8 lý do khiến nền giáo dục Mỹ đứng đầu thế giới

Lê Hoàng Tuấn

Cộng tác viên
Điểm
0
8 lý do khiến nền giáo dục Mỹ đứng đầu thế giới

Hệ thống giáo dục của Mỹ đã tạo ra được những sinh viên có chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới, điều này không thể bàn cãi khi ta nhìn vào những thành tựu nước Mỹ đạt được. Trong khi các quốc gia khác chỉ cung cấp được một số lĩnh vực xuất sắc nhất định thì tại Mỹ, chất lượng giáo dục đều tốt đồng đều ở mọi lĩnh vực, cấp học. Vậy đâu là lí do giúp cho hệ thống giáo dục Mỹ nổi bật hơn bất kì một hệ thống khác trên thế giới? Hãy cùng GIAOANCHUAN.COM tham khảo 8 lý do khiến nền giáo dục Mỹ đứng đầu thế giới:

1. Hệ thống kiểm định giáo dục nghiêm ngặt


Với hàng chục ngàn trường cao đẳng, đại học trên khắp cả nước, hàng năm Mỹ đào tạo hàng triệu học viên đến từ khắp thế giới.Thành công này phần lớn là nhờ vào hệ thống kiểm định giáo dục chặt chẽ, minh bạch và luôn cập nhật.

Để đảm bảo tính chính xác, hệ thống kiểm định giáo dục Mỹ chia làm 4 loại kiểm định: kiểm định vùng, kiểm định quốc gia, kiểm định theo ngành/chuyên ngành và kiểm định theo tôn giáo . Các trung tâm kiểm định phải được Bộ Giáo dục Mỹ (USDE) hoặc Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học (CHEA) công nhận. Thêm vào đó, hầu hết các kiểm định viên là người trong giới đào tạo đại học, đảm bảo nguyên tắc đồng nghiệp đánh giá. Nhờ đó, các quy trình kiểm định, quy định về chất lượng hoàn toàn đảm bảo đầy đủ tính thực tế.

Tiếp đó, quy trình kiểm định giáo dục một trường đai học của Mỹ bao gồm 5 bước chặt chẽ. Đầu tiên, trường nghiên cứu tiêu chuẩn của trung tâm kiểm định rồi chọn cơ quan phù hợp, thường là những trung tâm nằm trong danh sách được USDE và CHEA công nhận. Sau đó, trường tự đánh giá nội bộ. Tiếp đến, trung tâm tổ chức kiểm định tại hiện trường trước khi thẩm định, xem xét kết quả. Khâu cuối cùng trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học là tái kiểm định và gia hạn kiểm định. Dưới sức ép từ quy trình kiểm định này, các trường đại học luôn phải phải nghiêm túc trong việc thực hiện các quy chuẩn cũng như liên tục cập nhật để đảm bảo chất lượng được yêu cầu.

2. Tự do và tôn trọng tự do của người khác

Nước Mỹ nổi tiếng là một đất nước tự do, nền giáo dục Mỹ cũng vậy, luôn hướng đến tự do dành cho con người. Điều này giúp học sinh dễ thích nghi với cuộc sống thay đổi hàng ngày, bó buộc tư duy theo khuôn khổ sẽ làm mất đi tính sáng tạo – đây là điều giáo dục Việt Nam rất thiếu. Các chương trình học đều mang tính trải nghiệm cao, kích thích phát hiện cái mới, phát triển tư duy, khuyến khích người học đưa ra ý kiến, nhận định của mình.Giáo viên Mỹ luôn nhắc học sinh rằng mình có quyền lựa chọn nhưng không có quyền bắt ép người khác đứng về phía mình hay nghe theo lựa chọn của mình. Vì thế không ngạc nhiên khi du học Mỹ được lựa chọn rất nhiều hiện nay.

3. Các trường đại học hàng đầu

Vị thế số một của nền giáo dục Mỹ được thể hiện rõ ràng qua các bảng xếp hạng trường đại học trên thế giới. Theo danh sách Top 10 trường Đại học hàng đầu thế giới của tạp chí Times Higher Education năm 2017-2018, các trường đại học Mỹ chiếm 7 vị trí. Trong bảng xếp hạng top 20 trường đại học tốt nhất thế giới theo đánh giá của shanghairanking.com tại Trung Quốc, Mỹ cũng áp đảo với 15 trường, đứng thứ 2 là Vương quốc Anh.

Là một đất nước có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ và mang tính thực tiễn cao, cùng với một hệ thống các trường đại học tốt nhất thế giới , số lượng sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ không ngừng tăng lên theo từng năm và luôn dẫn đầu trên toàn thế giới. Theo Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE), trong niên khóa 1954- 1955, số sinh viên quốc tế ở Mỹ chỉ vỏn vẹn 34.000 sinh viên thì cho đến năm 2003-2004, con số đã là hơn 572.000 sinh viên và cho đến 2006-2007 là 583.000 sinh viên đang học tập, nghiên cứu tại Mỹ.

Ý thức của người Mỹ về giáo dục đại chúng cho tất cả mọi người cũng đi kèm với nhận thức rằng : Nước Mỹ cần những con người trình độ cao. Do đó, hệ thống giáo dục đại học và đặc biệt là các trường đào tạo sau đại học có sự chọn lọc cao và cạnh tranh rất gắt gao. Mỗi trường đều có tiêu chuẩn tiếp nhận sinh viên cho riêng mình và các trường đại học tốt nhất là những trường khó có thể được nhận vào học nhất. Ví dụ như, năm 1991 đại học California chỉ tiếp nhận 40% số ứng viên có đủ tiêu chuẩn; còn đối với Havard con số này chỉ là 17,2%…

4. Môi trường sống

Môi trường sống của nước Mỹ là một trong những điều đáng mơ ước, không khí, nước sạch không bị ô nhiễm, không phải lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Về giáo dục, nếu bạn có sự nỗ lực cố gắng, chính phủ sẽ giúp đỡ dù bạn không đủ tiềm lực tài chính. Trong lĩnh vực y tế, không phân biệt đối xử người có tiền hay không có tiền, tất cả đều được tận tình cứu chữa như nhau. Cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật của người dân cao. Đặc biệt, xã hội nước Mỹ luôn tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực cá nhân nếu biết cố gắng học tập, làm việc tại đây.

5. Không áp lực thi cử

Nếu như ở Việt Nam, ngay từ lớp 1 con trẻ đã phải đối mặt với những bài kiểm tra, với suy nghĩ: “Điểm 1 là kém, điểm 10 là giỏi”, từ đó dễ nảy sinh tâm lí đối phó để vượt qua áp lực thi cử. Tại Mỹ, nhà trường luôn là môi trường thân thiện nhất, không có những kì thi sát hạch ở các bậc học thấp mà luôn hướng đến hỗ trợ, phát triển tư duy học sinh. Giáo dục hướng đến tính “ươm mầm”, hợp tác thân thiện giữa nhà trường với học sinh.

5620

Ảnh sưu tầm​

6. Nền giáo dục bình đẳng

Không có sự phân biệt giữa học sinh nhà giàu hay học sinh nhà nghèo trong lớp học, mọi người đối xử bình đẳng với nhau, giáo viên quan tâm đến các học sinh đều như nhau, không thiên vị. Đồng thời giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh được giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc học, cùng giúp nhau tiến bộ. Nước Mỹ là đất nước đa sắc tộc. Giáo dục Mỹ cũng khuyến khích các sinh viên quốc tế đến theo học do đó không có gì lạ nếu trong một lớp học bạn sẽ thấy nhiều học sinh có màu da khác nhau, quốc tịch khác nhau.

7. Cơ sở vật chất và công nghệ

Mỹ cũng xếp hạng nhất thế giới về chi tiêu cho các dịch vụ phúc lợi cho giáo dục như nhà ở, bữa ăn, chăm sóc sức khỏe và vận chuyển, nhóm chi tiêu mà các nước OECD kém xa, chỉ xem như “dịch vụ phụ trợ”. Các gia đình và người chịu thuế ở Mỹ chi khoảng 3.370 USD cho những dịch vụ này trên mỗi sinh viên, cao hơn ba lần mức trung bình của các nước phát triển.

Thậm chí, ngay cả khi không có những dịch vụ này, số tiền mà Mỹ chi ra cho giáo dục đại học và sau đại học cũng nhiều hơn bât cứ quốc gia nào khác. Theo dữ liệu thống kê, phần lớn kinh phí cấp cho các trường đại học Mỹ đều được sử dụng cho hoạt động giáo dục, như trả lương cho nhân viên và người giảng dạy. Những chi phí này lên tới khoảng 23.000 USD cho mỗi sinh viên một năm – gấp hai lần những gì mà các nước có nền giáo dục tân tiến khác như: Phần Lan, Thụy Điển hay Đức chi cho các dịch vụ cốt lõi.

Các trường đại học tại Mỹ luôn dẫn đầu về các công nghệ thông tin và khoa học máy tính hiện nay. Những phương pháp đào tạo chất lượng, hiệu quả, ứng dụng sự tiến bộ của nền công nghiệp kỹ thuật 4.0 được áp dụng giảng dạy tại tất cả các trường học. Sự phát triển công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo ở Mỹ là một sự hỗ trợ mạnh mẽ cho học viên có thể dễ dàng tìm kiếm, nắm bắt thông tin cũng như phát triển tối đa khả năng của bản thân.

8. Bằng cấp được công nhận toàn cầu

Với nền giáo dục trứ danh như vậy, không lí gì mà bằng cấp của Mỹ không được công nhận cũng như trọng dụng trên Thế giới. Học sinh, sinh viên Mỹ, ngoài việc trau dồi kiến thức học thuật còn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ năng mềm. Với những kĩ năng lãnh đạo, xã hội, văn hóa, cơ hội thực hành thực tế, sinh viên đào tạo tại Mỹ có lợi thế hơn rất nhiều so với các nền giáo dục khác khi cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Lê Hoàng Tuấn,
Trả lời
0
Lượt xem
808

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top