Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, địa lí 11

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tiết 2 - Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.

- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực

- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết qua mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực

3. Thái độ

- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định trách nhiệm bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Bản đồ các nước trên thế giới

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở, bút

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Đàm thoại gợi mở

- Tổ chức hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức.


Lớp​
Sĩ số​
Ngày dạy​
2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày đặc trưng và tác động của cuộc CMKH và CNHĐ đến nền kinh tế TG.

3. Bài mới

Mở bài:
HS nghe đoạn văn: “cũng như một lực lượng tự nhiên, như gió và nước. Chúng ta có thể dùng gió để làm căng một cánh buồm. Chúng ta có thể dùng nước để sinh ra năng lượng. Chúng ta có thể nỗ lực để bảo vệ con người và tài sản trước những trận bão và những cơn lũ. Nhưng chúng ta không thể chối bỏ sự tồn tại của nước và gió cũng như chúng ta không thể xua đuổi đi” (Bin Clin tơn – HN tháng 11/2000)

” trong đoạn văn trên dùng để chỉ:

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa

C. Toàn cầu hóa và khu vực hóa

GV: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu thế tất yếu của sự phát triển, đã tạo ra thời cơ và thách thức cho các nước trên thế giới. Bài hôm nay các em sẽ được học về hai xu thế này và tác động của chúng đối với nền kinh tế thế giới và khu vực.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa kinh tế (Cặp /nhóm)
* Bước 1: GV nêu nguyên nhân của toàn cầu hóa KT
- Thứ nhất, Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Bởi tất cả các nước trên thế giới đều có những mối quan hệ kinh tế với nhau như: trao đổi hàng hóa, mua bán nguyên liệu, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất... → các nước có nhu cầu liên kết với nhau về nhiều mặt kinh tế cũng như xã hội.
- Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã làm giảm những khó khăn về khoảng cách địa lí, thúc đẩy phân công lao động quốc tế, phát triển mậu dịch quốc tế và đầu tư toàn cầu, tạo điều kiện thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa các nước trên thế giới
Vậy, toàn cầu hóa kinh tế có những biểu hiện như thế nào? (4 biểu hiện)
* Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy nêu ví dụ để thấy rõ biểu hiện của toàn cầu hóa và liên hệ với Việt Nam.
* Bước 3: HS các nhóm trao đổi để trả lời câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày trên lớp.
* Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của học sinh và kết luận từng biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế (Cặp)
-
GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đến nền kinh tế thế giới? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO?
- Hai học sinh trao đổi để tìm ra câu trả lời, một học sinh đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
Khái niệm: TCH là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: KT – VH – KH ...

1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế
a, Thương mại thế giới phát triển mạnh
b, Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
c, Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
d, Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.





2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
+ Tích cực
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- Đẩy nhanh đầu tư, khai thác công nghệ.
- Tăng cường hợp tác quốc tế

+ Tiêu cực
- Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trên thế giới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Xu hướng khu vực hóa kinh tế (Nhóm)
Bước 1:
GV nêu khái niệm khu vực hóa sau đó chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1: Dựa vào lược đồ trang 4, 5 SGK tìm các nước trong tổ chức liên kết kinh tế NAFTA và EU, so sánh với các tổ chức liên kết kinh tế APEC và MERCOSUR về quy mô dân số và GDP.
- Nhóm 2: Dựa vào lược đồ trang 4, 5 SGK tìm các nước trong tổ chức liên kết kinh tế APEC và MERCOSUR, so sánh với các tổ chức liên kết kinh tế NAFTA và EU về quy mô dân số và GDP.
Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, đại diện nhóm lên chỉ bản đồ các nước trên thế giới để trình bày, HS các nhóm bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét ý kiến của HS và chốt kiến thức cơ bản sau đó cho HS tìm hiểu những nguyên nhân làm cho các nước ở khu vực liên kết với nhau.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
-
Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA)
- Liên minh châu Âu (EU)
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
- Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR)
Hoạt động 4: Tìm hiểu Hệ quả của khu vực hóa kinh tế (Cả lớp)
- GV đặt câu hỏi: Đọc mục II.2, cho biết hệ quả của khu vực hóa kinh tế. Lấy ví dụ về Việt Nam trong mối quan hệ với các nước ASEAN
- Hai HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV nhận xét, chốt lại kiến thức, có liên hệ với Việt Nam
Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Tận dụng những thời cơ và hạn chế các thách thức là yêu cầu có tính quyết định trong phát triển kinh tế của từng nước, từng khu vực và toàn thế giới.
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
-
Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế,...
- Toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm đến vấn đề tự lực kinh tế, quyền lực quốc gia...
4. Củng cố

Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành các sơ đồ sau:

5. Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập

- Làm câu hỏi 1, 2, 3 sgk

- Sưu tầm tư liệu về toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.

V. PHỤ LỤC

+ Thời cơ của VN gia nhập WTO:

- Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tìm thị trường mới trên cơ sở các Hiệp định thương mại song phương, đa phương. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và có nhiều thuận lợi về xuất khẩu hàng hóa vào các nước khác trong WTO.

- Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Có nhiều cơ hội tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

- Mở cửa, tạo điều kiện phát huy nội lực

- Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện.

+ Thách thức

- Thực trạng nền kinh tế nước ta có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới

- Trình độ quản lí nền kinh tế nhìn chung thấp

- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm

- Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời lần cuối từ
Văn Học,
Trả lời
2
Lượt xem
664

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top