Viết bài tập làm văn số 1, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 3 - Tiết 14+15, Tập làm văn:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

(Văn bản thuyết minh)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức
:

- Viết được bài văn t/minh của Hs theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý , có hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng thu thập tài liệu , hệ thống ,chọn lọc tài liệu ,viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả ...

3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ làm bài.

4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, sử dụng tiếng việt,...

II. CHUẨN BỊ

1. GV:
Ra đề bài và đáp án, photo đề bài cho HS

2. HS: Ôn tập văn thuyết minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ôn định lớp:1’


Lớp​
Sĩ số​
Học sinh vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A142
14/9/2019​
9A242
12/9/2019​
9A342
13/9/2019​

2. Kiểm tra kiến thức cũ:
Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

3. Bài mới:
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA


Nội dung
Mức độ cần đạt

Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu- Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật
- Tiêu chí chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích hoặc văn bản hoàn chỉnh
+ Độ dài khoảng 40 – 60 chữ
+ Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 9, HK I
- Gọi tên tác phẩm, tác giả của đoạn trích
- Nêu luận điểm của đoạn trích
- Phân tích nội dung đoạn trích
và nhận xét cách lập luận
- Trình bày nhận thức từ nội dung đoạn trích

Tổng
Số câu
2
1
1
4
Số điểm
1,0
1,5
0,5
3,0
Tỉ lệ
10%
15%
5%
30%
II. Làm văn
Thuyết minh
1.
2 câu văn TM có dùng NT và MT
- Nội dung về 2 bộ phận của 1 loài cây
2. Bài văn thuyết minh có dùng biện pháp NT và yếu tố miêu tả (4 đề bài trong SGK, chú trọng vào đề số 2)
Viết 2 câu văn TM có dùng hình thức tự thuật và yếu tố miêu tả







Làm bài văn thuyết minh về một loài cây quen thuộc hoàn chỉnh theo yêu cầu

Tổng
Số câu
1
1
2
Số điểm
2,0
5,0
7,0
Tỉ lệ
20%
50%
70%

Tổng
cộng
Số câu
2
1
2
1
6
Số điểm
1,0
1,5
2,5
5,0
10,0
Tỉ lệ
10%
15%
25%
50%
100%
ĐỀ BÀI
Đề số 1:

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước Châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga ...và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới său sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không có gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại ...


Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2 (0,5 điểm). Em hãy chỉ ra luận điểm của đoạn văn trên?

Câu 3 (1,5 điểm). Theo tác giả, những yếu tố nào làm nên phong cách văn hóa Hồ Chí Minh?

Câu 4 (0,5 điểm). Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hóa dân tộc ở Bác như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1
(2,0 điểm). Dùng hình thức tự thuật và yếu tố miêu tả để viết những câu văn thuyết minh về

a, Lá chè

b, Hoa chè

Câu 2 (5,0 điểm).

Thái Nguyên không chỉ được biết đến với khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc đẹp lung linh vói 1 huyền thoại tình yêu mà còn được biết đến vói những nương chè xanh bát ngát, đặc biệt là vùng đất chè Tân Cương.

Dựa vào tư liệu sau về cây chè; vận dụng biện pháp nghệ thuật thuật và yếu tố miêu tả thích hợp, em hãy viết bài thuyết minh về cây chè Thái nguyên – quê hương em. (Học sinh làm vào giấy kiểm tra)

Tư liệu về cây chè:

Chè xanh là một loại cây rất gần gũi trong đời sống con người. Từ nhiều thế kỷ qua, trà được biết đến là thức uống có giá trị cho sức khỏe con người và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Cây chè và các sản phẩm trà không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tại nhiều quốc gia, cách dùng trà đã được nâng lên thành nghệ thuật, văn hóa trà đã trở thành nét độc đáo làm phong phú thêm kho tàng ẩm thực trà thế giới.

Nhiều nhà khoa học cho rằng cây chè có nguồn gốc từ vùng Đông Á và Đông Nam Á. Còn theo truyền thuyết, người đầu tiên phát hiện ra cây trà là vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 trước CN. Cây chè đã được khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ Phật giáo trong quá trình truyền giáo đã đem cây chè sang Ấn Độ và Nhật Bản. Dần dần, các thương gia đã đưa trà sang châu Âu và hình thành “văn hóa trà” trên khắp thế giới, mang nét đặc thù của từng dân tộc. Chè là một loài cây sống ở nơi có nhiệt độ thấp. Chè thường được trồng ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính. Chè đặc biệt phù hợp với loại đất tốt, sâu chua nên hay được trồng nhiều ở những vùng trung du hoặc miền núi. Một số nơi trồng chè nổi tiếng ở nước ta như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng), Pleiku (Gia Lai),…

Cây chè là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi họăc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá. Rễ chè thuộc họ rễ cọc, có rễ cái dài. Cây chè chỉ có một thân chính, từ thân chính đó phân ra các cành nhánh. Người ta chia thân chè ra làm 3 loại: thân gỗ, thân nhỡ và thân bụi. Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè. Trên cây chè có hai loại mầm: mầm sinh dưỡng và mầm sinh thực, mầm sinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. Búp chè là đoạn non của một cành chè, gồm có tôm và hai hoặc ba lá non. Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá, gân lá nổi lên rất rõ. Lá của chúng dài từ 4 – 15cm. Lá chè lúc mới mọc có màu xanh non, khi già hơn thì có màu xanh đậm. Hoa của nó nhỏ, có màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5 – 4cm, với 7 – 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.

Chè là loại cây có rất nhiều công dụng. Mùa hè là thời điểm tốt và thuận lợi để cây chè sinh trưởng và phát triển. Chè thường được thu hoạch vào sáng sớm, lúc này, những tia nắng mặt trời mới bắt đầu ló rạng, những búp chè còn đọng nguyên sương đêm trong lành, tinh khiết của đất trời. Cả lá chè tươi hoặc xao khô đều có thể làm nước uống rất tốt. Uống chè giúp kích khích hệ thần kinh, giảm buồn ngủ, mát tim bổ phổi, giải nhiệt cơ thể nên được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, chè còn rất hữu dụng trong việc làm giảm bệnh ung thư, huyết áp, làm đẹp da, giảm stress. Trà là thủ tục trong nhiều nghi lễ truyền thống, trà đạo là nét đẹp văn hóa ở nhiều quốc gia. Chè cũng là một mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi uống trà. Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà. Đặc biệt, chúng ta không nên uống trà lúc đói. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong chè xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ. Những đồi chè còn tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ, đi vào thơ ca nhạc họa.

Cây chè đã có nguồn gốc từ lâu đời và sẽ còn nguyên giá trị dù hôm nay hay mai sau. Chè sẽ mãi đóng một vị trí đặc biệt trong cuộc sống tinh thần của người Việt. Chè mang lại rất nhiều công dụng bổ ích cho con người, vì vậy, chúng ta nên lưu giữ và phát triển loài cây này.

*Đáp án và thang điểm:

Phần I. Đọc hiểu
(3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+ Tác phẩm: Phong cách Hồ Chí Minh

+ Tác giả: Lê Anh Trà

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 02 ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời 1 trong 2 ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 2 (0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+ Luận điểm: Bàn luận về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa HCM.

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời có ý trên tuy lòng vòng

+ Điểm 0: Trả lời không đúng ý trên hoặc không trả lời

Câu 3 (1,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời: Yếu tố tạo nên phong cách văn hóa HCM:

+
Sự tiếp xúc, am hiểu văn hóa của nhiều dân tộc, nhiều vùng trên thế giới

+ Biết nhiều thứ tiếng nước ngoài, làm nhiều nghề khác nhau

+ Cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,5: Trả lời đúng 03 ý trên

+Điểm 1,25: Trả lời đúng ý 1,3, một nửa của ý 2

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 02 ý trong 3 ý trên

+ Điểm 0,75: Trả lời đúng 1 trong 2 ý 1,3 và ½ của ý 2

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng được 01 trong 3 ý trên

+ Điểm 0,25: Nêu được ý chung nhưng dùng từ chưa chính xác, chưa rõ ràng

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 4 (0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+ Văn hóa của Bác mang tính nhân loại

+ Văn hóa của Bác mang đậm bản sắc dân tộc

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 02 ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời 1 trong 2 ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

1.1.Yêu cầu chung:
HS biết kết hợp kiến thức kĩ năng về viết câu văn TM có kết hợp BPNT và yếu tố MT để tạo lập một vài câu văn TM theo yêu cầu. Đảm bảo thể thức câu văn đúng ngữ pháp, dùng đúng hình thức tự thuật và MT, nêu được các đặc điểm cơ bản của đối tượng TM, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1.2.Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo là câu văn hoàn chỉnh. (0,25 điểm)

b. Xác định đúng vấn đề cần viết. (0,25 điểm)

c. Chia vấn đề trình bày thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt BPNT và MT để TM. (1,0 điểm)

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:


* Lá chè: Lá của chúng tôi mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá, gân nổi lên rất rõ và thường dài từ 4 – 15cm. Hình dáng chúng tôi thuôn theo hình bầu dục nhọn hai đầu. Khi còn non, chúng tôi có màu xanh lục nhạt, đây là thời kì chúng tôi được thu hoạch để sản xuất. Khi về già, lá của chúng tôi ngả sang màu xanh thẫm.

* Hoa chè: Hoa của chúng tôi nhỏ, có màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5 – 4cm, với 7 – 8 cánh hoa. Hương hoa chúng tôi thơm hắc chứ không nồng nàn quyến rũ như hoa bưởi.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có cảm nhận riêng, suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. (0,25 điểm)

b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. (0,25 điểm)






Câu 2 (5,0 điểm)

1.1.Yêu cầu chung:
HS biết dùng kiến thức kĩ năng về dạng bài thuyết minh về 1 loài cây để tạo lập 1 văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, văn viết có nội dung rõ ràng, tri thức chính xác, trình bày chặt chẽ, thể hiện khả năng TM trình bày đối tượng tốt, có kết hợp hài hòa khi dùng hình thức tự thuật và yếu tố MT, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1.2.Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về 1loài thực vật. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài nêu đối tượng TM, dùng đúng HT tự thuật (xưng tôi hoặc chúng tôi); phần thân bài tổ chức thành nhiều đoạn văn gồm các nội dung: Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thân rễ lá cành hoa quả, công dụng, ... liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật nội dung TM; có kết hợp với MT và các BPNT; phần kết bài nêu được sự đánh giá về vai trò của ĐTTM.

- Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: MB, TB, KB, nhưng các phần chưa được đầy đủ như trên, hoặc phần TB chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu mở bài, hoặc kết bài; thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b. Xác định đúng nội dung thuyết minh. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Cây chè Thái Nguyên, loại cây gắn với bó với TN

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề, nêu chung chung

- Điểm 0: Nêu sai đối tượng, trình bày sai lệch sang đối tượng khác.

c. Chia nội dung thuyết minh thành các ý nhỏ, phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các phương pháp TM kết hợp với BPNT, hình thức tự thuật và yếu tố MT để triển khai các nội dung TM (3,0 điểm)

- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

c.1. Giới thiệu ĐTTM: Mở bài

VD1: “Chắt chiu vị ngọt cho đời - Từ hương của đất bao người say mê - Chè xanh ngan ngát đồng quê - Bàn tay em hái đem về vò, sao.”

Màu lá xanh, mùi ngan ngát ấy là màu, là hương của loài chè xanh chúng tôi. Đi dọc địa hình đất nước, các bạn bắt gặp những cánh rừng bạt ngàn, những đồng lúa chín ngát, những vườn cây um tùm tốt tươi, và các bạn còn thấy chúng tôi - những rừng chè phủ xanh đồi núi. Và Thái Nguyên, vùng đất đồi trung du nửa đồi nửa núi cũng là một trong những quê hương của cây chè chúng tôi.

VD2: Chúng tôi là một loại cây rất gần gũi trong đời sống con người, đặc biệt là đối với đất và con người Thái Nguyên. Từ nhiều thế kỷ qua, chúng tôi được biết đến là thức uống có giá trị cho sức khỏe con người và được sử dụng phổ biến trên thế giới. chúng tôi và các sản phẩm của chúng tôi không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng tôi chính là những cây chè xanh bình dị mà thân quen.

c.2. Thuyết minh chi tiết về cây chè TN: Thân bài: Gồm các nội dung sau:

Nhiều nhà khoa học cho rằng loài chè xanh chúng tôi có nguồn gốc từ vùng Đông Á và Đông Nam Á. Còn theo truyền thuyết, người đầu tiên phát hiện ra chúng tôi là vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 trước CN. Chúng tôi đã được khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ Phật giáo trong quá trình truyền giáo đã đem chúng tôi sang Ấn Độ và Nhật Bản. Dần dần, các thương gia đã đưa chúng tôi sang châu Âu và hình thành “văn hóa trà” trên khắp thế giới, mang nét đặc thù của từng dân tộc.

Còn người anh em của chúng tôi ở TN được sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, cách đây hơn 1 thế kỷ. Người ruột thịt đầu tiên của họ che nhà tôi được trồng ở Tân Cương. Vùng Tân Cương có các con suối chảy róc rách men theo những chân đồi chảy về tưới mát cho cả họ hàng chúng tôi ở Tân Cương. Ai đến cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ, xanh mướt một màu của những nương chè xanh chúng tôi. Khi mùa xuân đến thì miền đất trung du Thái Nguyên lại như nở hoa xuân khi chúng tôi xanh mơn mởn và căng tròn nhựa sống.

Chúng tôi là một loài cây sống ở nơi có nhiệt độ thấp như ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính. Chúng tôi đặc biệt phù hợp với loại đất tốt, sâu chua nên hay được trồng nhiều ở những vùng trung du hoặc miền núi. Một số nơi, chúng tôi trở nên nổi tiếng ở Việt Nam như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng), Pleiku (Gia Lai),…

Chúng tôi là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi họăc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá. Rễ chúng tôi thuộc họ rễ cọc, có rễ cái dài, ăn sâu xuống lòng đất, hút nước và muối khoáng để nuôi lớn cây. Loài chè chúng tôi chỉ có một thân chính, từ thân chính đó phân ra các cành nhánh gọi là tán. Người ta chia thân chúng tôi ra làm 3 loại: thân gỗ, thân nhỡ và thân bụi. Thân và cành tạo nên khung tán của chúng tôi. Trên thân chúng tôi có hai loại mầm: mầm sinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm sinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. Búp chúng tôi là đoạn non của một cành, gồm có tôm và hai hoặc ba lá non. Lá mọc cách trên cành, thuôn theo hình bầu dục nhọn hai đầu, mỗi đốt có một lá, gân lá nổi lên rất rõ. Lá của chúng tôi dài từ 4 – 15cm, lúc mới mọc có màu xanh non, khi già hơn thì có màu xanh đậm. Hoa của chúng tôi nhỏ, có màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5 – 4cm, với 7 – 8 cánh hoa. Hạt của chúng tôi có thể ép để lấy dầu.

Họ nhà tôi thường được trồng ở trên độ cao khoảng một nghìn năm trăm mét bởi ở độ cao này, chúng tôi phát triển chậm, tích được nhiều hương vị của nắng, gió và không khí của vùng núi cao mát lành. Vì vậy nên mới có những đồi chè xanh tốt, những rừng chè phủ xanh từng ngọn núi. Nếu ai đã một lần đến với TN quê tôi vào những ngày đầu xuân sẽ không bao giờ quên được hình ảnh họ hàng nhà chè Thái Nguyên chúng tôi với những búp non tơ như cố vươn mình ra để đón lấy những hạt mưa xuân quý giá, đó chính là bước chuẩn bị tốt nhất cho sự sinh trưởng trước khi vào vụ thu hoạch đầu tiên của năm – vụ xuân. Thế là cả họ chè nhà tôi đã uống đầy tinh túy của đất trời, đã đạt đến độ phát triển chín nhất để người dân có một vụ bội thu. Tôi luôn yêu những người anh em của mình những lúc thơ mộng như thế.

Chúng tôi có giá trị nhất là ở lá non. Quy trình chế biến ra chúng tôi ở dạng khô thường có bảy bước. Đầu tiên là hái. Một năm có ba vụ là vụ xuân vào tháng ba, tháng bốn, vụ hè thu vào tháng năm đến tháng chín và vụ thu đông từ tháng mười đến tháng mười hai. Lá chúng tôi được hái, sau đó phơi mỏng để cho khô sương và thoát hết khí ẩm ở lá trong quá trình vận chuyển, giai đoạn này gọi là làm héo. Tiếp theo, lá chúng tôi sẽ được cho vào tôn quay, gọi là ốp - dệt men chè. Sau đó, chúng tôi được loại bỏ những phần bị nát vụn và rồi tiến hành vò. Bước tiếp là làm khô trong tôn quay, sau đó chúng tôi được đổ ra nong nia cho lên hương. Giai đoạn cuối cùng là đóng gói và đưa chúng tôi ra thị trường tiêu thụ. Chúng tôi thường được làm thủ công bởi bàn tay con người với sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại. Họ hàng tôi ở Thái Nguyên cũng được sản xuất theo quy trình: lá nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm.

Người anh em chè Thái Nguyên chúng tôi rất ngon, có nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Ngày xưa, các cụ làm ra thành phẩm của họ hàng chè chúng tôi ở Thái Nguyên thường diệt men bằng sao chảo gang hoặc máy diệt men có nhiệt độ 230 đến 250oC. Hoặc hấp hơi nước nóng hay hơi nước nóng hay nhúng nhanh vào nước sôi. Sấy khô bằng hơi nóng, sao chảo, sấy than hoa, sấy lửa củi, hay phơi nắng kết hợp sấy than, chất lượng rất khác. Ngày nay, con người vò và sao chúng tôi đều có máy móc thực hiện.

Chúng tôi là loại cây có rất nhiều công dụng. Lá và hoa của chúng tôi sau khi chế biến đều là thức uống của người dân Việt Nam Trong các phiên chợ, nhiều khi con người cũng bắt gặp những người bán lá tươi của chúng tôi, bán thành từng cành để người mua về tự hãm. Trong các gia đình của Việt Nam, cũng không khó để xin một cốc nước chè xanh. Thường thì người ta sử dụng chúng tôi ở dạng khô thay cho tươi, bởi dễ pha hơn và được bán rộng rãi hơn. Lá chè chúng tôi cũng là một loại thuốc Đông y hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, bệnh tim mạch vành, nhiệt miệng, … Mùa hè là thời điểm tốt và thuận lợi để chúng tôi sinh trưởng và phát triển. Đây cũng là thời điểm chúng tôi ra búp nhiều nhất. Chúng tôi thường được thu hoạch vào sáng sớm, lúc này, những tia nắng mặt trời mới bắt đầu ló rạng, những búp lá còn đọng nguyên sương đêm trong lành, tinh khiết của đất trời. Cả lá tươi hoặc xao khô đều có thể làm nước uống rất tốt. Nó giúp kích khích hệ thần kinh, giảm buồn ngủ, mát tim bổ phổi, giải nhiệt cơ thể nên được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, nó còn rất hữu dụng trong việc làm giảm bệnh ung thư, huyết áp, làm đẹp da, giảm stress. Chúng tôi còn là thủ tục trong nhiều nghi lễ truyền thống, là nét đẹp văn hóa ở nhiều quốc gia. Họ nhà tôi cũng là một mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi uống nước của chúng tôi. Người cao tuổi chỉ nên uống ở mức độ vừa phải. Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống. Đặc biệt, con người không nên uống chúng tôi lúc đói. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống vào buổi tối, vì chất cafein trong loài chè xanh chúng tôi sẽ gây kích thích làm mất ngủ.

Những đồi bạt ngàn loài chè xanh chúng tôi còn là điểm thăm quan của nhiều du khách từ mọi miền, là những điểm du lịch tự nhiên hút khách, được nhiều người chọn làm nơi chụp ảnh kỉ niệm. Chúng tôi cũng là loại cây đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia bởi giá trị xuất khẩu và tiềm năng phát triển, đặc biệt là người anh em - chè búp Tân Cương - Thái Nguyên rất nổi tiếng, bởi hương vị độc đáo, đáp ứng nhu cầu thưởng trà của nhiều người. Từ xưa, họ chè Thái Nguyên chúng tôi là đệ nhất chè Việt. Trong kháng chiến chống Pháp, bên ấm chè xanh Thái Nguyên nhà chúng tôi, nhân dân và bộ đội “ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”. Bát nước chè xanh chúng tôi đã góp phần thắt chặt tình quân dân cả nước. Trong kháng chiến chống Mỹ. Bên ấm chè Thái Nguyên, bà con quây quần quanh chiếc đài bán dẫn, nghe tình hình miền Nam. Ngày nay, thông qua các Festival Trà Thái Nguyên, con người đã tôn vinh họ chè chúng tôi. Những nơi chúng tôi ở trải dài bát ngát đến tận chân trời còn tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ, đi vào thơ ca nhạc họa:“Màu xanh non tận chân trời – TN như muốn chào mời bạn ơi – muốn cần giây phút thảnh thơi – Lên non xuống cốc dạo chơi đồi chè!”

c.3. Đánh giá vai trò cây chè (kết luận)


VD1: Chúng tôi đã có nguồn gốc từ lâu đời và sẽ còn nguyên giá trị dù hôm nay hay mai sau. Loài chè xanh chúng tôi sẽ mãi đóng một vị trí đặc biệt trong cuộc sống tinh thần của người Việt. Chúng tôi mang lại rất nhiều công dụng bổ ích cho con người, vì vậy, con người nên lưu giữ và phát triển họ nhà chè xanh chúng tôi, đặc biệt là con người và vùng đất chè Thái Nguyên.

VD2: Họ hàng chè xanh chúng tôi là loại cây rất phổ biến nhưng cũng rất độc đáo, là hình ảnh đặc trưng cho vùng núi đồi xa xôi Việt Nam. Không chỉ là thức uống mà chúng tôi còn có nhiều giá trị đời sống khác, là nét phác hoạ không thể thiếu trong bức tranh đất nước trời Nam. Và riêng với mảnh đất TN anh hùng, cùng với HNC đẹp lung linh một câu chuyện tình yêu, những cây chè chúng tôi góp phần làm cho TN ngày thêm danh tiếng.

- Điểm 2,25 đến 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý chưa trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ.

- Điểm 1,25 đến 2,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên

- Điểm 0,5 đến 1,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được các yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ các yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d. Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, ...); văn viết logic, chặt chẽ, rõ ràng, thể hiện khả năng TM tốt; có tri thức mới, độc đáo , vận dụng tốt hình thức tự thuật và MT; thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

- Điểm 0: Không có cáh diễn đạt độc đáo, sáng tạo, không có nhièu KT về ĐTTM và thái độ riêng, hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Đề số 2:

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơ chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.


Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2 (0,5 điểm). Em hãy chỉ ra luận điểm của đoạn văn trên ?

Câu 3 (1,5 điểm). Theo em, có gì độc đáo trong cách lập luận của tác giả ở câu 2 và 3? Em hiểu gì về sự sống trên trái đất từ 2 câu văn trên?

Câu 4 (0,5 điểm). Em hiểu gì về lời bình luận của tác giả ở câu văn cuối?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1
(2,0 điểm). Dùng hình thức tự thuật và yếu tố miêu tả để viết những câu văn thuyết minh về

a, Lá bưởi

b, Quả bưởi

Câu 2 (5,0 điểm).

Cho tư liệu về cây bưởi dưới đây, vận dụng biện pháp nghệ t thuật và yếu tố miêu tả thích hợp, em hãy thuyết minh về cây bưởi, một loại cây ăn quả quen thuộc của làng quê Việt Nam. (Học sinh làm vào giấy kiểm tra)

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai biết đến cây bưởi – một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay.

Đề trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả nhất. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thể lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi đã ra lá mới và hai, ba năm sau nó đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi ngon như bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi…

Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống trâu lá đa mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm – một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày trên mâm ngũ quả.

Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua ra quả vào tháng 8 âm lịch – tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi về ăn để thưởng thức hết vị ngọt mát của bưởi, ăn nó như ăn cả mùa xuân vào lòng, vào dạ. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thưra. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt bưởi còn có thể dùng để chữa rụng tóc. Vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm của bưởi ta mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy bưởi tuyệt vời biết bao.

Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam.

*Đáp án và thang điểm:

Phần I. Đọc hiểu
(3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+ Tác phẩm: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

+ Tác giả: G.G. Mác-két

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 02 ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời 1 trong 2 ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 2 (0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+ Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là cực kì phi lí.

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời có ý trên tuy lòng vòng

+ Điểm 0: Trả lời không đúng ý trên hoặc không trả lời

Câu 3 (1,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời: Cách lập luận của tác giả ở câu 2,3 -> hình dung sự sống

+
Các số liệu khoa học được làm sinh động bằng các hình ảnh

+ Phải lâu dài lắm mới có được sự sống trên trái đất này

+ Mọi vẻ đẹp trên thế giới này không phải một sớm một chiều mà có được

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,5: Trả lời đúng 03 ý trên

+Điểm 1,25: Trả lời đúng ý 1,3, một nửa của ý 2

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 02 ý trong 3 ý trên

+ Điểm 0,75: Trả lời đúng 1 trong 2 ý 1,3 và ½ của ý 2

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng được 01 trong 3 ý trên

+ Điểm 0,25: Nêu được ý chung nhưng dùng từ chưa chính xác, chưa rõ ràng

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 4 (0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
Lời bình luận của tác giả ở câu văn cuối:

+ CTHN là hành động cực kì phi lí, ngu ngốc, man rợ, đáng xấu hổ

+ CTHN là đi ngược lại lí trí, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 02 ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời 1 trong 2 ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

1.1. Yêu cầu chung:
HS biết kết hợp kiến thức kĩ năng về viết câu văn TM có kết hợp BPNT và yếu tố MT để tạo lập một vài câu văn TM theo yêu cầu. Đảm bảo thể thức câu văn đúng ngữ pháp, dùng đúng hình thức tự thuật và MT, nêu được các đặc điểm cơ bản của đối tượng TM, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1.2.Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo là câu văn hoàn chỉnh. (0,25 điểm)

b. Xác định đúng vấn đề cần viết. (0,25 điểm)

c. Chia vấn đề trình bày thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt BPNT và MT để TM. (1,0 điểm)

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:


* Lá bưởi: Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống trâu lá đa mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Lúc non cuống lá mềm, dẽ uốn; khi già, lá có màu xanh sẫm, gân cuống lá cứng, mặt lá dày hơn.

* Quả bưởi: Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, vỏ nhẵn và láng bóng, thường để bày trên mâm ngũ quả.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có cảm nhận riêng, suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. (0,25 điểm)

b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. (0,25 điểm)


Câu 2 (5,0 điểm)

1.1.Yêu cầu chung:
HS biết dùng kiến thức kĩ năng về dạng bài thuyết minh về 1 loài cây để tạo lập 1 văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, văn viết có nội dung rõ ràng, tri thức chính xác, trình bày chặt chẽ, thể hiện khả năng TM trình bày đối tượng tốt, có kết hợp hài hòa khi dùng hình thức tự thuật và yếu tố MT, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1.2.Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về 1loài thực vật. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài nêu đối tượng TM, dùng đúng HT tự thuật (xưng tôi hoặc chúng tôi); phần thân bài tổ chức thành nhiều đoạn văn gồm các nội dung: Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thân rễ lá cành hoa quả, công dụng, ... liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật nội dung TM; có kết hợp với MT và các BPNT; phần kết bài nêu được sự đánh giá về vai trò của ĐTTM.

- Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: MB, TB, KB, nhưng các phần chưa được đầy đủ như trên, hoặc phần TB chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu mở bài, hoặc kết bài; thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b. Xác định đúng nội dung thuyết minh. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Cây bưởi, loại cây quen thuộc làng quê VN

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề, nêu chung chung

- Điểm 0: Nêu sai đối tượng, trình bày sai lệch sang đối tượng khác.

c. Chia nội dung thuyết minh thành các ý nhỏ, phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các phương pháp TM kết hợp với BPNT, hình thức tự thuật và yếu tố MT để triển khai các nội dung TM (3,0 điểm)

- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

c.1. Giới thiệu ĐTTM: Mở bài

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những anh tre, bác chuối dân dã mà ít ai biết đến chúng tôi – một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Chúng tôi là những cây bưởi.

c.2. Thuyết minh chi tiết về cây bưởi: Thân bài: Gồm các nội dung sau:

Đề trồng được chúng tôi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết chúng tôi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả nhất. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, con người có thể lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Giống bưởi chiết chúng tôi khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau chúng tôi đã ra lá mới và hai, ba năm sau chúng tôi đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Họ hàng chúng tôi có rất nhiều loại ngon nổi tiếng như bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi…

Chúng tôi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn chúng tôi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá của chúng tôi rất đặc biệt gồm 2 phần, phần nhỏ ở gần cuống có hình trái tim, phần to nối tiếp có hình bầu dục (trông rất giống trâu lá đa mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Chúng tôi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa của chúng tôi màu trắng tinh khôi, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm – một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Sau 1 thời gian chúng tôi cho ra những trái tròn, nhỏ, vỏ nhẵn và láng bóng, khi non màu xanh, lúc chín có màu vàng chanh, vỏ hơi sần như người nổi da gà. Có người anh em quả nhỏ, nhưng cũng những người có quả rất to. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết về quả của chúng tôi rất hay: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con đầu tròn trọc lóc. Quả của chúng tôi thường để bày trên mâm ngũ quả ngày Tết âm lịch.

Chúng tôi là một loài cây có rất nhiều tác dụng. Anh em tôi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Loài bưởi chua chúng tôi thường ra quả vào tháng 8 âm lịch – tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có loại quả của chúng tôi là mất vui. Ngon nổi tiếng là anh bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Anh có quả nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và quả của loài cây chúng tôi là thứ quả không thể thiếu. CònTết âm lịch là mùa ra quả của họ bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua quả chúng tôi về ăn để thưởng thức hết vị ngọt mát, như ăn cả mùa xuân vào lòng, vào dạ. Cây bưởi chúng tôi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá, vỏ của chúng tôi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt của chúng tôi còn có thể dùng để chữa rụng tóc. Vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng họ nhà bưởi chúng tôi , cây nào cũng sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm nồng nàn, con người mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy chúng tôi tuyệt vời biết bao.

c.3. Đánh giá vai trò của cây chè: Kết bài

Chúng tôi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam, là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam. Thật không thể tưởng tượng được nếu thiếu chúng tôi, thiếu bưởi, cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào và suy cho cùng thì chúng tôi đúng là một loài cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam.

- Điểm 2,25 đến 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý chưa trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ.

- Điểm 1,25 đến 2,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên

- Điểm 0,5 đến 1,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được các yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ các yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d. Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, ...); văn viết logic, chặt chẽ, rõ ràng, thể hiện khả năng TM tốt; có tri thức mới, độc đáo , vận dụng tốt hình thức tự thuật và MT; thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

- Điểm 0: Không có cáh diễn đạt độc đáo, sáng tạo, không có nhièu KT về ĐTTM và thái độ riêng, hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

4. Thu bài, nhận xét.

5. Chuẩn bị bài sau.

*Bài cũ:

- Xem lại phần lí thuyết về kiểu bài TM có dùng biện pháp NT và MT

- Làm dàn bài cho các đề bài ở bài viết số 1 trong SGK/42

*Bài mới:

- Đọc và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

- Tìm hiểu về Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục.

- Tìm đọc truyện cổ tích Vợ chàng Trương và bài thơ Lại bài viếng Vũ Thị của Lê Thánh Tông

- Đọc văn bản và trả lời phần đọc hiểu, đọc chú thích
RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
583

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top