Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Thầy cô tham khảo đề Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt để ra đề thi cuối kì cho học sinh. Bộ đề cực hay và bám sát với chương trình học từ phần đọc hiểu, đến tập làm văn.

7010


1. Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
I. Phần I: Đọc hiểu:


1. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Đọc thầm bài “Phong cảnh đền Hùng” (SGK Tiếng Việt 5, tập II, trang 68, 69). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng với mỗi câu sau:

1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?

A. Nghĩa Lĩnh.

B. Ba Vì.

C. Tam Đảo.

2.Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

C. Cả hai câu trên đều đúng.

3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”

A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.

B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Bằng cách lặp từ ngữ.

C. Bằng cả hai cách trên.

5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

6. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ,những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.

B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.

C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.

7. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?

A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.

C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.

8. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?

A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

C. Kết thúc câu.

9. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vòi vọi ?

A. Vun vút

B. Vời vợi

C. Xa xa

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. Phần Viết

1. Chính tả: (5 điểm)


Nghe – viết: Bài Tranh làng Hồ (SGK Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 88)

GV đọc cho HS viết đoạn Từ ngày còn ít tuổi… đến hóm hỉnh và tươi vui

2.Tập làm văn: Hãy tả cảnh trường em vào thời điểm mà em thích nhất.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A/ Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I/ Đọc thầm: (5 điểm)


Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý với mỗi câu đúng.

Câu 1,2, 3, 4, 6, 8, 9, 10 khoanh vào trước ý với câu trả lời đúng: mỗi bài được 0,5 điểm. Câu 5,7khoanh vào trước ý trả lời đúng: Mỗi bài được 1 điểm.

Câu 1: A. Nghĩa Lĩnh.

Câu 2: C. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 3: C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4: B. Bằng cách lặp từ ngữ.

Câu 5: B. So sánh.

Câu 6: C. Bằng cách nối trực tiếp,không cần từ nối.

Câu 7: A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

Câu 9: B. Vời vợi

Câu 10: C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)

I/ Chính tả: (5 điểm)


- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đọan văn 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. bị trừ 1 điểm toàn bài.

II- Tập làm văn (5đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

+ Viết được bài văn miêu tả cảnh ngôi trường đủ 3 phần theo yêu cầu đã học; độ dài khoảng 15 câu.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết.

2. Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
A. Kiểm tra đọc.


1. Kiểm tra đọc thành tiếng.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN

Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.”

Theo Bích Thủy

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1.
Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào?

A. Ác-hen-ti-naB. Tan-da-ni-aC. Mê-xi-cô
Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào?

A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo
B. Sân vận động còn rất đông khán giả
C. Sân vận động hầu như vắng ngắt
Câu 3. Điền cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản vào câu ghép sau:

……… là người về đích cuối cùng ……………… Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.

Câu 4. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

A. Anh là người về đích cuối cùng
B. Anh bị đau chân
C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.
Câu 5. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua ?

A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.
C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người.
Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?

A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.

B. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy.

C. Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình.

Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Phóng viên hỏi..........“Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy..........”

Câu 8. Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với cụm từ đó:

Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.

……………………………………………………………………………………

Câu 9. Nội dung của câu chuyện trên là gì ?

……………………………………………………………………………………

Câu 10. Nếu là một khán giả chứng kiến phần thi hôm của vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri em sẽ nói điều gì với Ác-va-ri? Là người học sinh sắp bước vào bậc THCS em thấy mình có trách nhiệm gì với quê hương, đất nước?

……………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: Nghe - viết (20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).

……………………………………………………………………………………

2. Tập làm văn: (30 phút)

Em hãy tả một thầy giáo(hoặc cô giáo) để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 3 điểm


- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Kiểm tra đọc hiểu và làm bài tập: 7 điểm

Câu 1. (
0,5 điểm)

Đáp án đúng là : B. Tan-da-ni-a

Câu 2. (0,5 điểm)

Đáp án đúng là : C. Sân vận động hầu như vắng ngắt

Câu 3. (1 điểm mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)

Tuy là người về đích cuối cùng nhưng Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.

Câu 4. (0,5 điểm)

Đáp án đúng là : C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.

Câu 5. (0,5 điểm)

Đáp án đúng là : B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.

Câu 6: (0,5 điểm)

Đáp án đúng là : A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.

Câu 7: (
0,5 điểm mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Phóng viên hỏi: “Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy? ”

Câu 8. (0,5 điểm mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.

VD: Em là người Việt Nam và em rất tự hào về điều đó

Câu 9. 1 điểm

Câu chuyện khuyên chúng ta hãy nỗ lực hết sức và cótrách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc của mình

Câu 10. 1,5 điểm

- Nếu là khán giả em sẽ nói với Ác-va-ri: em khâm phục nỗ lực của anh ấy, chúc mừng anh ấy đã hoàn thành phần thi của mình. Cảm ơn anh đã dạy cho em một bài học,…… (0,5 điểm)

- Là học sinh em thấy mình có trách nhiệm: Chăm chỉ học tập và lao động, nghe lời ông bà cha mẹ, yêu quê hương đất nước, tôn trọng mọi người, yêu lao động, …… (1,0 điểm)

B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm


- Tốc độ đạt yêu cầu : (1,0 điểm)

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ : (1,0 điểm)

- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ).Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : (1,0 điểm)

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài.

3. Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Đại Đồng
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)


- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.

2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

5 cây số và rất nhiều yêu thương


Khi tôi sắp học hết lớp 1 thì mẹ ốm một trận rất nặng phải vào bệnh viện. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho. Tôi nhớ mẹ kinh khủng. Đã thế, tôi mặc kệ hết, bố không cho tôi vào thăm thì tôi tự đi !

Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà. Nhưng đường thì xa mà trời lại nắng ong ong nên nỗi háo hức ban đầu của tôi bẹp đi. Đi được nửa đường thì hai “que tăm” của con bé lớp 1 như tôi đã mỏi rã ra. Tôi ngồi phịch xuống nhưng rồi lại bật dậy ngay. Kiểu gì thì hôm nay tôi cũng phải gặp mẹ bằng được. Đi được một đoạn thì… phựt ! Cái dép đáng ghét bị đứt quai. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện. Tôi biết là mẹ thích ăn bánh khoai nên mua năm cái bánh nóng mang vào.

Đến gần cổng bệnh viện, tôi ngẩn ra : Bệnh viện rộng thế thì biết mẹ ở phòng nào ? Vậy là tôi ôm gói bánh chạy lung tung tới từng phòng tìm mẹ, mặc cho mỡ thấm cả vào cái áo trắng mới tinh. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thật sự, đứng khóc ầm ĩ ở hành lang. Một bác sĩ mặc áo trắng đi qua dừng lại hỏi chuyện. Nghe tôi vừa nấc vừa nói tên và tả mẹ, bác ấy cười : “Đi theo bác, bác biết chỗ mẹ cháu đấy !”. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện. Mẹ đang ngồi đọc sách, thấy tôi vào thì bật dậy…

Hôm ấy, tôi nhận được một cái cốc vào trán và… bốn cái bánh khoai. Mẹ ăn rất nhiệt tình dưới con mắt theo dõi chăm chú của tôi và cũng rất nhiệt tình nhờ tôi… ăn hộ chỗ còn lại. Tôi cũng nhớ là chưa bao giờ được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế….

Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi. Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương !

Theo Đào Thị Hồng Hạnh

Câu 1. Mẹ bạn nhỏ bị ốm nằm trong bệnh viện khi bạn nhỏ học lớp mấy ?

A. Lớp 1 B. Lớp 2 C. Lớp 5 D. Lớp 6

Câu 2. Để đến được bệnh viện thăm mẹ, bạn nhỏ đã quyết định làm gì ?

A. Thuyết phục bố đưa đi thăm mẹ. B. Tự tìm đến bệnh viện thăm mẹ.

C. Nhờ người thân chở đến bệnh viện. D. Đón xe đến bệnh viện.

Câu 3. Bạn nhỏ đã gặp phải những khó khăn nào trên đường đến bệnh viện thăm mẹ ?

A. Đường xa, trời nóng, dép đứt, sỏi đá đâm vào chân.

B. Lạc đường, đứt dép.

C. Trời mưa, đường rất trơn.

Câu 4. Từ “que tăm” trong bài có nghĩa chuyển hay nghĩa gốc ?

Trả lời : ..........................................................................................................................................................................................

Câu 5. Theo em, vì sao hôm ấy bạn nhỏ lại được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế ?

A. Vì mẹ bạn lo lắng cho bạn.

B. Vì bạn mua món bánh khoai mà mẹ bạn rất thích.

C. Vì mẹ bạn yêu bạn và rất cảm động trước tình cảm của bạn.

Câu 6. Em học được ở bạn nhỏ trong câu chuyện trên những đức tính quý nào ?

Trả lời : ...........................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7. Câu nào dưới đây là câu ghép ?.

A. Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà.

B. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho.

C. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt.

Câu 8. Trong hai câu “Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi. Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương !”

có mấy quan hệ từ?

A. 1 quan hệ từ . Đó là :……………………………………….

B. 2 quan hệ từ . Đó là :……………………………………….

C. 3 quan hệ từ . Đó là :……………………………………….

Câu 9. Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “yêu thương” và đặt câu với 1 từ vừa tìm được?

................................................................................................

Câu 10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản nói về chủ đề học tập.

................................................................................................

PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)

I. CHÍNH TẢ (2 điểm)


Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết đoạn văn sau trong thời gian 20 phút.

Triền đê tuổi thơ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn.

II- TẬP LÀM VĂN (8 điểm)

Học sinh chọn làm một trong hai đề sau:


Đề 1
: Tả một người mà em thường gặp.

Đề 2: Tả lại một trong những cảnh đẹp của quê hương em.

PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (3 điểm)

Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).

Đọc đoạn: " Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn "

Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?

Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).

Đọc đoạn: " Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê ! "

Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Đề 3: Tà áo dài Việt Nam ( TV5 - tập 2 - trang 122).

Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..xanh hồ thủy. "

Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?

Đề 4: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).

Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì"

Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).

Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô "

Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé?

Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).

Đọc đoạn: " Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía ! "

Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

Đề 7: Út Vịnh ( TV5 - tập 2 - trang 136 ).

Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa "

Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?

Đề 8: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).

Đọc đoạn: " Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm "

Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

Đề 9: Út Vịnh ( TV5 - tập 2 - trang 136 ).

Đọc đoạn: " Một buổi chiều đẹp trời …không nói lên lời"

Câu hỏi: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

Đề 10: Lớp học trên đường ( TV5 - tập 2 - trang 153).

Đọc đoạn: " Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên"

Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngỗ nghĩnh?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A- Phần kiểm tra đọc: ( 10 điểm)

1- Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)


– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).

Đọc đoạn: " Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn "

Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?

Trả lời: Giu - li- ét – ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma – ri – ô lau máu trên trán bạn và dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).

Đọc đoạn: " Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê ! "

Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Trả lời: Thấy mẹ sinh em gái, dì Hạnh bảo: “ Lại một vịt trời nữa” và cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

Đề 3: Tà áo dài Việt Nam ( TV5 - tập 2 - trang 122).

Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..xanh hồ thủy. "

Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?

Trả lời: Chiếc áo dài giúp cho người phụ nữ Việt Nam xưa tế nhị, kín đáo.

Đề 4: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).

Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì"

Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

Trả lời: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.

Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).

Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô "

Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé?

Trả lời: Cậu bé là người cao thượng, dũng cảm hi sinh vì bạn.

Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).

Đọc đoạn: " Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía ! "

Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

Trả lời: - Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.

Mơ cứu thằng Hoan lớp 3C khỏi chết đuối.

Đề 7: Út Vịnh ( TV5 - tập 2 - trang 136 ).

Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa "

Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?

Trả lời: Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em do nhà trường phát động tích cực và Vịnh còn nhận công việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch hay chạy trên đường tàu thả diều và đã thuyết phục được Sơn.

Đề 8: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).

Đọc đoạn: " Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm "

Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

Trả lời: Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá còn bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

Đề 9: Út Vịnh ( TV5 - tập 2 - trang 136 ).

Đọc đoạn: " Một buổi chiều đẹp trời …không nói lên lời"

Câu hỏi: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

Trả lời: Út Vịnh có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt và dũng cảm cứu em nhỏ.

Đề 10: Lớp học trên đường ( TV5 - tập 2 - trang 153).

Đọc đoạn: " Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên"

Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngỗ nghĩnh?

Trả lời: Lớp học thì ở trên đường. Học sinh là Rê- mi và chú chó Ca-pi. Đồ dùng học tập là những mảnh gỗ nhỏ.

2- Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)

Câu 6 :
(1 điểm ) Em học được ở bạn nhỏ trong câu chuyện trên những đức tính quý như: Yêu thương mẹ; dũng cảm vượt qua mọi khó khăn.

Câu 9 : (1 điểm ) Tìm đúng 2 từ: 0,5 điểm

Đặt câu đúng: 0,5 điểm

Câu 10: (1 điểm ) Đặt câu đúng yêu cầu, đúng chủ đề

B- Phần kiểm tra viết: 10 điểm.

1. Chính tả : 2 điểm


– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểủ chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn : 8 điểm

Mở bài (1 điểm)

Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm)

- Kĩ năng (1,5 điểm)

- Cảm xúc (1 điểm)

Kết bài (1 điểm)

Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

Sáng tạo (1 điểm)
 
Thầy cô tham khảo đề Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt để ra đề thi cuối kì cho học sinh. Bộ đề cực hay và bám sát với chương trình học từ phần đọc hiểu, đến tập làm văn.

View attachment 7010

1. Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
I. Phần I: Đọc hiểu:


1. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Đọc thầm bài “Phong cảnh đền Hùng” (SGK Tiếng Việt 5, tập II, trang 68, 69). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng với mỗi câu sau:

1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?

A. Nghĩa Lĩnh.

B. Ba Vì.

C. Tam Đảo.

2.Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

C. Cả hai câu trên đều đúng.

3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”

A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.

B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Bằng cách lặp từ ngữ.

C. Bằng cả hai cách trên.

5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

6. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ,những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.

B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.

C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.

7. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?

A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.

C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.

8. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?

A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

C. Kết thúc câu.

9. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vòi vọi ?

A. Vun vút

B. Vời vợi

C. Xa xa

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. Phần Viết

1. Chính tả: (5 điểm)


Nghe – viết: Bài Tranh làng Hồ (SGK Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 88)

GV đọc cho HS viết đoạn Từ ngày còn ít tuổi… đến hóm hỉnh và tươi vui

2.Tập làm văn: Hãy tả cảnh trường em vào thời điểm mà em thích nhất.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A/ Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I/ Đọc thầm: (5 điểm)


Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý với mỗi câu đúng.

Câu 1,2, 3, 4, 6, 8, 9, 10 khoanh vào trước ý với câu trả lời đúng: mỗi bài được 0,5 điểm. Câu 5,7khoanh vào trước ý trả lời đúng: Mỗi bài được 1 điểm.

Câu 1: A. Nghĩa Lĩnh.

Câu 2: C. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 3: C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4: B. Bằng cách lặp từ ngữ.

Câu 5: B. So sánh.

Câu 6: C. Bằng cách nối trực tiếp,không cần từ nối.

Câu 7: A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

Câu 9: B. Vời vợi

Câu 10: C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)

I/ Chính tả: (5 điểm)


- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đọan văn 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. bị trừ 1 điểm toàn bài.

II- Tập làm văn (5đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

+ Viết được bài văn miêu tả cảnh ngôi trường đủ 3 phần theo yêu cầu đã học; độ dài khoảng 15 câu.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết.

2. Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
A. Kiểm tra đọc.


1. Kiểm tra đọc thành tiếng.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN

Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.”

Theo Bích Thủy

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1.
Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào?

A. Ác-hen-ti-naB. Tan-da-ni-aC. Mê-xi-cô
Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào?

A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo
B. Sân vận động còn rất đông khán giả
C. Sân vận động hầu như vắng ngắt
Câu 3. Điền cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản vào câu ghép sau:

……… là người về đích cuối cùng ……………… Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.

Câu 4. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

A. Anh là người về đích cuối cùng
B. Anh bị đau chân
C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.
Câu 5. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua ?

A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.
C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người.
Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?

A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.

B. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy.

C. Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình.

Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Phóng viên hỏi..........“Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy..........”

Câu 8. Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với cụm từ đó:

Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.

……………………………………………………………………………………

Câu 9. Nội dung của câu chuyện trên là gì ?

……………………………………………………………………………………

Câu 10. Nếu là một khán giả chứng kiến phần thi hôm của vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri em sẽ nói điều gì với Ác-va-ri? Là người học sinh sắp bước vào bậc THCS em thấy mình có trách nhiệm gì với quê hương, đất nước?

……………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: Nghe - viết (20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).

……………………………………………………………………………………

2. Tập làm văn: (30 phút)

Em hãy tả một thầy giáo(hoặc cô giáo) để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 3 điểm


- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Kiểm tra đọc hiểu và làm bài tập: 7 điểm

Câu 1. (
0,5 điểm)

Đáp án đúng là : B. Tan-da-ni-a

Câu 2. (0,5 điểm)

Đáp án đúng là : C. Sân vận động hầu như vắng ngắt

Câu 3. (1 điểm mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)

Tuy là người về đích cuối cùng nhưng Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.

Câu 4. (0,5 điểm)

Đáp án đúng là : C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.

Câu 5. (0,5 điểm)

Đáp án đúng là : B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.

Câu 6: (0,5 điểm)

Đáp án đúng là : A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.

Câu 7: (
0,5 điểm mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Phóng viên hỏi: “Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy? ”

Câu 8. (0,5 điểm mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.

VD: Em là người Việt Nam và em rất tự hào về điều đó

Câu 9. 1 điểm

Câu chuyện khuyên chúng ta hãy nỗ lực hết sức và cótrách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc của mình

Câu 10. 1,5 điểm

- Nếu là khán giả em sẽ nói với Ác-va-ri: em khâm phục nỗ lực của anh ấy, chúc mừng anh ấy đã hoàn thành phần thi của mình. Cảm ơn anh đã dạy cho em một bài học,…… (0,5 điểm)

- Là học sinh em thấy mình có trách nhiệm: Chăm chỉ học tập và lao động, nghe lời ông bà cha mẹ, yêu quê hương đất nước, tôn trọng mọi người, yêu lao động, …… (1,0 điểm)

B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm


- Tốc độ đạt yêu cầu : (1,0 điểm)

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ : (1,0 điểm)

- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ).Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : (1,0 điểm)

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài.

3. Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Đại Đồng
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)


- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.

2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

5 cây số và rất nhiều yêu thương


Khi tôi sắp học hết lớp 1 thì mẹ ốm một trận rất nặng phải vào bệnh viện. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho. Tôi nhớ mẹ kinh khủng. Đã thế, tôi mặc kệ hết, bố không cho tôi vào thăm thì tôi tự đi !

Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà. Nhưng đường thì xa mà trời lại nắng ong ong nên nỗi háo hức ban đầu của tôi bẹp đi. Đi được nửa đường thì hai “que tăm” của con bé lớp 1 như tôi đã mỏi rã ra. Tôi ngồi phịch xuống nhưng rồi lại bật dậy ngay. Kiểu gì thì hôm nay tôi cũng phải gặp mẹ bằng được. Đi được một đoạn thì… phựt ! Cái dép đáng ghét bị đứt quai. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện. Tôi biết là mẹ thích ăn bánh khoai nên mua năm cái bánh nóng mang vào.

Đến gần cổng bệnh viện, tôi ngẩn ra : Bệnh viện rộng thế thì biết mẹ ở phòng nào ? Vậy là tôi ôm gói bánh chạy lung tung tới từng phòng tìm mẹ, mặc cho mỡ thấm cả vào cái áo trắng mới tinh. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thật sự, đứng khóc ầm ĩ ở hành lang. Một bác sĩ mặc áo trắng đi qua dừng lại hỏi chuyện. Nghe tôi vừa nấc vừa nói tên và tả mẹ, bác ấy cười : “Đi theo bác, bác biết chỗ mẹ cháu đấy !”. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện. Mẹ đang ngồi đọc sách, thấy tôi vào thì bật dậy…

Hôm ấy, tôi nhận được một cái cốc vào trán và… bốn cái bánh khoai. Mẹ ăn rất nhiệt tình dưới con mắt theo dõi chăm chú của tôi và cũng rất nhiệt tình nhờ tôi… ăn hộ chỗ còn lại. Tôi cũng nhớ là chưa bao giờ được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế….

Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi. Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương !

Theo Đào Thị Hồng Hạnh

Câu 1. Mẹ bạn nhỏ bị ốm nằm trong bệnh viện khi bạn nhỏ học lớp mấy ?

A. Lớp 1 B. Lớp 2 C. Lớp 5 D. Lớp 6

Câu 2. Để đến được bệnh viện thăm mẹ, bạn nhỏ đã quyết định làm gì ?

A. Thuyết phục bố đưa đi thăm mẹ. B. Tự tìm đến bệnh viện thăm mẹ.

C. Nhờ người thân chở đến bệnh viện. D. Đón xe đến bệnh viện.

Câu 3. Bạn nhỏ đã gặp phải những khó khăn nào trên đường đến bệnh viện thăm mẹ ?

A. Đường xa, trời nóng, dép đứt, sỏi đá đâm vào chân.

B. Lạc đường, đứt dép.

C. Trời mưa, đường rất trơn.

Câu 4. Từ “que tăm” trong bài có nghĩa chuyển hay nghĩa gốc ?

Trả lời : ..........................................................................................................................................................................................

Câu 5. Theo em, vì sao hôm ấy bạn nhỏ lại được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế ?

A. Vì mẹ bạn lo lắng cho bạn.

B. Vì bạn mua món bánh khoai mà mẹ bạn rất thích.

C. Vì mẹ bạn yêu bạn và rất cảm động trước tình cảm của bạn.

Câu 6. Em học được ở bạn nhỏ trong câu chuyện trên những đức tính quý nào ?

Trả lời : ...........................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7. Câu nào dưới đây là câu ghép ?.

A. Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà.

B. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho.

C. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt.

Câu 8. Trong hai câu “Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi. Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương !”

có mấy quan hệ từ?

A. 1 quan hệ từ . Đó là :……………………………………….

B. 2 quan hệ từ . Đó là :……………………………………….

C. 3 quan hệ từ . Đó là :……………………………………….

Câu 9. Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “yêu thương” và đặt câu với 1 từ vừa tìm được?

................................................................................................

Câu 10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản nói về chủ đề học tập.

................................................................................................

PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)

I. CHÍNH TẢ (2 điểm)


Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết đoạn văn sau trong thời gian 20 phút.

Triền đê tuổi thơ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn.

II- TẬP LÀM VĂN (8 điểm)

Học sinh chọn làm một trong hai đề sau:


Đề 1
: Tả một người mà em thường gặp.

Đề 2: Tả lại một trong những cảnh đẹp của quê hương em.

PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (3 điểm)

Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).

Đọc đoạn: " Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn "

Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?

Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).

Đọc đoạn: " Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê ! "

Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Đề 3: Tà áo dài Việt Nam ( TV5 - tập 2 - trang 122).

Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..xanh hồ thủy. "

Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?

Đề 4: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).

Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì"

Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).

Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô "

Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé?

Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).

Đọc đoạn: " Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía ! "

Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

Đề 7: Út Vịnh ( TV5 - tập 2 - trang 136 ).

Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa "

Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?

Đề 8: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).

Đọc đoạn: " Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm "

Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

Đề 9: Út Vịnh ( TV5 - tập 2 - trang 136 ).

Đọc đoạn: " Một buổi chiều đẹp trời …không nói lên lời"

Câu hỏi: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

Đề 10: Lớp học trên đường ( TV5 - tập 2 - trang 153).

Đọc đoạn: " Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên"

Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngỗ nghĩnh?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A- Phần kiểm tra đọc: ( 10 điểm)

1- Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)


– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).

Đọc đoạn: " Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn "

Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?

Trả lời: Giu - li- ét – ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma – ri – ô lau máu trên trán bạn và dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).

Đọc đoạn: " Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê ! "

Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Trả lời: Thấy mẹ sinh em gái, dì Hạnh bảo: “ Lại một vịt trời nữa” và cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

Đề 3: Tà áo dài Việt Nam ( TV5 - tập 2 - trang 122).

Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..xanh hồ thủy. "

Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?

Trả lời: Chiếc áo dài giúp cho người phụ nữ Việt Nam xưa tế nhị, kín đáo.

Đề 4: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).

Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì"

Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

Trả lời: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.

Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).

Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô "

Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé?

Trả lời: Cậu bé là người cao thượng, dũng cảm hi sinh vì bạn.

Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).

Đọc đoạn: " Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía ! "

Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

Trả lời: - Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.

Mơ cứu thằng Hoan lớp 3C khỏi chết đuối.

Đề 7: Út Vịnh ( TV5 - tập 2 - trang 136 ).

Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa "

Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?

Trả lời: Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em do nhà trường phát động tích cực và Vịnh còn nhận công việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch hay chạy trên đường tàu thả diều và đã thuyết phục được Sơn.

Đề 8: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).

Đọc đoạn: " Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm "

Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

Trả lời: Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá còn bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

Đề 9: Út Vịnh ( TV5 - tập 2 - trang 136 ).

Đọc đoạn: " Một buổi chiều đẹp trời …không nói lên lời"

Câu hỏi: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

Trả lời: Út Vịnh có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt và dũng cảm cứu em nhỏ.

Đề 10: Lớp học trên đường ( TV5 - tập 2 - trang 153).

Đọc đoạn: " Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên"

Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngỗ nghĩnh?

Trả lời: Lớp học thì ở trên đường. Học sinh là Rê- mi và chú chó Ca-pi. Đồ dùng học tập là những mảnh gỗ nhỏ.

2- Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)

Câu 6 :
(1 điểm ) Em học được ở bạn nhỏ trong câu chuyện trên những đức tính quý như: Yêu thương mẹ; dũng cảm vượt qua mọi khó khăn.

Câu 9 : (1 điểm ) Tìm đúng 2 từ: 0,5 điểm

Đặt câu đúng: 0,5 điểm

Câu 10: (1 điểm ) Đặt câu đúng yêu cầu, đúng chủ đề

B- Phần kiểm tra viết: 10 điểm.

1. Chính tả : 2 điểm


– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểủ chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn : 8 điểm

Mở bài (1 điểm)

Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm)

- Kĩ năng (1,5 điểm)

- Cảm xúc (1 điểm)

Kết bài (1 điểm)

Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

Sáng tạo (1 điểm)

TẢI "Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt" TẠI ĐÂY
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời lần cuối từ
Giao Vien,
Trả lời
1
Lượt xem
1,134

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top