Trần Ngọc

S.Moderator
Tìm hiểu thêm về các văn bản nhật dụng nằm trong chương trình dạy thêm ở bộ môn Ngữ Văn 7. Qua bài học này, thầy cô định hướng và giúp học sinh củng cố lại kiến thức văn bản nhật dụng. Đồng thời, giúp học sinh ôn lại các văn bản nhật dụng đã được học: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Mẹ tôi...

7063


TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A. Văn bản nhật dụng

1. Khái niệm:
Văn bản nhật dụng là kiểu văn bản

- Về nội dung: Đề cập đến những vấn đề bức thiết trong xã hội, được toàn xã hội quan tâm.

- Có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau, thuộc các kiểu văn bản khác nhau: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận.

2. Nội dung các văn bản đã học đề cập đến:

- Vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi người

- Tình yêu thương và kính trọng cha mẹ.

- Quyền trẻ em: quyền được hưởng hạnh phúc của mái ấm g9a đình, quyền được đi học, được bao bọc trong tình yêu thương.

B. Giá trị nổi bật của các văn bản đã học

1. Cổng trưởng mở ra


a. Nghệ thuật:

- Sử dụng độc thoại nội tâm, người mẹ đã mở rộng cõi lòng mình để nói với con bằng cách tâm sự với chính mình, làm cho:

+ Hình ảnh mẹ hiện lên một cách trực tiếp

+ Văn bản thẫm đẫm chất trữ tình

+ Giúp tác giả có khả đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để miêu tả một cách chính xác tâm trạng lo lắng, bâng khuâng, hạnh phúc của người mẹ. Đó là những cung bậc cảm xúc khó nói nên lời.

+ Tâm trạng người mẹ bộc lộ một cách tự nhiên, chân thực và cảm động. Người đọc chứng kiến một đêm không ngủ của mẹ với tình cảm sâu sắc

- Miêu tả tâm trạng nhân vật rất tinh tế, chân thực, sống động, cụ thể với nhiều hình thức khác nhau, miêu tả trực tiếp, miêu tả trong sự đối lập với người con.

- Sử dụng thời gian nghệ thuật giàu ý nghĩa: Đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con. Ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời mỗi người là một cái mốc vô cùng thiêng liêng, trong đại. Vì thế cái đêm trước ngày khai trường đó bất kì người mẹ nào cũng có biết bao nỗi niềm, cảm xúc.

b. Nội dung:

- Tình yêu thương con sâu nặng, thiết tha của người mẹ.

- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường cũng như ý nghĩa của việc học tập trong cuộc đời mỗi người.

2. Mẹ tôi

a. Nghệ thuật

- Văn bản chọn hình thức viết thư. Đây là nét nghệ thuật độc đáo bởi:

+ Thư là loại văn bản bình thường để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Những tình cảm sâu sắc, thiêng liêng thường rất tế nhị, kín đáo nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Mượn hình thức là một bức thư, người bố đã gửi gắm được biết bao nỗi niềm, tâm trạng của mình. Đó là nỗi buồn bã, tức giận của mình, bộc lộ được nỗi xót xa, thất vọng, đau đớn khi đứa con không xứng đáng với sự trông đợi của bố. Đây cũng là cách bộc lộ khéo léo của tác giả. Mượn hình thức là một bức thư, người bố còn bày tỏ tình cảm người mẹ En- ri- cô với con. Đây là một đoạn văn hay nhất, giàu sức biểu cảm nhất, xúc động lòng ta nhất. Người bố sau khi kể lại những việc làm, tình cảm người mẹ để đi đến khẳng định: Tình mẹ con thiêng liêng sâu nặng. Đức hi sinh thầm lặng, tình mẫu tử cao cả vô cùng. Không chỉ có vậy, người bố còn dự cảm bao tình huống đau đớn, xót xa, để khẳng định một chân lý, một quy luật muôn đời về tình mẫu tử khăng khít, gắn bó, bền chặt mãi mãi.

+ Nếu nói bằng văn bản ý từ sẽ sâu sắc hơn, sự sắp xếp sẽ chặt chẽ hơn.

+ Hơn nữa nếu viết bằng thư thì chỉ riêng người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người phạm lỗi bị tổn thương.

+ Tạo cho con một thế giới riêng để con ngẫm nghĩ, đọc đi, đọc lại và thấm thía. Con có thể xem đó là một kỉ niệm, một bài học lưu lại trong đời để không bao giờ quên.

- Chọn tình huống giả định rất đặc sắc, làm nổi bật chủ đề tư tưởng của văn bản, đó là tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.

b. Nội dung

- Tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ hiền.

- Nhắc nhở mỗi người: tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ, nhục nhã cho những kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó

3. Cuộc chia tay của những con búp bê

a. Nghệ thuật

* Kể chuyện đặc sắc:

- Chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất. Người kể chuyện ở đây là Thành, một đứa trẻ, người trong cuộc trực tiếp tham gia vào câu chuyện, người chứng kiến và gánh chịu nỗi đau chia lìa.

® Tác dụng:

+ Giúp tác giả thể hiện một cách sâu sắc, chân thực những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật.

+ Tăng thêm tính chân thực cho câu chuyện

+ Tạo sự đồng cảm cho người đọc

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, hợp lứa tuổi.

* Xây dựng những hình ảnh đối lập đặc sắc để tô đậm chủ đề.

* Miêu tả cảnh vật tinh tế để làm nổi bật tâm trạng nhân vật. Xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu ý nghĩa. Hai con búp bê cũng trong sáng, ngây thơ và tội nghiệp như hai đứa trẻ.

b. Nội dung:

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhân hậu của hai đứa trẻ; nỗi đau tột cùng của con trẻ cũng như nỗi thiệt thòi không gì bù đắp nổi của trẻ thơ khi gia đình tan vỡ.

- Gửi gắm thông điệp: tổ ấm gia đình vô cùng quan trọng và quý giá đối với mỗi con người. Hãy vì trẻ thơ mà giữ lấy tổ ấm gia đình.

- Tác giả: Tấm lòng yêu thương trẻ thơ cũng như nâng niu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn non trẻ.

C. Luyện kĩ năng làm một số dạng bài tập làm văn qua các văn bản nhật dụng

I. Cổng trưởng mở ra

1. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn cuối “Cổng trường mở ra”.

a. Cách làm bài cảm nhận đoạn thơ, đoạn văn nói chung


* Mở đoạn: Câu chủ đề:

- Gọi tên ý của toàn đoạn

- Gồm hai phần: biểu ý + biểu cảm.

* Thân đoạn:

- Triển khai các câu văn làm sáng ró câu chủ đề

Lưu ý: Cần triển khai theo một trình tự nhất định.

Nếu có các ý nhỏ thì nêu các ý nhỏ rõ ràng.

- Cần có ý đánh giá tác giả: về tài năng và tấm lòng

* Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc.

a. Cách làm cụ thể với bài này

Gợi ý:

a. Mở đoạn:

Cách 1: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan đã diễn tả một cách xúc động, sâu sắc tình yêu và niềm tin của người mẹ đối với con, niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường qua đoạn văn cuối bài.

Cách 2: Đoạn văn cuối trong văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan là một trong những đoạn văn hay nhất, xúc động nhất diễn tả sâu sắc tình yêu và niềm tin của người mẹ đối với con, niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường.

b. Thân đoạn:

* Tình yêu và niềm tin của mẹ giành cho con

- Trước hết được thể hiện qua cử chỉ của mẹ: cầm tay con, dắt tay con qua cánh cổng trường, buông tay con ra.

+ Đó là những cử chỉ đầy âu yếm, chan chứa yêu thương thể hiện sự quan tâm chu đáo ân cần.

+ Hành động “buông tay con ra” cho thấy sự tin cậy vào đứa đứa con yêu.

- Tình yêu và niềm tin còn được thể hiện qua lời nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên...”

+ Lời khích lệ, động viên ân cần, dịu dàng của mẹ giúp con tự tin hơn trước thế giới hoàn toàn mới lạ.

+ Mẹ tin tưởng và hy vọng ở con rất nhiều.

* Đặc biệt, trong lời nói “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, mẹ thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào mái trường. Bởi ở đó là cả một thế giới kỳ diệu: con được khám phá kho báu tri thức của loài người, con được sống trong thế giới của tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt toàn xã hội, nơi đó sẽ chắp cánh ước mơ cho con để những khát vọng lớn lên sẽ mau chóng thành hiện thực.

* Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí đặc sắc qua những dòng độc thoại nội tâm, chỉ một đoạn văn ngắn thôi, Lí Lan đã cho thấy tâm trạng xiết bao tự hào, ngập tràn hạnh phúc của mẹ khi con được bước vào thế giới kì diệu mái trường. Qua đó, ta thấy được tình tình mẫu tử thiêng liêng, vai trò to lớn của nhà trưòng đối với mỗi con người.

c. Kết đoạn: Đoạn văn đã cho ta thấm thía tình yêu thương của mẹ, người thầy đầu tiên trong bước đường trưởng thành của mỗi người, đồng thời cũng gợi dậy trong ta niềm hạnh phúc và tự hào vì được sống dưới mái trường mến yêu.

2. Cho đoạn văn:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.



Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Văn bản có chưa đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào?

Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào.

Xác định cấu tạo ngữ pháp và kiểu câu của câu văn sau: Mẹ sẽ đưa con đến trường,

cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói


e. Trình bày cảm nhận của em lời nói của người mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

Gợi ý:

a. Mở đoạn:

Cách 1: Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan, người đọc không thể nào quên được câu nói của người mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

b. Thân bài:

* Trước hết, đây là lời khích lệ, động viên ân cần, dịu dàng và ngập tràn tình yêu thương của mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên...”. Điệp từ “đi đi con” như một lời dục dã, khẩn thiết. Động từ “ hãy’’ như một mệnh lệnh, thiêng liêng, tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con tự tin hơn trước thế giới hoàn toàn mới lạ. Đằng say lời nói với con bằng cách tự tâm sự với chính mình ấy, ta thấy được mẹ tin tưởng và hy vọng ở con rất nhiều.

* Đặc biệt, trong lời nói “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, mẹ thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào mái trường. Bởi ở đó là cả một thế giới kỳ diệu: con được khám phá kho báu tri thức của loài người, con được sống trong thế giới của tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt toàn xã hội, nơi đó sẽ chắp cánh ước mơ cho con để những khát vọng lớn lên sẽ mau chóng thành hiện thực. Bước qua cánh cổng trưởng nghĩa là từ một tuổi thơ bé bỏng, nhiều dại khờ để từng bước lớn lên, xứng đáng là người công dân tốt sau này.

* Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí đặc sắc qua những dòng độc thoại nội tâm, chỉ một câu văn ngắn thôi, Lí Lan đã cho thấy tâm trạng xiết bao tự hào, ngập tràn hạnh phúc của mẹ khi con được bước vào thế giới kì diệu mái trường. Qua đó, ta thấy được tình tình mẫu tử thiêng liêng, vai trò to lớn của nhà trưòng đối với mỗi con người.

c. Kết đoạn: Lời nói đã cho ta thấm thía tình yêu thương của mẹ, người thầy đầu tiên trong bước đường trưởng thành của mỗi người, đồng thời cũng gợi dậy trong ta niềm hạnh phúc và tự hào vì được sống dưới mái trường mến yêu.

3. Nhân vật người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra’’ là một nhân vật đã để lại bao ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Vậy em hãy viết một bài văn bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của em về nhân vật người mẹ

a. Cách làm bài cảm nhận nhân vật nói chung


* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật (chú ý tới vị trí của nhân vật đó trong tác phẩm).

- Nếu là đề cảm nhận thì nêu cảm nhận chung về nhân vật

- Nếu là đề phân tích thì không cần.

* Thân bài: cảm nhận chi tiết về nhân vật trên các phương diện sau

Ý 1: Khái quát về nhân vật: vị trí, vai trò, đặc điểm

Ý 2: Cảm nhận chi tiết về nhân vật trên các phương diện sau

- Nêu được hoàn cảnh, cuộc đời, số phận của nhân vật.

- Đặc điểm ngoại hình

Lưu ý: Nhân vật nào có sự nổi bật về ngoại hình thì mới cảm nhận ngoại hình thành một ý riêng. Còn nếu nhà văn không miêu tả cụ thể về ngoại hình thì trong quá trình cảm nhận không cần cảm nhận về ngoại hình.

- Đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật (tài năng, phẩm chất, tính cách, tâm trạng....) Phải chỉ ra được đặc điểm tình cách của nhân vật, sau đó, làm rõ bằng các chi tiết trong tác phẩm. Mỗi đặc điểm tính cách được xem là một ý.

Ý 3: Đánh giá khái quát:

- Khái quát:

+ Đặc điểm của nhân vật

+ Đánh giá xem nhân vật đó đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội

- Tác giả:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: phải chỉ ra được nhà văn xây dựng nhân vật như thế nào? Sử dụng nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật.

+ Tình cảm, thái độ của tác giả gửi gắm qua nhân vật đó: Phải nhận xét được tác giả là người như thế nào? Tác giả gửi gắm tình cảm gì qua nhân vật?

* Kết bài:

- Khẳng định cảm xúc về nhân vật

- Qua nhân vật, khẳng định sức sống của tác phẩm.

- Rút ra được bài học gì từ nhân vật?

b. Cụ thể với đề bài này

* Mở bài:

Giới thiệu: + Tác giả, tác phẩm

+ Nhân vật người mẹ

+ Cảm nhận chung nhất về người mẹ

Tham khảo: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan, hình ảnh người mẹ trong đêm trước ngày khai trưởng của con đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.

* Thân bài: Nên triển khai theo các ý:

Ý 1: Điều đầu tiên ta cảm nhận được ở nhân vật người mẹ là một tình yêu thương con vô cùng sâu sắc.

- Tình yêu thương ấy trước hết được thể hiện qua tâm trạng ngổn ngang, ăm ắp nỗi niềm của mẹ: đêm trước ngày khai trưởng của con, mẹ không ngủ được, không tập trung được vào việc gì cả. Lên giường nằm mà mẹ vẫn trằn trọc, không lo nhưng cũng không ngủ được. Lúc này, trong lòng mẹ dạt dào bao cảm xúc: mừng vui, hồi hộp, hy vọng, xốn xang. Ngày mai đây là ngày con được học chữ, làm quen thầy cô bạn bè mới, bao điều hay lẽ phải. Ngày con vào lớp một là bước trưởng thành đầu tiên của con. Thử hỏi không bâng khuâng, xao xuyến sao được?

- Tình yêu thương của mẹ còn được thể hiện qua cử chỉ, hành động. Mẹ ngắm nhìn con ngủ bằng cái nhìn chứa chan yêu thương, âu yếm. Dường như đó là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mẹ. Mẹ “đắp mền, buông mùng, ém góc”, thầm lặng chăm chút tỉ mỉ cho giấc ngủ của đứa con yêu. Mẹ còn xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con từ chiều. Qua những cử chỉ ấy, ta càng hiểu hơn đức hi sinh thầm lặng của người mẹ.

- Yêu thương con, nhân vật người mẹ trong văn bản mong ước cho con được đến trường, được hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất. Tình cảm này được thể hiện gián tiếp qua sự việc nghĩ về ngày khai trường ở nước Nhật. Đó là ngày lễ của toàn xã hội, người lớn nghỉ việc đưa trẻ, tất cả quan chức chia nhau dự lễ khai giảng khắp trường học. Những chính sách về giáo dục được điều chỉnh kịp thời. Ta hình dung ngày khai trường ở nước Nhật thật sự là một ngày hội. Mong ước của người mẹ trong “Cổng trưởng mở ra” cũng là mong ước của biết bao nhiêu bà mẹ khác. Vì mẹ hiểu được rất rõ, rất sâu sắc về vai trò nhà trường, giáo dục với trẻ thơ. Vì mẹ hiểu mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng tới thế hệ mai sau.

- Đặc biệt người mẹ ấy luôn động viên, khuyến khích con đi lên, đi tới thế giới diệu kì của cuộc đời. “Đi đi con, hãy can đảm lên con, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới diệu kì sẽ mở ra’’. Điệp từ “đi đi con” như một lời dục dã, khẩn thiết. Động từ “ hãy’’ như một mệnh lệnh, thiêng liêng, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực cho con trong buổi đầu bỡ ngỡ. Lời động viên ấy cũng cho thấy, người mẹ tin tưởng và hi vọng ở con rất nhiều.

Ý 2: Không chỉ có vậy, ta còn cảm nhận được nhân vật người mẹ còn là người rất yêu quý người thân, yêu trường học, thầy cô và rất biết nâng niu, trân trọng những kỉ niệm. Xúc động biết bao đã xa lắm rồi cái thủa ngày đầu tiên đi học ấy, thế mà người mẹ vẫn nhớ như in. Mẹ nhớ tiếng đọc bài trầm bổng thủa xưa; nhớ bàn tay bà ngoại ấm êm, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp; nhớ sự nôn nao hồi hộp khi đến bà đi đến trường. Nhớ nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng. Dường như những kỉ niệm ngày xưa ấy luôn khắc ghi, luôn tươi mới nguyên vẹn trong tâm hồn mẹ. Mẹ quên sao được ngày đầu tiên đi học ấy, quên sao được mái trường, thầy cô, bạn bè. Người mẹ quả là một người nặng sâu ân tình, ân nghĩa với đời. Và cái chính, bằng những kỉ niệm sâu sắc, mẹ muốn ngày mai con khắc ghi vào lòng cái giấy phút thiêng liêng, trọng đại của đời mình.

Ý 3: Đọc văn bản, ta còn trân trọng những suy nghĩ của người mẹ về vai trò và ý nghĩa của nhà trường và giáo dục đối với mỗi con người. Đặc biệt, trong lời nói “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, mẹ thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào mái trường. Bởi ở đó là cả một thế giới kỳ diệu: con được khám phá kho báu tri thức của loài người, con được sống trong thế giới của tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt toàn xã hội, nơi đó sẽ chắp cánh ước mơ cho con để những khát vọng lớn lên sẽ mau chóng thành hiện thực.

Ý 4: Đánh giá, khái quát

- Khái quát lại nhân vật người mẹ: Người mẹ trong cổng trường mở ra là một người mẹ có tính yêu thương con vô bờ bến và hiểu rõ vai trò nhà trường, giáo dục đối với trẻ thơ.

- Tác giả:

+ Miêu tả tâm lí nhận vật tinh tế, sâu sắc qua những dòng độc thoại nội tâm.

+ Qua nhân vật người mẹ, tác giả cũng gửi gắm sự quan tâm của mình đối với trẻ thơ, với thế hệ tương lai.

* Kết bài: - Từ nhân vật người mẹ của Lý Lan, em nghĩ gì mẹ của mình?

- Lời hứa
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top