Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 15 - Tiết 55, 56:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

(Văn thuyết minh)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu thuộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết.

3. Thái độ: Có ý thức tự học, nghiêm túc khi làm bài.

4. Năng lực: giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
SGK, SGV, Kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Ôn tập lại về văn thuyết minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1p):


Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1​
43
/12/2018​
8A2​
42
/12/2018​
8A3​
42
/12/2018​


2. Kiểm tra kiến thức cũ:
Không kiểm tra

3. Bài mới:

Ma trận đề:

Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
KTKNCĐ
KTKNCĐ
KTKNCĐ
KTKNCĐ
Câu 1
- Khái niệm và đặc điểm văn thuyết minh.
- Cách làm bài văn thuyết minh




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
Câu 2

Xác định được phương pháp thuyết minh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
Câu 3
Tác dụng của việc kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
Câu 4



Viết bài văn thuyết minh theo dàn ý đã xây dựng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
7 điểm
70%
1 câu
7điểm
70%
TS câu
Tổng điểm
Tổng %
1 câu
1 điểm
10%
2 câu
2 điểm
20%
1 câu
7 điểm
70%
3 câu
10 điểm
100%
Đề bài:

Đề số 1:

Câu 1: (1đ) Em hãy nêu đặc điểm của văn thuyết minh?

Câu 2 (1đ):
Trong đoạn văn có sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên những chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).

Câu 3 (1đ):Tại sao trong bài văn thuyết minh người ta thường phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh?

Câu 4 (7đ)

Hãy thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.

Đề số 2:

Câu 1 (1đ): Trình bày cách làm bài văn thuyết minh? Kể tên các phương pháp thuyết minh?

Câu 2: (1đ)
Trong đoạn văn giới thiệu về món hủ tiếu Mĩ Tho và cho biết đoạn văn sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

Hủ tiếu Mĩ Tho có lẽ còn giữu được gần với món hủ tiếu khi mới ra đời . Tại Mĩ Tho người ta dùng gạo Cát Lái thơm dẻo để làm sợi bánh. Nước dùng nấu bằng xương ống, mực khô nướng thơm, khi ăn có trụng một ít cải xanh xắt nhỏ. Một số nơi thêm miếng sườn heo hoặc vài quả trứng cút vào tô hủ tiếu.

Câu 3 (1đ): Bố cục một bài văn thuyết minh bao gồm mấy phần? Nêu nội dung cụ thể từng phần

Câu 4 (7đ)

Hãy thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.



III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm :

Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm của văn thuyết minh?

Hướng dẫn chấm:


+ Điểm 1: trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 50%, tên tác giả hoặc tác phẩm

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không có câu trả lời.

Câu 2:(1đ)

- Yêu cầu trả lời:
Xác định được 2 phương pháp thuyết minh

+ Phương pháp: nêu ví dụ

+ Phương pháp: dùng số liệu (con số).

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1: trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 50%, xác định đúng một trong hai phương pháp thuyết minh

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không có câu trả lời.

Câu 3: (1đ)

- Yêu cầu trả lời:
Giải thích được

+ Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục.

+ Để bài văn thuyết minh dễ hiểu.

+ Để bài văn thuyết minh sáng rõ.

+ Người ta có thể phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1: trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 50% các ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không có câu trả lời.

Câu 4. (7đ)

* 3.1: Yêu cầu chung

HS biết kết hợp kiến thức kỹ năng về dạng bài thuyết minh để tạo lập văn bản, Đảm bảo thể thức đoạn văn. Bài có bố cục đầy đủ, rõ ràng, viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

* 3.2: Yêu cầu cụ thể:

a. đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh (0,5đ)


+ Điểm 0,5: Trình bày đủ các phần mở, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau làm rõ về đối tượng; phần kết bài khái quát vấn đề, bày tỏ đươc thái độ với đối tượng.

+ Điểm 0,25: trình bày đủ phần mở, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đầy đủ như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn.

+ Điểm 0: Bố cục lộn xộn, không thể hiện được nội dung yêu cầu hoặc không trả lời.

b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh (0,5đ)

+ Điểm 0,5: Trình bày được cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích của đối tượng.

+ Điểm 0,25: Xác định chưa rõ đối tượng, thuyết minh chung chung.

+ Điểm 0: Xác định sai yêu cầu thuyết minh, lạc đề.

c. Chia nội dung thuyết minh thành các phần hợp lý.(5điểm)

+ Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh.

Thân bài: thuyết minh về các phương diện khác nhau của đối tượng

Thuyết minh lịch hình thành và phát triển của đối tượng (nếu có)

Thuyết minh các đặc điểm, tính chất (hoặc bộ phận)

Thuyết minh công dụng ( hoặc vai trò), ý nghĩa...của đối tượng

Thuyết minh về việc sử dụng và bảo quản đối tượng.

Kết bài: Đánh giá, bày tỏ thái độ của mình đối với đối tượng.

+ Điểm 4,25 à 4,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song có thể trình bày chưa thật chặt chẽ

+ Điểm 3,25 à 3,75: đáp ứng được 3/4 các yêu cầu trên

+ Điểm 2,25 à 2,75: đáp ứng được 2/4 các yêu cầu trên

+ Điểm 1,25 à 1,75: đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên

+ Điểm 0,25 à 0,75: đáp ứng được rất ít các yêu cầu trên

+ Điểm 0: Không đáp ứng được các yêu cầu trên

d. Sáng tạo: (0,5điểm)

+ Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo sáng tạo, văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, có suy nghĩ và cảm xúc riêng.

+ Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được suy nghĩ và cảm xúc riêng.

+ Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, không thể hiện được suy nghĩ và cảm xúc riêng.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5đ)

+ Điểm 0,5: Bài viết không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

+ Điểm 0,25: Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

+ Điểm 0 : Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………...............................
 

Đính kèm

  • VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.docx
    21.2 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top