BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta (đất liền, vùng trời, vùng biển)
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế- xã hội và quốc phòng
- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hiệu quả vị trí địa lí và lãnh thổ trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2. Kỹ năng
- Xác định được trên bản đồ về phạm vi, vị trí lãnh thổ nước ta, xác định được toạ độ địa lí các điểm ở cực Bắc, Nam, Đông, Tây.
- Đọc sơ đồ các bộ phận vùng biển nước ta.
3.Thái độ
- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về tiềm năng của nước ta.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giao tiêp, hợp tác, ngôn ngữ
- Năng lực chuyên môn:
+ Sử dụng khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ.
+ Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt nam
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật biển Quốc tế 1982
- Atlat Việt Nam.
- Bài giảng, phiếu học tập và giấy A2 (hoặc bảng nhóm)
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam, sách tập ghi bài. Bút màu các loại,
- Các kiến thức đã học về ASEAN, WTO, AFTA, những cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
* Đặc điểm vị trí địa lí * Phạm vi lãnh thổ nước ta. * Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta. | - Trình bày được đặc điểm của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta. - Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí. | - So sánh vị trí địa lí của nước ta với 1 số nước cùng vĩ độ. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí với tự nhiên, kinh tế - xã hội nước ta. | - Đọc được bản đồ thấy được vị trí địa lí nước ta. Đánh giá được lợi thế và khó khăn của vị trí địa lí mang lại. - Nhận xét, phân tích được các bản đồ tranh ảnh. - Giải thích được vì sao nước ta không có khí hậu khô hạn như một số nước cùng vĩ độ. | - Liên hệ được với vấn đề phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam. - Đưa ra được các giải pháp khắc phục khó khăn sơ bộ. |
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức đã biết về được học ở THCS về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Kĩ năng: Xác định được vị trí VN trên bản đồ và Atlat.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại
- Hình thức: cá nhân
3. Phương tiện:
Atlat Địa lý Việt Nam
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
+ Phương án 1: Yêu cầu học sinh quan sát Atlat Địa lí Việt Nam (trang 4, 5) Trình bày đặc điểm của vị trí địa lí nước ta.
+ Phương án 2: GV dẫn dắt: Ở địa lí lớp 8 và 9 chúng ta đã được học về Việt Nam. Hôm nay chúng ta thi nhau kể những điều các em biết về Việt Nam nhé.
- Bước 2: Chia lớp thành 4 đội mỗi đội kể ít nhất 5 đặc điểm của Việt Nam. Giáo viên ghi ra trên bảng để tính điểm cộng.
- Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ NƯỚC TA
(10 PHÚT)
1. Mục tiêu
- Trình bày được các đặc điểm của ví địa lí nước ta.
- Chỉ được trên bản đồ vị trí nước ta, tọa độ các điểm cực của nước ta: Bắc - Nam - Đông - Tây
2. Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động nhóm cặp đôi
1 |
2 |
3 |
4 |
7 |
8 |
6 |
5 |
B |
C |
- Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp
3. Phương tiện
- Bản đồ Đông Nam Á và Atlat Địa lí Việt Nam. Lược đồ câm Việt Nam và Đông Nam Á, có đánh số các nước và các điểm cực cũng như các thông tin cơ bản để HS gắn biển.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân, Hoàn thành phiếu học tập
Câu hỏi | Trả lời |
Nêu vị trí địa lí của nước ta | |
Tọa độ các điểm cực Cực Bắc Cực Nam Cực Đông Cực Tây Tọa độ trên vùng biển | |
Nước ta nằm trong múi giờ nào | |
Nêu đặc điểm vị trí nước ta ngắn gọn nhất | |
Bước 3: Giáo viên gọi học sinh bất khi trả lời. mỗi nhóm cặp mời 1 bạn trả lời 1 ý. Và chốt bài lại một cách ngắn gọn. GV có thể kể thêm câu chuyện về các điểm cực
GV cũng có thể dùng google Earth để giúp HS tìm hiểu tốt hơn vị trí địa lí
Vị trí địa lí: Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Động Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Tọa độ địa lí: Cực Bắc: 23023’ B (tỉnh Hà Giang) Cực Nam: 08034’ B (tỉnh Cà Mau) Cực Tây: 102009’ Đ (tỉnh Điện Biên) Cực Đông: 109024’ Đ (tỉnh Khánh Hòa) Trên vùng biển kéo dài tới khoảng 6050’B và từ 1010Đ đến 117020’Đ. Vậy Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông, thông ra Thái Bình Dương. Nước ta nằm trong múi giờ số 7. |
1. Mục tiêu
- Trình bày được các bộ phận hợp thành lãnh thổ nước ta: Vùng đất, vùng biển, vùng trời.
- Đọc được thông tin từ Atlat và bản đồ
2. Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động nhóm chuyên gia - mảnh ghép
3. Phương tiện
Atlat Địa lí Việt Nam và bản đồ tự nhiên Việt Nam.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm tùy sĩ số, yêu cầu các nhóm quan sát Atlat, khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm:
Nhóm 1,2 tìm hiểu vùng đất, vùng trời
Nhóm 3,4 tìm hiểu vùng biển
Nhóm 5,6 tìm hiểu ý nghĩa VTĐL và lãnh thổ
- Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Học sinh có 3 phút làm chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản phẩm là sơ đồ tư duy trên giấy A2
- Bước 3: Vòng 2: Nhóm ghép: Tùy theo số lượng học sinh chia thành 2 cụm hoặc 3 cụm. mỗi cụm 3 nhóm tương ứng với 3 nội dung được giao. Mỗi nhóm chuyên gia sẽ đếm số từ 1 đến 3. Ai chưa có số đứng lên đếm lại từ đầu. và di chuyển theo sơ đồ. Lưu ý là chỉ di chuyển trong cụm của mình. Giáo viên chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới.
- Học sinh có 3 vòng di chuyển sản phẩm (nếu lớp chật) còn rộng thì sản phẩm của nhóm chuyên gia dán cố định trên bàn. Mỗi nhóm có 1 phút 30 giây để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới.
- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người.
- Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức.
2. Phạm vi lãnh thổ:
a. Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212km2.
- Biên giới :
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1300km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100 km, Capuchia hơn 1100km.
+ Phía Đông, Đông Nam và Nam giáp biển.
- Nước ta có 4000 hòn đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa ( Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời Khoảng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng biển.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam.
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động – thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên ( Bắc – Nam, Đông – Tây, đai cao)
- Khó khăn: bão, lũ lụt.
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế: Thuận lợi để phát triển đầy đủ các loại hình giao thông với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Về văn hóa – xã hội: tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng.
- Về chính trị và quốc phòng: là khu vực đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong an ninh quốc phòng khu vực.
HOẠT ĐỘNG 3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VIỆT NAM (10 PHÚT)a. Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212km2.
- Biên giới :
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1300km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100 km, Capuchia hơn 1100km.
+ Phía Đông, Đông Nam và Nam giáp biển.
- Nước ta có 4000 hòn đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa ( Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời Khoảng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng biển.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam.
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động – thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên ( Bắc – Nam, Đông – Tây, đai cao)
- Khó khăn: bão, lũ lụt.
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế: Thuận lợi để phát triển đầy đủ các loại hình giao thông với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Về văn hóa – xã hội: tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng.
- Về chính trị và quốc phòng: là khu vực đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong an ninh quốc phòng khu vực.
1.Mục tiêu
- Giải thích được đặc điểm ý nghĩa VTĐL và lãnh thổ
- So sánh và giải thích được sự khác nhau về thiên nhiên của Tây Nam Á, Bắc Phi với Việt Nam.
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày một cách tương đối thành thục.
2. Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động cá nhân/ nhóm với kĩ thuật khăn trải bàn
- Phương pháp: đàm thoại
3. Phương tiện
Atlat Địa lí Việt Nam.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Hs ngồi ý như nhóm chuyên gia vừa rồi. Dùng giấy A2 vừa rồi lấy mặt sau.
GV yêu cầu các HS giải quyết câu hỏi: Tại sao thiên nhiên của Tây Nam Á, Bắc Phi khác hẳn so với Việt Nam mặc dù cùng vĩ độ? Nững ngành kinh tế nào có lợi thế từ vị trí địa lí và lãnh thổ như vậy?
Thời gian làm cá nhân là 2 phút. Sau đó ột bạn trong nhóm sẽ đại diện tổng hợp các ý kiến của thành viên ghi vào ô ở giữa trong 2 phút.
- Bước 2: Giáo viên dùng số ngẫu nhiên gọi nhóm và số trình bày bất khì trình bày. Những nhóm khác dùng bút đỏ tích vào các ý đã có và bổ sung các ý mình chưa có vào phiếu. cá nhân cũng vậy.
Giáo viên sẽ chốt và phân tích sâu ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta.
+ Nguyên nhân dẫn tới các ý nghĩ đó.
- Bước 3: Chốt kiến thức.
C. Hoạt động luyện tập (7 phút)
1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…)
+ Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
+ Kĩ năng: Thiết kế sơ đồ tư duy/sketchnote
2. Chuẩn bị
- Vở ghi, Bút màu
3. Hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ tóm tắt kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. HS có 5 phút hoàn thành sơ đồ tư duy
Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm. Chú ý ghi các từ khóa và số liệu nổi bật. Liên kết kiến thức bằng các mũi tên màu đỏ
Bước 3: Giới thiệu sản phẩm. GV chấm vài bài nhanh nhất và nhận xét chung
D. Vận dụng và mở rộng( 10 phút)
1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…)+ Kiến thức: Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả thế mạnh vị trí và lãnh thổ/ GV có thể linh hoạt đề cập đến vấn đề khai thác biển Đông/ vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
+ Kĩ năng: Phản biện, thuyết trình
2. Chuẩn bị
3. Hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Think: HS làm việc cá nhân, đề xuất 1 giải pháp nhằm khai thác thế mạnh trong 1 phút. Nêu lí do
- Pair: HS chia sẻ cặp đôi trong nhóm trong 2 phút
- Share: HS thể hiện vai trò lãnh đạo, tầm nhìn trước lớp, lập luận và trình bày trong 1 phút
Bước 2: HS phản biện nhanh
Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS
Câu hỏi kiểm tra theo phương án 2
NHẬN BIẾT (Từ câu 1 đến 17)
Câu 1: Điểm cực Bắc trên đất liền của nước ta nằm ở vĩ độ
A. 22023’B. B. 22027’B. C. 23023’B. D. 23027’B.
Câu 2: Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Phú Yên. B. Khánh Hòa.
C. Bà Rịa-Vũng Tàu. D. Bình Thuận.
Câu 3: Điểm cực Bắc trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Hà Giang. B. Lạng Sơn. C. Lào Cai. D. Cao Bằng.
Câu 4: Điểm cực Tây trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Lào Cai. B. Sơn La. C. Điện Biên. D. Lai Châu.
Câu 5: Điểm cực Nam trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Cà Mau. B. Tiền Giang. C. Kiên Giang. D. Cần Thơ.
Câu 6: Quốc gia không có chung đường biên giới trên đất liền với Việt Nam là
A. Trung Quốc. B. Cam –pu –chia. C. Lào. D. Mi- an- ma.
Câu 7: Được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng biển nào?
A. Lãnh hải.. B. Đặc quyền kinh tế. C. Nội thủy. D. Tiếp giáp lãnh hải.
Câu 8: Bộ phận có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là
A. Lãnh hải. B. Đặc quyền kinh tế. C. Nội thủy.. D. Tiếp giáp lãnh hải.
Câu 9: Đường bờ biển nước ta chạy từ Móng Cái đến Hà Tiên dài khoảng
A. 2300km. B. 2360km. C. 3260km. D. 3200km.
Câu 10: Theo giờ GMT, lãnh thổ phần đất liền nước ta chủ yếu nằm trong
A. múi giớ số 6. B. múi giớ số 7. C. múi giớ số 8. D. múi giớ số 9.
Câu 11: Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào?
A. Đà Nẵng và Khánh Hòa. B. Khánh Hòa và Quảng Ninh.
C. Thừa Thiên –Huế và Bà Rịa –Vũng Tàu. D. Đà Nẵng và Bà Rịa –Vũng Tàu.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng nội thủy của nước ta?
A. Là vùng nước tiếp giáp với đất liền.
B. Là cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta.
C. Được tính từ mép nước thủy triều thấp nhất trên đường cơ sở. .
D. Được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
Câu 13: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư là
A. lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế. C. thềm lục địa. D. tiếp giáp lãnh hải.
Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về lãnh hải nước ta?
A. Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. Có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
C. Có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.
D. Ranh giới ngoài được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
Câu 15: Đặc điểm không đúng với vị trí địa lý nước ta là
A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương.
C. trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới.
D. nằm ở trung tâm các vành đai động đất, núi lửa sóng thần trên thế giới.
Câu 16: Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển là:
A. lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế. C. nội thủy. D. tiếp giáp lãnh hải.
Câu 17: Được coi như đường biên giới trên biển của nước ta là
A. đường cơ sở - đường nối các đảo gần bờ và các mũi đất xa nhất về phía biển.
B. ranh giới giữa vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải.
C. ranh giới giữa vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
D. ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
THÔNG HIỂU (Từ câu 18 đến 22)
Câu 18: Khoảng cách về vĩ độ giữa điểm cực Bắc và điểm cực Nam trên đất liền của nước ta là
A.13040’. B.14039’. C.14049’. D.15049’.
Câu 19: Khoảng cách về kinh độ giữa điểm cực Đông và điểm cực Tây trên đất liền của nước ta là
A.7015’. B.7029’. C.10018’. D.12019’.
Câu 20. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường A. nằm cách bờ biển 12 hải lí.
B. nối các điểm có độ sâu 200 m.
C. nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ. D. tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
Câu 21. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú không phải do
A. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B, thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. nằm ở trên các vành đai sinh khoáng của thế giới như Địa Trung Hải, Thái Bình Dương.
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 22. Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho việc
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.
C. phát triển các ngành kinh tế biển. D. phát triển nền nông nghiệp ôn đới.
VẬN DỤNG (Từ câu 23 đến
Câu 23: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 4, 5 hãy cho biết, nước ta có bao nhiêu tỉnh nằm trên đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc?
A. 5 tỉnh. B. 6 tỉnh. C. 7 tỉnh. D. 8 tỉnh.
Câu 24: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 23 hãy cho biết, cửa khẩu quốc tế nằm ở ngã ba biên giới giữa Việt Nam- Lào-Cam-pu-chia là gì?
A. Lệ Thanh. B. Bờ Y. C. Tây Trang. D. Lao Bảo.
Câu 25: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 4, 5 hãy cho biết, nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tiếp giáp với biển Đông?
A.26. B.27. C.28. D.29.
Câu 26: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 4, 5 hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào dưới đây không giáp biển?
A. Thành phố Cần Thơ. B.Thành phố Hồ Chí Minh. C. Quảng Ngãi. D. Ninh Bình.
Câu 27: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 23 hãy cho biết, các cửa khẩu từ Bắc vào Nam của nước ta là gì?
A.Tây Trang, Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía. B. Tây Trang, Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài.
C. Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía, Tây Trang. D. Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài, Tây Trang.
Câu 28. Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam hãy cho biết, cửa khẩu nào dưới đây nằm trên biên giới Việt – Lào?
A. Cầu Treo. B. Xà Xía. C. Mộc Bài. D. Lào Cai.
Câu 29. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với
A. Trung Quốc và Lào. B. Lào và Cam-pu-chia.
C. Cam-pu-chia và Trung Quốc. D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia.
Câu 30. Để bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta cần
A. đẩy mạnh sức mạnh về quân sự.
B. hiện đại hóa trang thiết bị và đàm phán với các nước láng giềng.
C. khai thác triệt để các tài nguyên ở đây như hải sản, khoáng sản…
D. đàm phán với các quốc gia láng giềng có chung biển Đông.
ĐÁP ÁN
Câu | ĐA | Câu | ĐA | Câu | ĐA | Câu | ĐA | Câu | ĐA | Câu | ĐA |
1 | C | 6 | D | 11 | A | 16 | A | 21 | C | 26 | A |
2 | B | 7 | C | 12 | C | 17 | B | 22 | D | 27 | A |
3 | A | 8 | B | 13 | D | 18 | C | 23 | C | 28 | A |
4 | C | 9 | C | 14 | C | 19 | A | 24 | B | 29 | C |
5 | A | 10 | B | 15 | D | 20 | C | 25 | C | 30 | B |
………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………..
Nguồn: TH