Xin chia sẻ cùng các Thầy Cô tài liệu giáo án Chủ đề Ngữ văn 6, năm học 2020 - 2021. Hi vọng giúp ích cho mọi người trong quá trình soạn giáo án.
Đền Thánh Gióng. St
TỪ TIẾT 6 ĐẾN TIẾT 11
CHỦ ĐỀ : TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT
Đền Thánh Gióng. St
TỪ TIẾT 6 ĐẾN TIẾT 11
CHỦ ĐỀ : TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ vào “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006), học kỳ I (Tiết 1,4,5,9.10,13 ) để xây dựng chủ đề: “ TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT”.
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học tốt môn GDCD để thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
-Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tuần | Tiết | Bài dạy | Ghi chú |
2 | 5 | Tìm hiểu chung về văn tự sự | |
| 6,7 | - Những vấn đề chung-Thánh Gióng( Dạy chính) | Các tiết trong PPCT: 1,4,5,9.10,13 |
8 | - Sơn Tinh, Thủy Tinh | ||
3 | 9 | - Bánh chưng, bánh giầy | |
10 | - Sự tích hồ Gươm | ||
11 | - Luyện tập - Tồng kết chủ đề- Kiểm tra đánh giá | ||
12 | Sự việc và nhân vật trong văn tự sự | ||
4 | 13 | Sự việc và nhân vật trong văn tự sự | |
14 | Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự | ||
15,16 | Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự |
1.Kiến thức: Qua chủ đề truyện truyền thuyết, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tính; Thánh Gióng; Bánh chưng, bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm). Đó là những thiên truyện phản ánh hiện thực đời sống văn hoá, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên, yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
-Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tính; Bánh chưng, bánh giầy); tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình (Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm).
- Hiểu được cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyền thuyết.
- Tích hợp liên môn: Môn lịch sử,Giáo dục công dân, mĩ thuật vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình chính khóa.
2.Kỹ năng: Học sinh có kĩ năng kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện dân gian được học.
- Bước đầu biết nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết không được học trong chương trình.
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyền thuyết khác:
- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
3.Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần học tập và niềm đam mê môn học. Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những việc làm, câu nói liên quan đến lịch sử, đến tinh thần đoàn kết dân tộc của Người.
- Quan niệm của Bác : nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.( Liên hệ)
4. Phát triển phẩm chất, năng lực:
Hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: Nhân ái và khoan dung, Làm chủ bản thân, thực hiện nghĩa vụ học sinh. Hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: cảm thu văn chương, tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ...
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
*** BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||
- Khái niệm truyền thuyết. - Nhớ được 4 văn bản truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính trong truyện. - Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu phản ánh hiện thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên. - Biết tóm tắt cốt truyện. - Nêu ý nghĩa truyện. | - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết - Cốt lõi lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hoá người Việt. - Hiểu ý nghĩa một số chi tiết tiêu biểu. - Hiểu ý nghĩa hình tượng nhân vật: anh hùng lao động sản xuất và văn hoá, anh hùng chống ngoại xâm. | - Kể lại đoạn truyện... - Đọc – hiểu những truyền thuyết không được học trong chương trình. - Chỉ ra nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử. - Vận dụng hiểu biết những tình huống liên môn cơ nản như di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, Văn hoá ẩm thực. Tinh thần chống thiên tai, yêu chuộng hoà bình. - Giải thích cách kết thúc truyện và giá trị tác phẩm đến ngày nay. | - Biết vận dụng những kiến thức cảm nhận về nhân vật. - Năng lực bày tỏ quan điểm về vấn đề cuộc sống đặt ra trong tác phẩm. - Vận dụng kiến thức bài học giải quyết vấn đề trong đời sống. - Thấy được mối quan hệ và sức sống bền vững của những giá trị văn hoá truyền thống:Ý thức tự cường trong dựng, giữ nước... - Thấy được mối liên hệ giữa đơn vị kiến thức bài học với môn khác. |
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
Bài trình bày (thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, …)
Tổng hợp