Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
4416

Để con chăm học hơn mỗi ngày luôn là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Nếu như bạn không ngừng cố gắng kiên trì hỗ trợ, động viên và khích lệ thì một ngày không xa trẻ sẽ có ý thức tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của bố mẹ. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng khi dạy con:
1. Để con chăm học hơn, đừng tiếc thời gian ngồi cùng trẻ
Đây có lẽ là việc làm thiết thực mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện để thúc đẩy con trẻ chăm học hơn, nhất là với những bé thường dễ mất tập trung và không chú tâm vào việc học. Bạn hãy kiên nhẫn giảng cho con những chỗ bé chưa hiểu, giải đáp các thắc mắc của con một cách thấu đáo.

Cần lưu ý rằng, khi ngồi cùng con, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính xách tay để tránh làm trẻ bị xao nhãng. Trong khi bé hoàn thành bài tập của mình, bạn có thể tiếp tục làm công việc sổ sách văn phòng còn dang dở hoặc đọc sách cũng là ý hay.

2. Đừng quá đặt nặng áp lực về điểm số
Thực tế là có không ít cha mẹ thời nay coi điểm số như tiêu chuẩn để đánh giá tình hình học tập của con em mình. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng điểm số chỉ là một yếu tố tham khảo vì không thực sự phản ánh được chính xác năng lực học tập của trẻ.

Dù cho điểm số có thể là điều kiện cần để con được lên lớp, nhưng bạn không nên tạo áp lực cho con trong việc này mà nên chú ý hơn đến việc bồi dưỡng phương pháp học tập và sự tư duy của trẻ. Đôi khi, thay vì hỏi điểm số, bạn hãy hỏi con về các hoạt động hằng ngày trong lớp và những gì bé đã học được.

3. Không áp đặt con
Bên cạnh việc tránh đề cao điểm số hay “tiêm nhiễm” vào đầu con mình bệnh thành tích. Bạn nên ứng xử nhẹ nhàng và thấu hiểu mọi quan điểm, suy nghĩ của con. Mỗi đứa trẻ có một kênh phát triển riêng, không giống với bất cứ đứa trẻ nào khác. Chính vì vậy, bạn đừng nên lấy mục tiêu của một người nào đó áp đặt cho con mình để rồi làm cho trẻ thêm căng thẳng và sợ hãi. Hãy tạo cho con có một tâm lý thoải mái trong học tập, giúp trẻ nhận thức được khả năng của bản thân và hiểu được chúng đang cần gì, từ đó bạn có thể hỗ trợ con khi cần.

4. Cùng “tâm sự” về chuyện đi học
Đôi lúc, bố mẹ nên hỏi han, trò chuyện cùng con về những gì chúng học được ở trường, hãy hỏi trẻ điều gì làm cho con cảm thấy thú vị? Ngoài ra, bạn hãy hỏi con chuyện về thầy cô, bạn bè, các môn học. Việc làm này đã được chứng minh là có tác dụng giúp trẻ tỉnh táo và tập trung được hơn khi ở trường. Đôi khi chính từ những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này, mà trẻ nhận ra được đâu là môn học, chủ đề mình yêu thích và thôi thúc bé trở nên chăm học hơn đấy!

5. Xây dựng thời khóa biểu cụ thể cho việc học tập
Sự thật rằng, bất cứ điều gì được theo dõi và thực hiện một cách có hệ thống sẽ luôn mang lại kết quả tích cực và việc học hành cũng không ngoại lệ. Vì vậy, hãy bàn bạc cùng con, thống nhất và đề ra một thời khóa biểu học tập để con tuân thủ theo. Cần lưu ý là những việc trong thời khóa biểu mà trẻ phải hoàn thành không chỉ quẩn quanh là học bài và làm bài tập về nhà. Do đó, bạn có thể chèn các hoạt động như tập thể dục, học nấu ăn, học đàn hay tìm hiểu thêm về thế giới bên ngoài để tăng sự trải nghiệm vào thời khóa biểu của con.

6. Tạo ra một môi trường học tập tốt cho con
Môi trường học tập tốt cũng là một trong những điều kiện góp phần để trẻ chăm học hơn đấy! Vì thế, hãy đảm bảo không có những sự phiền nhiễu quấy rầy trẻ khi con đang ngồi vào bàn học. Đặc biệt với một đứa trẻ ít tập trung, bé sẽ dễ bị phân tâm và mất hứng thú với việc học khi có một thứ gì đó xuất hiện và cắt ngang.

7. Trao đổi với giáo viên
Nếu con bạn bị điểm kém trong một môn học nào đó hoặc do dự khi phải tham gia một lớp học phụ đạo, lúc này bạn nên liên lạc với giáo viên phụ trách. Bạn hãy trao đổi với giáo viên để tìm hiểu nguyên do con bị điểm kém hoặc không muốn tham gia lớp phụ đạo. Cách này có thể giúp bạn đưa ra được giải pháp giúp trẻ cải thiện điểm số, hay thậm chí là hỗ trợ để bé chăm học hơn.

8. Nên theo dõi phương pháp học tập của con
Điều rất quan trọng là bạn cần phải hiểu con bạn đang học theo kiểu gì, phương pháp nào và liệu rằng nó có phù hợp với trẻ hay không? Về vấn đề này, bạn cũng có thể trao đổi thêm với giáo viên để tìm ra phương pháp học tốt nhất cho con mà cơ bản dựa trên yêu cầu của môn học và sở thích của trẻ.

Bạn cũng có thể thử những cách học mới như hướng dẫn trẻ diễn giải những gì mà chúng được học thành sơ đồ tư duy hay học dựa trên ứng dụng và video trực tuyến để trẻ hiểu bài giảng một cách cặn kẽ hơn.

9. Đặt ra mục tiêu học tập và cố gắng hoàn thành
Việc đặt ra một mục tiêu học tập cụ thể để cố gắng phấn đấu cũng là cách để bạn giúp con học hành chăm chỉ hơn. Bạn có thể vạch ra mục tiêu học tập ngắn hạn, trung hạn hoặc thậm chí dài hạn để tạo động lực cho con. Đây cũng là cách để phụ huynh theo dõi được sự tiến bộ của trẻ một cách rõ ràng nhất.

10. Luôn lắng nghe ý kiến của trẻ
Điều rất quan trọng là hãy luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con bạn, ngay cả khi đôi lúc bạn nhận thấy rằng suy nghĩ đó của con là không đúng. Việc để trẻ nói lên ý kiến của mình về các vấn đề khác nhau sẽ giúp xây dựng sự tự tin cho con. Đồng thời, bạn hãy đưa ra sự nhận xét và góp ý một cách chân thành và nhẹ nhàng nhất để trẻ có thể hiểu được vấn đề của mình.

11. Giúp con học hỏi từ những thất bại
Ông bà xưa từng dạy rằng: “Thất bại là mẹ thành công”. Sự thất bại là một phần tất yếu của cuộc sống và nó không phải là cái kết “đáng sợ” trong bất kỳ vấn đề hay tình huống nào. Khi con bị điểm kém, bạn nên tìm hiểu nguyên do, động viên và khuyến khích con, chỉ cho trẻ nhận ra những lỗi sai để học hỏi và tiến bộ hơn. Sẽ thực sự không tốt khi phụ huynh la mắng, chỉ trích, thậm chí là đem so sánh trẻ với bạn bè cùng trang lứa.

12. Khơi dậy sự ham học ở trẻ
Sẽ là một ý tưởng tốt khi mua sắm cho trẻ những món đồ có thể hỗ trợ học tập tốt như bàn ghế học sinh, văn phòng phẩm, sách tham khảo, bản đồ, quả địa cầu… hoặc bất kỳ thứ gì giúp gắn kết con bạn với việc học. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn, đồng thời kích thích sự ham học ở trẻ. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có hiệu quả tức thời không kéo dài nên bạn cần phối hợp cùng với các phương pháp khác nhé!

13. Quan tâm và khen ngợi khi trẻ đạt được thành tựu
Khi con có thành tích tốt, đừng ngần ngại mà hãy dành những lời có cánh cho con. Tuy vậy, không nên chỉ dừng lại ở những lời động viên như “giỏi lắm” hay “tốt lắm”, bạn nên đào sâu hơn nữa, hãy hỏi về quá trình làm thế nào để trẻ đạt được kết quả như vậy. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được sự quan tâm từ bố mẹ và trẻ cố gắng chăm học hơn về sau.

14. Hình thành thói quen đọc sách cho con
Đây được xem là một trong những thói quen tốt mà bố mẹ nên rèn cho con ngay từ khi còn bé. Người ta nhận thấy rằng, sự chăm học cũng biểu hiện ở những đứa trẻ thích đọc sách. Bạn nên mua những đầu sách phù hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ, không chỉ dừng lại ở những loại sách phục vụ cho học tập. Tốt hơn hết, bạn cần thiết lập một lịch trình đọc sách cho bé ngay tại nhà bên cạnh lịch học thông thường.

15. Không cằn nhằn
Bạn đã cất công tạo dựng được môi trường học tập dễ chịu nhưng con vẫn tỏ ra chán nản không thích học. Tình huống này cũng khá phổ biến nhưng các bậc phụ huynh đừng vì vậy mà la mắng, cằn nhằn hay cáu gắt với trẻ. Đôi khi lúc này bạn nên dừng lại và thử một cách tiếp cận mới.

16. Không được “hối lộ” trẻ dưới bất kỳ hình thức nào
Việc công nhận và khen thưởng là các khía cạnh tích cực của việc khắc sâu thói quen học tập tốt ở trẻ. Tuy nhiên, bạn nên tránh lạm dụng điều này bởi nó có thể giải quyết vấn đề tạm thời nhưng không thể làm cho con bạn say mê học tập một cách thực sự.

17. Truyền cảm hứng
Nhiều trẻ không thể nào “nuốt nổi” các môn học như lịch sử, văn học, hóa học… nên bạn có thể truyền cảm hứng cho con thông qua việc học mà chơi. Việc học thuộc các sự kiện lịch sử khô khan trong sách giáo khoa có thể thay thế bằng những hình ảnh hay video sinh động, đầy lôi cuốn trên mạng. Thậm chí, bạn có thể cùng con thử nghiệm các bài tập về hóa học tại nhà.

18. Học nhóm
Để khuyến khích trẻ chăm học hơn, bố mẹ cũng đừng bỏ qua phương pháp này. Bạn có thể xây dựng một nhóm nhỏ những người bạn thân của trẻ, tạo điều kiện để các con học cùng nhau và giám sát việc học của chúng. Sau mỗi giờ học, bạn có thể làm một vài món ăn nhẹ, tổ chức một số trò chơi để giảm bớt căng thẳng và bé sẽ không còn chán ghét việc học nữa. Thậm chí, nhiều bé lại thể hiện sự háo hức mong chờ đến buổi học nhóm tiếp theo đấy!

Nguồn: Tổng hợp.
 

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Xu
0
Vốn dĩ trẻ con rất ham học hỏi từ những bài học đầu đời. Nhưng vì chúng vẫn còn mải chơi nên việc học mới ngày càng làm chúng chán dẫn đến lười học. Lồng ghép việc học đan xen với chơi cho các bé mầm non mình thấy rất hữu ích.
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Không có áp lực trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn từ đó khơi gợi sự tích cực trong học tập cũng như ham khám phá hiểu biết!
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top