tác giả dành cho mẹ.
b. Bài Mẹ (Hiền Mặc Chất).
- Tình cảm xót thương, kính trọng của tác giả dành cho mẹ được biểu hiện qua các cặp hình ảnh so sánh:
+ Mẹ- Chiếc liềm cắt lúa.
-> Tình cảm tác giả được thể hiện kín đáo: Người mẹ Vn vĩ đại biết bao- một đời đắng cay, vất vả lặng thầm.
+ Mẹ- Chiếc lá.
-> Nỗi xót thương chuyển thành nỗi ân hận, xót xa.
Con lớn khôn nhờ mồ hôi, đắng cay, hi sinh lặng thầm của cuộc đời mẹ.
3. Yếu tố biểu cảm trong văn xuôi địa phương:
- BC từ các hình tượng nhân vật.
- Qua ngôn ngữ đối thoại: Ngạc nhiên, tò mò, sợ hãi...
- Qua các tình huống truyện:
- Các bức tranh thiênh nhiên và bức tranh sinh hoạt của các nhân vật.
4. Luyện tập và củng cố: 2’

Khái quát lại nội dung bài học cho HS.

5. Hướng dẫn học ở nhà: 3’

GV định hướng nội dung cho HS:

- Học kĩ nội dung. Làm bài tập.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản thông báo.

IV. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................
.................................................................................
 

Đính kèm

  • Văn học địa phương.docx
    23.7 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top