GD&TĐ - Nhằm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có nhiệm vụ đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường ĐH, trường CĐSP về xây dựng Tài nguyên giáo dục mở nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời.
Bốn yêu cầu cần thiết
Trong yêu cầu xây dựng tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) có một số nội dung đáng chú ý. Theo đó, việc xây dựng và thực hiện các chương trình, khóa học mở, đại chúng trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương, góp phần tăng tỷ lệ dân số được tiếp cận với giáo dục đại học thông qua hình thức giáo dục thường xuyên. Yêu cầu trên không ngoài mong muốn tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời theo các hình thức khác nhau trong giai đoạn mới. Qua đó góp phần xây dựng một xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Giáo dục Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên 4.0 khi TNGDM được đánh giá cao về tính phổ quát rộng đến mọi người dân. Bất cứ tài liệu giáo dục nào được phát hành theo một giấy phép mở, để ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp.
Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” và Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 - 2020” cũng đã chỉ rõ: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng có trách nhiệm cung ứng cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời. Chính vì những giá trị tích cực đó nên TNGDM rất cần được xây dựng và phát triển để mọi người cùng hưởng lợi. Quan điểm này càng có ý nghĩa hơn nữa khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội học tập và tinh thần học tập liên tục suốt đời được đề cao.
Cần mở từ các nhà trường
Để tiến tới xây dựng xã hội học tập, người dân có thể tự học, học suốt đời, rất cần nguồn học liệu trên cả phương diện số lượng và chất lượng, sự cần thiết phải có kho TNGDM đã được đặt ra. Việc xây dựng kho tàng học liệu mở sẽ góp phần bổ sung những thiếu hụt học liệu trên cả nước, vì học liệu mở sẽ giúp người học tiếp cận thuận lợi hơn các nguồn tài nguyên khác. Thêm nữa, học liệu mở nếu được triển khai rộng khắp sẽ đáp ứng tốt đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu ở bậc đại học.
Nếu chiểu theo những giá trị thực tế, trong điều kiện người dân không đủ kinh phí để mua các nguồn học liệu cần thiết, nguồn TNGDM trong nước có thể coi là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Tuy nhiên thực tế lại không như mong muốn, có nhiều nguyên nhân, khách quan vì chúng ta chưa có kế hoạch xây dựng được kho TNGDM theo đúng nghĩa; còn chủ quan bởi các cơ sở GD, đơn vị sở hữu CNGDM lại chưa sẵn sàng chia sẻ cho cộng đồng.
Lý giải nguyên nhân khách quan này, các chuyên gia giáo dục cho rằng các cơ sở GD bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để mua các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới, hệ thống giáo trình do các trường này chủ biên hoặc tự viết đều hết sức công phu và có giá trị cao. Chính vì thế, họ không muốn hoặc chưa muốn chia sẻ nguồn tư liệu quý giá này ra cộng đồng.
Cũng phải kể đến khó khăn khác: Việc muốn chia sẻ ra cộng đồng thì cũng phải có quy trình. Đầu tiên cần được số hóa, sau đó là có hệ thống mạng kết nối đồng bộ và cuối cùng là ý thức sử dụng tài nguyên chung một cách có văn hóa. Giải thích trên hoàn toàn có cơ sở khi thực tiễn ở một số trường đại học, các khóa học trực tuyến và học liệu được cung cấp dưới dạng chương trình đào tạo có cấp bằng là chính, chưa cung cấp rộng rãi tới cộng đồng theo đúng với định nghĩa "mở" của TNGDM.
Nhiều cơ sở GD có quan niệm, học liệu này do trường làm ra là tài sản riêng và chỉ sử dụng phục vụ mục đích đào tạo cho riêng mình. Và cuối cùng là các trang thiết bị, hệ thống máy tính chưa đồng bộ, chưa có nguồn kinh phí để đưa chuyển kho tàng tư liệu thành TNGDM.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi nhiều quan điểm cũ, lạc hậu. Giờ đây nhiều nguồn tư liệu đã được công khai hóa để cộng đồng cùng sử dụng. Trong xã hội có câu nói phổ biến: “Nếu không biết thì đi hỏi giáo sư Google!”. Điều này cho thấy tinh thần sẻ chia hiểu biểu đã và đang lan rộng trên khắp hành tinh. Đã đến lúc các trường đại học, đang sở hữu kho tài nguyên quý báu, cần phải sẵn sàng tinh thần sẻ chia vì cộng đồng.
Các nhà trường cần thay đổi quan điểm về xây dựng kho TNGDM và khai thác sao cho hiệu quả chứ không để “đóng” như hiện nay. Để làm được điều này, rất cần thiết có sự chung tay của các cơ sở GD đại học. Hãy cùng tạo nên một hệ sinh thái giáo dục mở. Chỉ khi nào chúng ta cùng đồng lòng hướng tới một hệ sinh thái mở với nguồn TNGDM trong các trường đại học và chủ động sẻ chia để mọi người cùng thụ hưởng. Lúc bấy giờ kho TNGDM mới phát huy được giá trị của nó.
Dĩ Hạ
Bốn yêu cầu cần thiết
Trong yêu cầu xây dựng tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) có một số nội dung đáng chú ý. Theo đó, việc xây dựng và thực hiện các chương trình, khóa học mở, đại chúng trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương, góp phần tăng tỷ lệ dân số được tiếp cận với giáo dục đại học thông qua hình thức giáo dục thường xuyên. Yêu cầu trên không ngoài mong muốn tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời theo các hình thức khác nhau trong giai đoạn mới. Qua đó góp phần xây dựng một xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Giáo dục Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên 4.0 khi TNGDM được đánh giá cao về tính phổ quát rộng đến mọi người dân. Bất cứ tài liệu giáo dục nào được phát hành theo một giấy phép mở, để ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp.
Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” và Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 - 2020” cũng đã chỉ rõ: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng có trách nhiệm cung ứng cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời. Chính vì những giá trị tích cực đó nên TNGDM rất cần được xây dựng và phát triển để mọi người cùng hưởng lợi. Quan điểm này càng có ý nghĩa hơn nữa khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội học tập và tinh thần học tập liên tục suốt đời được đề cao.
Cần mở từ các nhà trường
Để tiến tới xây dựng xã hội học tập, người dân có thể tự học, học suốt đời, rất cần nguồn học liệu trên cả phương diện số lượng và chất lượng, sự cần thiết phải có kho TNGDM đã được đặt ra. Việc xây dựng kho tàng học liệu mở sẽ góp phần bổ sung những thiếu hụt học liệu trên cả nước, vì học liệu mở sẽ giúp người học tiếp cận thuận lợi hơn các nguồn tài nguyên khác. Thêm nữa, học liệu mở nếu được triển khai rộng khắp sẽ đáp ứng tốt đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu ở bậc đại học.
Nếu chiểu theo những giá trị thực tế, trong điều kiện người dân không đủ kinh phí để mua các nguồn học liệu cần thiết, nguồn TNGDM trong nước có thể coi là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Tuy nhiên thực tế lại không như mong muốn, có nhiều nguyên nhân, khách quan vì chúng ta chưa có kế hoạch xây dựng được kho TNGDM theo đúng nghĩa; còn chủ quan bởi các cơ sở GD, đơn vị sở hữu CNGDM lại chưa sẵn sàng chia sẻ cho cộng đồng.
Lý giải nguyên nhân khách quan này, các chuyên gia giáo dục cho rằng các cơ sở GD bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để mua các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới, hệ thống giáo trình do các trường này chủ biên hoặc tự viết đều hết sức công phu và có giá trị cao. Chính vì thế, họ không muốn hoặc chưa muốn chia sẻ nguồn tư liệu quý giá này ra cộng đồng.
Cũng phải kể đến khó khăn khác: Việc muốn chia sẻ ra cộng đồng thì cũng phải có quy trình. Đầu tiên cần được số hóa, sau đó là có hệ thống mạng kết nối đồng bộ và cuối cùng là ý thức sử dụng tài nguyên chung một cách có văn hóa. Giải thích trên hoàn toàn có cơ sở khi thực tiễn ở một số trường đại học, các khóa học trực tuyến và học liệu được cung cấp dưới dạng chương trình đào tạo có cấp bằng là chính, chưa cung cấp rộng rãi tới cộng đồng theo đúng với định nghĩa "mở" của TNGDM.
Nhiều cơ sở GD có quan niệm, học liệu này do trường làm ra là tài sản riêng và chỉ sử dụng phục vụ mục đích đào tạo cho riêng mình. Và cuối cùng là các trang thiết bị, hệ thống máy tính chưa đồng bộ, chưa có nguồn kinh phí để đưa chuyển kho tàng tư liệu thành TNGDM.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi nhiều quan điểm cũ, lạc hậu. Giờ đây nhiều nguồn tư liệu đã được công khai hóa để cộng đồng cùng sử dụng. Trong xã hội có câu nói phổ biến: “Nếu không biết thì đi hỏi giáo sư Google!”. Điều này cho thấy tinh thần sẻ chia hiểu biểu đã và đang lan rộng trên khắp hành tinh. Đã đến lúc các trường đại học, đang sở hữu kho tài nguyên quý báu, cần phải sẵn sàng tinh thần sẻ chia vì cộng đồng.
Các nhà trường cần thay đổi quan điểm về xây dựng kho TNGDM và khai thác sao cho hiệu quả chứ không để “đóng” như hiện nay. Để làm được điều này, rất cần thiết có sự chung tay của các cơ sở GD đại học. Hãy cùng tạo nên một hệ sinh thái giáo dục mở. Chỉ khi nào chúng ta cùng đồng lòng hướng tới một hệ sinh thái mở với nguồn TNGDM trong các trường đại học và chủ động sẻ chia để mọi người cùng thụ hưởng. Lúc bấy giờ kho TNGDM mới phát huy được giá trị của nó.
Dĩ Hạ