Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm ở THCS

Hộp kiến thức

Thành Viên
Điểm
0
Thế thế nào là tình huống sư phạm, các yếu tố để hình thành tình huống, sự cần thiết phải ứng xử có hiệu quả giáo dục đối với các tình huống sư phạm. Làm sao để Xử lí tốt các tình huống sư phạm có tác động tích cực trong giáo dục học sinh và ngược lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng giáo dục. Hãy cùng Giáo án chuẩn tìm hiểu một số tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm ở THCS, một số phương pháp cần thiết khi giải quyết tình huống trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS trong bài viết dưới đây nhé
tinh huong su pham.png


1. Tình huống và tình huống sư phạm là gì?

Đề cập đến vấn đề này cần làm sáng tỏ những phạm trù khái niệm có liên quan với “tình huống” như “tình hình”, “tình trạng”, “tình thế”... là các khái niệm có sự phù hợp và khác biệt giữa ngữ nghĩa. Do đó, nội dung cửa chúng có những nét chung và những nét riêng.

- Tình hình: Là một phạm trù khái niệm rất rộng, trong đó chứa đựng tổng hợp các quá trình vận động của tự nhiên, xã hội, hoạt động của con người diễn ra trong khoảng thời gian và bối cảnh nhất định có tính quy luật mà người ta có thể dự đoán trước được, hoặc nắm bắt quy luật để điều khiển các hoạt động theo quy luật. Nhưng trong diễn biến của tình hình cũng có những sự kiện, vụ việc xuất hiện đột nhiên, bất ngờ ngoài dự đoán, hoặc ngoài mục đích hành động của con người, lúc đó được gọi là tình huống Sự biến đổi của tự nhiên ngày càng trở nên phức tạp, hoạt động của con Người và sự phát triển xã hội ngày càng phát triển phong phú, đa dạng thì tình huống xuất hiện ngày càng nhiều, đan xen trong diễn biến của tình hình. Như vậy, trong “tình hình” có hàm chứa “tình huống”.

- Tình trạng: Có thể hiểu một cách đơn giản là trạng thái phát triển của tự nhiên, xã hội và của con người ở một thời điểm nhất định có thể nhận biết 2Cc hiện trạng ở những mức độ xác định khác nhau (bình thường, tốt, hoặc xáu, thuận lợi, khó khăn, đột biến hay tuần tự...) hoặc có thể chưa biết, hay biết chưa rõ ràng. Như vậy, trong tình trạng có thể có những trạng thái, thời điểm chứa đựng, xuất hiện tình huống.

- Tình thế: Là sự phát triển của tình hình đã dẫn tới một đỉnh điểm, thời điểm nào đó tạo ra một mối tương quan, một vị thế nhất định, thế mạnh hay yếu, thế thắng hay bại, thế chủ động hay bị động, thế thủ hay thế công hoặc có khi lại lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan... buộc phải có cách giải quyết kịp thời, độc đáo để vượt ra khỏi mối tương quan về thế đó theo hướng tích cực và có lợi nhất cho mình. ở đây có điểm gặp nhau giữa tình thế và tình huống ở khía cạnh phát triển của mâu thuẩn dẫn đến tình trạng cần phải giải quyết kịp thời nhưng có sự khác biệt về phạm vi giới hạn và tính chất của các mâu thuẩn của chúng.

- Tình huống : Là những sự kiện , vụ việc hoàn cảnh có vấn đề bức xúc nảy sinh trong hoạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên , xã hội và và giữ con người với con người buộc người ta phải giải quyết , ứng phó xử lý kịp thời nhằm đưa các hoạt động và quan hệ đó trở về trạng thái ổn định , phát triển khớp nhịp nhằm hướng tới mục đích , yêu cầu , kế hoạch đã được xác định của một tổ chức .

2. Một số đặc điểm của tình huống sư phạm

- Tính cụ thể thực tế chứa đựng những mâu thuãn, bức xúc xuất hiện trong một phạm vi thời gian và không gian khó biết trước đòi hởi phải ứng phó, xử lý kịp thời. Những sự kiện, vụ việc diễn biến bình thường theo chương trình, kế Hoạch không có những mâu thuẫn, bức xúc. Những xung đột tạo ra sự Bất ổn định trong quá trình sư phạm thì không phải tình huống mà chỉ là Việc giải quyết những vấn đề bình thường trong sự vận hành của hoạt động sư phạm .

- Sự xuất hiện tình huống thường chứa đựng yeeustoos ngẫu nhiên , bột phát nhưng cũng có tính quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội nói chung, của sự phát triển một tổ chức trong hoạt động sư phạm nói riêng. Một tổ chức có kỷ cương, nề nếp, đoàn kết thống nhất, trên thuận dưới hoà diễn ra trong một môi trường tự nhiên, xã hội ít biến động thì tình huống sẽ xuất hiện ít hơn một tập thể có tổ chức kỷ luật kém, nội bộ hiềm khích, đố kỵ nhau, môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh có nhiều biến động phức tạp. Vì thế việc xây dựng một tổ chức vững mạnh, có kỷ cương nề nếp, đoàn kết thống nhất, môi trường cộng đồng xã hội tích cực, lành mạnh sẽ là nền tảng tất yếu để hạn chế được những xung đột, mâu thuẩn, những tình huống gay cấn phức tạp xuất hiện trong công tác chủ nhiệm. Như vậy, sẽ xuất hiện và phát triển của tình huống diễn ra theo quy luật “nghịch biến” với sự phát triển của một tập thể, một tổ chức.

- Tính đa dạng, phức tạp:

Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của tình huống nói chung, tình huống sư phạm nói riêng. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Phản ánh nhiều loại mâu thuẩn gay cấn , phức tạp trong hoạt động và quan hệ của tổ chức và ngoài tổ chức . Chứa đựng nhiều nguyên nhân, nhiều duyên cớ và kể cả những ẩn số tiềm tàng dấu kín mà người GVCN phải hết sức minh mẫn tỉnh táo nhạy cảm và tinh tế mới phát hiện được mọi hoạt động và quan hệ GVCN và HS xét đến cùng đều diễn ra trong cách đối nhân xử thế , giữa con người với nhau, thông qua quan hệ giữa người với người với nhau , thông qua quan hệ giữa người với người để thực hiện công việc. Trong quan hệ có có nhiều vấn đề mà pháp luật , kỹ cương ,nề nếp hay chương trình kế hoạch chủ nhiệm... đều không thể phổ quát hết được

- Có độ bất định cao

Một công việc bình thường có diễn biến theo chương trình kế hoạch hay tiến độ tương đối ổn định . Nhưng một tình huống xã hội hay chủ nhiệm thì tùy thuộc vào cách xử lý của người chủ nhiệm và đặc điểm của đối tượng . Chính sự tương tác cụ thể đó mà diễn biến của tình huống có thể phát triển , biến đổi theo những đường hướng tiến độ rất khác nhau .

- Tính pha trộn của các tình huống đặc biệt là tình huống sư phạm thương thể hiện ở chỗ : các sự việc , vụ việc hoàn cảnh có vấn đề trong tình huống .Thường có sự lẫn lộn pha tạp giữa cái có lý và cái phi lý, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu , giữa cái chung và cái riêng, giữa cái cá biệt và cái phổ biến ; giữa cái tích cực và cái tiêu cực ... đặt nhà sư phạm trước một tình thế trắng đen lẫn lộn , phải trái chưa tường minh , đúng sai chưa tỏ tường .Nhiều khi những chân giá trị , những nhân tố tích cực …. Thường bị che khuất , chìm sâu và bị bao phủ bởi cái vỏ bên ngoài không phản ảnh đúng bản chất của sự vật vì thế nhà sư phạm phải có những thủ pháp tác động đặc biệt để gạn đục khơi trong nhằm phát huy sức mạnh tiềm ẩn tích cực của chủ thể , khắc phục , hạn chế tiêu cực ,để giải quyết mọi việc cho tường minh .Đồng thời GV phải khích thích , khơi dậy khả năng tự giải tỏa mau thuẩn , xung đột của các nhân tố tạo ra tình huống

- Tính lan tỏa Một tình huống phát sinh trong đời sống hay trong công tác chủ nhiệm nhạy cảm trong trường hợp dường như “riêng lẻ ”, “cá biệt” vẫn có ảnh hưởng trực tiếp dến hoạt động và quan hệ trong cộng đồng tập thể hoặc lan truyền qua con đường dư luạn xã hội làm cho nguồn thong tin thu thập được về các sự kiện , vụ việc , nguyên cớ tạo ra tình huống bijphanr ảnh thiên lệch , méo mó theo kiểu “Tam sao thất bản”

Điều đó nhắc nhở nhà sư phạm khi khai thác các nguồn thong tin xã hội cần tỉnh táo ,sáng suốt “nghe” từ nhiều phía và có đầu óc phân tích , tổng hợp nhanh , nhạy , sắc sảo ; biết cách sử dụng và điều khiển dư luận tập thể , sử dụng sức mạnh cộng đồng , những đầu mối quan trọng chủ yếu để giải quyết vấn đề , một cách khách quan , minh bạch có hiệu quả .

Tuy nhiên, cũng có những tình huống xảy ra trong phạm vi hẹp, rất cá biệt , có những khía cạch cần kín đáo tế nhị không cần thiết mở rộng , công khai trong tập thể thì người chủ nhiệm lại cần phải cố gắng hạn chế phạm vi lan tỏa đến mức nhất định mới giải quyết êm thấm vấn đề .

3. Phân loại tình huống sư phạm

Bản thân nhà sư phạm đã điều khiển một hệ thống xã hội thu nhỏ hết sức năng động , phức tạp .Vì thế , những tình huống nảy sinh trong hoạt động và quan hệ sư phạm cũng thiên hình vạn trạng … Vì thế xuất hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau , phân loại theo nhiều kiểu khác nhau để phản ảnh tình huống ở những góc độ nhất định .

- Phân loại theo tính chất

Dựa theo mức độ và tính chất mâu thuẩn , các loại tình huống :

+ Tình huống giãn đơn.

+ Tình huống phức tạp.

- Phân loại theo đối tượng tạo ra tình huống

+ Tình huống đơn phương: Nghĩa là chỉ có một bên tạo ra mâu thuẩn Ví dụ, tình huống “Người đứng sau lá đơn của nhà sư phạm ”.

+Tình huống song phương , là tình huống xuất hiện những mâu thuẩn từ hai phía .Ví dụ , tình huống “những đề nghị từ hai phía”

+ Tình huống đa phương là tình huống tạo nên bởi nhiều mối quan hệ và hoạt động trong công tác chủ nhiệm .Phần lớn các tình huống phức tạp trong công tác chủ nhiệm đều thuộc loại này .

Theo cách phân loại trên có thể đề cập đến các loại tình huống xuất hiện trong các mối quan hệ giữa nhà sư phạm với nhau ,giữa nhà sư phạm với người khác , giữa các thành viên trong tạp thể này với tập thể khác trong tổ chức , hoặc giữa tổ chức này với tổ chức khác và cộng đồng ngoài xã hội , giữa cá nhân này với cá nhân khác trongvaf ngoài tổ chức …

- Phân loại theo các chức năng của nhà sư phạm

Cách phân loại này có thể sắp xếp các tình huống theo các chức năng và chương trình .Cụ thể là các loại :

+ Tình huống trong công tác kế hoạch.

+ Tình huống trong công tác tổ chức nhân sự , xây dựng tập thể .

+ Tình huống trong trong chỉ đạo hoạt động sư phạm.

+ Tình huống trong kiểm tra đánh giá .

- Phân loại theo nội dung hoạt động sư phạm

Theo cách này việc phân loại này có thể dựa trên những nội dung hoạt động sư phạm đã được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp quy.

- Trong công tác huấn luyện, đào tạo người ta còn phân loại tình huống theo các loại:

+ Tình huống đóng và tình huống mở.

+ Tình huống có thật và tình huống giả định.

Mặc dầu việc phân loại có nhiều kiểu khác nhau , nhưng do cùng tiếp cận ở một đối tượng – tình huống sư phạm , vì thế , mỗi cách tiếp cận đều có sự khác biệt nhất định nhưng nó cũng chứa những nội hàm tương đồng nhất định, đan xen nhau rất khó phân biệt.
 
4. Một số tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS

Tình huống1:


Tình huống 1: Trong lớp học sinh phải ngồi theo chỗ quy định , nhưng vào tiết sinh hoạt và giờ dạy của GVCN, có một học sinh lại tự động đảo chỗ ngồi lên bàn đầu , khi được hỏi , HS đã nói rằng :

— Thưa thầy chủ nhiệm , em thích học môn của thầy và em thích xem thí nghiệm của thầy làm .

Trước tình huống đó GVCN nên xử lý thế nào?

Tình huống 2:

Bạn có tật nói ngọng, lẫn lộn giữa n và l. Khi giảng bài, HS trong lớp đã cười. Nghe thấy tiếng cười đó, GVCN xử lý như thế nào?

* Không nên:

- Thầy chủ nhiệm cau mày quát mắng về thái độ ồn ào của HS.

- GVCN tảng lờ như không biết

- GVCN nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự nghiêm túc học bài

* Nên:

GVCN nên bày tỏ với HS:

“ Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắc chắn sẽ làm các em cười. Tôi biết điều đó và hằng ngày đang luyện nói để nhanh chóng khắc phục được tật nói ngọng này, mong các em thông cảm cho tôi!”

Tình huống 3: Trong khi đang giảng bài, thầy giáo chủ nhiệm nhận thấy học sinh dưới lớp ồn ào và cười khúc khích khi thầy chủ nhiệm ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp yên lặng và nhìn lên bảng . Nếu là thầy giáo chủ nhiệm đó bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 4: Trong khi đang giảng bài, thầy giáo chủ nhiệm nhận thấy một học sinh nữ không nhìn lên bảng mà cứ mơ màng nhìn ra cửa sổ. Nếu bạn là thầy giáo chủ nhiệm sẽ xử lí thế nào trước tình huống đó?

* Không nên:

- Ngừng giảng và phê bình học sinh phân tán tư tưởng, không chú ý vào bài giảng

- Chỉ định ngay học sinh đó trả lời ngay một câu hỏi mà GVCN đưa ra

*Chỉ nên:

- Giáo viên đưa ra một câu hỏi phát vấn chung, cho HS phát biểu, nhân đó GV hỏi em học sinh đó có ý kiến gì tham gia bổ sung và nhìn em với con mắt “nhắc nhở”

Tình huống 5:Trong khi giảng dạy thầy giáo chủ nhiệm phát hiện ra một học sinh nữ đang đọc một cuốn tiểu thuyết tình camrer tiền .Nếu vào trường hợp thầy giáo chủ nhiệm đó .Bạn sè xử lý thế nào ?

Tình huống 6: Nếu lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh vi phạm kỷ luật , bạn yêu cầu học sinh về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng học sinh đó đã tự bỏ học .Bạn sẽ xử lý như thế nào ?

Tình huống7: Trong lớp 10 B do thấy Tuấn làm chủ nhiệm có em Hùng hay nghỉ học không phép .Tuần qua em cũng 2 buổi nghỉ học không phép .Nếu là thầy chủ nhiệm Tuấn , Bạn sẽ xử lý em Tuấn như thế nào?

Tình huống 8: Một HS sắp đưa ra ra xét ở hội đồng kỷ luật. Phụ huynh

em là người có chức vụ chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là GVCN xin với Hội đồng chiếu cố và “cho qua”. Nếu là GVCN, bạn sẽ ứng xử với vị phụ huynh đó ra sao?


Tình huống 11: Là GVCN lớp, một hôm có anh công an đến trường gặp và thông báo rằng một HS của lớp bạn đang có nghi vấn là đã tham gia vào một vụ trộm cắp. Đây là một HS thường được đánh giá là một HS ngoan. Trước tình huống đó bạn sẻ xử lí thế nào?

Tình huống 12:

Sau khi sinh hoạt lớp, HS đề nghị cô giáo chủ nhiệm mới hát một bài, nhưng quả thật cô giáo không biết hát. Cô sẻ làm thế nào?

Tình huống 13:

Trong giờ lao động, 2 HS tự ý rủ nhau bỏ về. Là GVCN,thầy/cô xử lí HS trong tình huống này như thế nào?

Tình huống 14:

Hai xe ô tô chở học sinh lớp bạn đi tham quan. Xe nào các em cũng đề nghị bạn đi cùng. Bạn sẽ xử lí thế nào? * Không nên:GVCN tuyên bố không thể một lúc ngồi cả hai xe theo yêu cầu các em được GVCN tuyên bố sẽ ngồi với xe A * Nên: “Cô phấn khởi khi xe nào cũng muốn có cô đi cùng, cô sẽ thu xếp như sau: Lượt đi cô ngồi với cá em xe A, lượt về cô sẽ ngồi với các em xe B”

Tình huống 15: Do có sự xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẻ đánh một HS lớp bạn chủ nhiệm. Biết rõ sự việc trên, bạn sẻ xử lí thế nào?
 
Top các Tình huống sư phạm thường gặp ở bậc THCS

1.Khi bạn chưa có câu trả lời với câu hỏi của học sinh

Tình huống:


Trong giờ lên lớp của một tiết dạy, học sinh hỏi bạn một vấn đề liên quan đến bài giảng mà nhìn qua bạn chưa có câu trả lời thích hợp. Bạn xử lý tình huống đó như thế nào?

Xử lí tình huống:

Chắc hẳn trong cuộc đời cầm phấn của mình bạn sẽ không tránh khỏi gặp phải tình huống oái ăm đó là học sinh hỏi câu hỏi liên quan tới bài học mà bạn chưa có câu trả lời thích hợp thì bạn không thể gạt ngang hay bày tỏ sự lúng túng trước học sinh. Khi đó bạn nên khôn khéo Khen học sinh đó có những phát hiện lí thú và nêu vấn đề ra trước lớp để học sinh thảo luận, suy nghĩ. Trong lúc đó giáo viên tranh thủ tìm hướng giải quyết.
Sau một thời gian ngắn, nếu chưa có câu trả lời đúng thì xem vấn đề đó là bài tập về nhà để học sinh nghiên cứu vì thời lượng không cho phép. Tuyệt đối không trả lời qua loa. Giáo viên tìm câu trả lời và giải đáp cho học sinh trong giờ học sau.


2.Học sinh cá biệt

Tình huống:


Trong lớp bạn có một học sinh cá biệt, đã rất nhiều lần vi phạm nội quy của nhà trường. Nhưng lần này là một sai lầm nghiêm trọng. Ban giám hiệu nhà tường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về vấn đề này. Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong thì bố của học sinh đã đứng dậy tát tới tấp vào mặt học sinh và nói vì đã “làm xấu mặt” gia đình. Với địa vị là một người giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào ?

Xử lí tình huống:

Việc phải dẫn học sinh phạm lỗi về tận nhà để trình bày với gia đình là “vạn bất đắc dĩ”, vì giáo viên sẽ phải chuẩn bị “đương đầu” với những phản ứng từ phía gia đình. Nhưng thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn thay mặt cho nhà trường để thực hiện sự phối hợp đó.
Trong tình huống này bạn thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynh học sinh quá nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáo viên. Bạn có thể im lặng vì nghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là một giáo viên chủ nhiệm nên bạn không có quyền can thiệp. Sẽ có nhiều người lựa chọn phương án xử lý này vì dù sao đó cũng là hình phạt thích đáng cho một cậu học trò nghịch ngợm. Nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “thờ ơ”, phó mặc đó của bạn? Biết đâu em đó sẽ nghĩ rằng chính việc “tố cáo” của bạn là nguyên nhân khiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt “người ngoài”. Và sự bực tức, thậm chí coi thường cô giáo sẽ ngấm ngầm hình thành và những lời dạy bảo của bạn trở nên vô tác dụng. Dù học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thì không một giáo viên nào lại muốn học sinh phải chịu những trận đòn chí mạng. Vì trách nhiệm với học sinh, bạn sẽ không thể chọn một giải pháp chỉ vì sự “an toàn” của bản thân.

Nếu bỏ về trong lúc này thì lại là cách xử sự hết sức sai lầm. Bạn có quyền làm điều đó vì sự tự ái trước thái độ cư xử thiếu tôn trọng của phụ huynh học sinh. Bạn thay mặt nhà trường đến gặp gia đình trình bày tình hình sai phạm của học sinh để cùng gia đình tìm giải pháp giúp đỡ em chứ không phải để “tố cáo” khiến học sinh phải chịu đòn. Chính vì thế bạn có quyền tức giận nhưng tuyệt đối không nên bỏ về vào lúc này vì nhiệm vụ của bạn chưa được hoàn thành.

Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.

Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình những biện pháp cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh, khéo léo và tình thương yêu, trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành công tình huống này.

3 .Học sinh ngoài đánh học sinh lớp bạn

Tình huống:


Do va chạm xích mích, một số thanh thiêu niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Vô tình biết được thông tin này, bạn sẽ xử lý thế nào?

Xử lí tình huống:

Trong trường hợp bạn vô tình biết được học sinh của bạn đang bị đe dọa đánh thì bạn không nên thờ ơ, bỏ qua coi như không biết. Bởi vì có thể vì sự thờ ơ của bạn mà học sinh đó sẽ gặp nguy hiểm. Trong trường hợp trên cách tốt nhất là bạn nên gặp trực tiếp học sinh đó và yêu cầu học sinh lưu lại trường. Cử lớp trưởng hoặc một bạn trong lớp về báo ngay cho gia đình đến đón bạn học sinh đó về. Đồng thời bạn phải báo cáo với bảo vệ trường hoặc lực lượng chức năng giải tỏa đám thanh niên đó. Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người đó tìm cách đón đánh học sinh của lớp bạn thì báo cho công an địa phương nhờ can thiệp khi cần thiết. Sau đó tìm hiểu lý do tại sao xảy ra mâu thuẫn đó và tìm cách giải quyết dứt điểm. Nếu lỗi thuộc về học sinh của bạn, bạn phải động viên em đứng ra nhận lỗi. Nhưng nếu những thanh niên ngoài trường vì một lý do nào đó “bắt nạt” học sinh của bạn thì cần phải có thái độ kiên quyết và nhờ đến sự giúp đỡ của những tổ chức khác nếu cần. Sự nhanh trí, quyết đoán và có lý, có tình là mấu chốt để bạn xử lý thành công tình huống.

4 Học sinh reo hò vì tưởng bạn nghỉ dạy

Tình huống:


Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy.Gặp tình huống này bạn xử lý thế nào?

Xử lí tình huống:

Ai đã từng trải qua thời học trò tinh nghịch chắc chắn đã có lần được hưởng cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi được thông báo là hôm nay nghỉ học vì giáo viên có việc bận đột xuất. Là một giáo viên, bạn nên hiểu và thông cảm cho hành động này của các em vì cũng đã có một thời mình như thế. Xin đừng vội đánh giá đó là một biểu hiện của thái độ không tôn trọng thầy, cô giáo mà đó đơn giản chỉ là những cảm xúc bồng bột trẻ con của tuổi học trò.

Bạn sẽ trở thành một cô giáo cứng nhắc khi bước vào lớp với thái độ bực tức và gay gắt hơn lại cho cả lớp một “bài giảng” về đạo đức. Làm như thế bạn đã vô tình gây ra một không khí căng thẳng không có lợi cho buổi giảng bài của bạn. Làm như thế bạn cũng không thể chắc chắn rằng lần sau các em sẽ không reo hò khi bạn đến muộn (nhất là sau lưng bạn). Hơn nữa, bạn phải công nhận một điều rằng lỗi trước tiên phải thuộc về bạn, vì đến muộn nên mới để lớp có “cơ hội” như thế chứ!
Vậy bạn sẽ tỏ ra dễ dãi hơn và sẵn sàng bỏ qua, vẫn vào lớp bình thường như không có chuyện gì xảy ra? Thực tế có nhiều giáo viên ứng xư theo cách này vì đơn giản đó là chuyện “thường ở huyện” của tuổi học trò nghịch ngợm, không có gì đáng phải bận tâm cả. Và lúc này trong mắt học sinh, bạn là một cô giáo “cực kỳ dễ tính”. Nhưng dù sao cách bỏ qua “vô điều kiện” của bạn chưa phải là cách ứng xử hay.

Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó của học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, bạn thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời bạn cũng nên nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các em lần sau không nên làm như thế. Và bạn cũng không nên để mất quá nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa” này bằng cách nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học được thành công.

5 .Học sinh xé bài kiểm tra và ném lên bục giảng

Tình huống:


Trong buổi trả bài kiểm tra của lớp do mình chủ nhiệm. Sau khi phát hết bài kiểm tra cho học sinh, cô giáo quay lên bàn giáo viên để lấy điểm thì bỗng có một học sinh đứng dậy vo viên bài kiểm tra lại và ném về phía bục giảng. Trước tình huống này bạn sẽ xử lí như thế nào?

Xử lí tình huống:

Trong tình huống trên xử trí đầu tiên là nghiêm khắc nói với học sinh đó rằng cô muốn em hãy nhặt lại bài kiểm tra của mình và giở bài kiểm tra phẳng phiu ra. Việc học sinh đó chưa thực hiện ngay có lẽ cũng là điều đương nhiên. Tôi sẽ nói với học sinh rằng nếu em không làm được hãy lại đây, cô sẽ dắt tay em và chúng ta sẽ cùng làm. Tôi nghĩ như vậy chắc chắn học sinh sẽ thực hiện. Sau đó, tôi sẽ giải thích cho học sinh của mình hiểu rằng bất kể kết quả kiểm tra của em là tốt hay xấu, hay như thế nào đi chăng nữa thì vẫn phải luôn trân trọng. Bởi đó là sự lao động học tập và cố gắng của bản thân em. Cùng đó, nên động viên học sinh của mình: “Cô nghĩ rằng là một học sinh em luôn cố gắng để làm một bài kiểm tra tốt chứ không phải một bài kiểm tra kém. Còn với cô, dù kết quả không cao, nhưng em luôn ý thức rèn luyện, có ý thức để thay đổi mình thì cô nghĩ rằng bài kiểm tra của em cũng chưa hẳn là kém. Lần này em làm kiểm tra chưa tốt và em có hành động ấy, cô nghĩ em hãy thay đổi mình ngay từ bên trong, từ nhận thức của chính mình hãy tìm hiểu lại bản thân và cô tin em sẽ học tập tốt hơn. Đồng thời nhắc nhở lớp tránh tái phạm lỗi trên.
Dạy học sinh tôn sư trọng đạo cũng chính là tôn trọng bản thân mình

6 Học sinh hay nghỉ học do chuyện gia đình

Tình huống
:

Một em học sinh trong lớp thầy/cô chủ nhiệm trước đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi xuống. Sau khi tìm hiểu thầy/cô biết bố mẹ em đó mới li hôn và em đã bỏ tiết đi chơi game. Khi thầy/cô gọi riêng em đó để nhắc nhở thì em đó trả lời: “ Bố mẹ có thương em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì muộn em cũng phải bỏ học thôi. Là một GVCN thầy/cô hãy xử lý tình huống trên như thế nào?

Xử lí tình huống:

Có thể nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình em hãy xem lại những hành động của em. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em còn có thầy cô, các bạn luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế mà phụ lòng mọi người. Đồng thời GVCN về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em. GVCN cần có thái độ ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp với GVBM, thầy giáo TPT. BGH nếu em đó chưa tiến bộ. Đặc biệt bạn cần quan tâm chia sẻ với học sinh đó và uốn nắn kịp thời bởi cú sốc tinh thần đó có thể khiến học sinh kia lạc lối. Đồng thời động viên các bạn trong lớp quan tâm, chia sẻ với học sinh kia để em ấy nhanh chóng vượt qua những cú sốc tâm lí đó.

7 Học sinh đề nghị bạn hát khi bạn không biết hát

Tình huống:


Khi bạn mới nhận lớp mình chủ nhiệm , có một học sinh trong lớp đề nghị bạn hát nhưng bạn không có năng khiếu hát . Mặc dù bạn đã có nói với học sinh là có thể kể chuyện nhưng em học sinh đó vẫn đề nghị bạn hát cho bằng được . Bạn sẽ xử lý thế nào trong tình huống này ?

Xử lí tình huống:

Nếu là tôi gặp phải trường hợp trên , tôi sẽ tươi cười vui vẻ với học sinh và nói với cả lớp rằng : “ Cô (thầy) hát không hay đâu các em đừng cười cô (thầy) nhé . Các em có thể hát cùng cô được không ?” . Tôi sẽ bắt nhịp và hát cùng với cả lớp. Cách ứng xử như vậy sẽ giúp không khí lớp học trở nên vui nhộn và cô trò trở nên thân thiết hơn đồng thời cũng giúp cô tránh được tình huống khó xử.
Cô trò hòa đồng tình cảm

8 Cả lớp đứng mà một học sinh không đứng chào cô

Tình huống
:

Khi bạn bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên rất ngay ngắn chào cô. Nhưng khi nhìn xuống cuối lớp, bạn phát hiện ra có một em học sinh vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó, bạn sẽ xử lý ra sao?

Xử lí tình huống:

Bắt đầu tiết học, giáo viên vào lớp, học sinh đứng lên chào và giáo viên chào đáp lại, là một điều hiển nhiên. Nó có tác dụng ổn định trật tự lớp học, đồng thời cũng qua đó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, tình huống xảy ra như trên cũng không phải hiếm gặp trong nhà trường. Khi gặp phải tình huống này, nhiều giáo viên được coi là dễ tính có thể chọn cách xử lý là tảng lờ coi như không thấy. Nhưng làm như thế là bạn đã để cho học sinh có ý khinh nhờn, coi thường giáo viên. Nếu cứ tiếp tục như thế, e rằng đến một ngày nào đó không chỉ có một mình em học sinh đó không đứng lên chào bạn. Đến lúc đó bạn sẽ làm thế nào? Sẽ hết sức khó khăn để khắc phục đấy!

Cũng có một số giáo viên ứng xử là ngay lúc đó yêu cầu em học sinh đứng dậy chào cô để nâng cao uy tín. Tuy nhiên không phải bao giờ bạn cũng đạt được kết quả theo ý muốn (có thể bạn gặp phải một cô cậu bướng bỉnh nào đó không chịu đứng lên thì sao?). Phải chịu “bó tay” trước mặt học sinh là điều rất bất lợi cho bạn.

Tốt nhất trong tình huống này bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cả lớp và dừng lâu hơn ở chỗ em học sinh đó, chờ đợi trong giây lát. Nếu em học sinh đó nhận được “tín hiệu” từ ánh mắt của bạn và tự giác đứng lên thì coi như không có chuyện gì. Nhưng trong trường hợp ánh mắt của bạn không nhận được sự phản hồi thì bạn cũng nên cho lớp ngồi xuống. Sau khi ổn định lớp, bạn đi xuống chỗ em học sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân tại sao em không đứng lên chào bạn. Bạn có thể bắt đầu “hỏi thăm” rất nhẹ nhàng: “Em có thể cho cô biết hôm nay em có gặp khó khăn gì mà không thể đứng lên chào cô lúc đầu giờ không?”. Nếu trường hợp em bị đau chân hay một lý do chính đáng nào đó, bạn nên thông cảm. Nhưng nếu chỉ vì một sự “chống đối”, vì lý do không thích, thì bạn nên tỏ thái độ nghiêm khắc. Bạn phải nói rõ cho em hiểu đây không phải là vấn đề thích hay không thích mà là thái độ tôn trọng kỷ luật lớp, tôn trọng giáo viên của một học sinh. Em đã là một học sinh trong lớp thì phải có nghĩa vụ tuân thủ những nội quy đó.
Cô giáo tốt mới tạo ra được học trò giỏi

9. Phụ huynh bắt học sinh lấy chồng sớm

Tình huống:


Một học sinh lớp bạn chủ nhiệm vừa bước sang tuổi 14 đã bị bố mẹ bắt em nghỉ học để lấy chồng vì lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn đồng thời vì phong tục của địa phương là con gái nên lấy chồng sớm. Nhưng em học sinh này rất muốn đi học, lại không muốn trái lời gia đình. Trong tình huống này bạn xử lý như thế nào?

Xử lí tình huống:

Ở nhiều địa phương hiện nay, đặc biệt là vùng dân tộc ít người tình trạng học sinh nghỉ học tảo hôn là phổ biến và bạn là một nhà giáo bạn không nên để trường hợp đó xảy ra. Đặc biệt học sinh của bạn lại rất ham học. Trong trường hợp trên bạn nên động viên em giữ vững tinh thần. tiếp tục đi học tốt. GVCN về gặp trực tiếp phụ huynh học sinh này để tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh để có biện pháp giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của lớp, đề xuất với nhà trường có biện pháp hỗ trợ, trao đổi với các ban ngành, chính quyền địa phương. Đồng thời bạn nên tuyên truyền cho phụ huynh biết việc bắt con gái lấy chồng khi chưa đủ tuổi là vi phạm pháp luật. đồng thời đó là hủ tục đã lạc hậu và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Đồng thời cho phụ huynh thấy năng lực học của con họ và động viên họ cho con gái tiếp tục tới trường. Nếu phụ huynh vẫn không đồng ý với các ý kiến của giáo viên thì giáo viên phải nhờ đến các ban ngành, chính quyền địa phương can thiệp hỗ trợ.

10 .Phụ huynh xin cho học sinh nghỉ học

Tình huống:


Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học, trong lớp của bạn chủ nhiệm có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật. Khi bạn đến gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cái thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học. Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học?.

Xử lý tình huống
:

Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một yêu cầu hết sức quan trọng. Trong trường hợp này học sinh vừa học kém lại thiếu ý thức kỷ luật, có thể một số biện pháp của bạn ở trường đã không có hiệu quả, bạn tìm đến sự giúp đỡ của phụ huynh là việc làm cần thiết. Nhưng vấn đề là ở chỗ, không phải bất kỳ phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được vai trò của mình trong việc phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con cái. Nhiều người thường có quan niệm rằng, đã gửi con em họ đến trường, phải đóng tiền là nhà trường và các thầy cô giáo phải có trách nhiệm hoàn toàn trong việc dạy dỗ chúng mà không cần mình phải quan tâm nữa. Đó là một cách nghĩ hết sức sai lầm. Trong tình huống này bạn phải đối mặt với cách suy nghĩ đó.

Vậy bạn có thể bỏ qua? Bạn là một giáo viên có trách nhiệm, lo lắng cho tương lai của học sinh nên đã tìm đến tận nhà để nói chuyện với gia đình tìm cách giúp đỡ em. Nhưng sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của bạn đã bị “dội một gáo nước lạnh” khi gặp câu nói có vẻ phó mặc từ phía gia đình. Bạn sẽ tự ái, cảm thấy bị xúc phạm? Điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng bạn không thể vì tự ái mà “đầu hàng” dễ dàng như thế. Bạn chỉ đến để “thông báo” về khuyết điểm của em học sinh và sau đó để gia đình tự “tìm cách lo liệu”, cho nghỉ hay đi học tiếp tùy gia đình quyết định, thì sự có mặt của bạn liệu có ý nghĩa gì?

Trước thái độ phản ứng của phụ huynh, là một giáo viên có trách nhiệm, thương yêu học sinh và ý thức được hậu quả của việc nghỉ học sớm nên bạn thẳng thắn đề nghị gia đình phải tiếp tục cho con đi học. Đó là việc nên làm. Nhưng bạn sẽ “ăn nói” ra sao nếu vị phụ huynh đó phản ứng lại: “Việc cho đi học nữa hay không là quyền của gia đình tôi, không cần nhà trường can thiệp”. Đó là điều hiển nhiên không cần bàn cãi. Trước thái độ có vẻ “bất cần” ấy rất dễ đẩy bạn vào tình thế không còn gì để nói. Và chắc chắn lúc này bạn sẽ không còn hứng thú gì để tiếp tục thể hiện trách nhiệm của mình nữa vì nó không được gia đình đón nhận.

Tốt nhất là để tránh đẩy mình vào tình thế khó xử đó, trước hết bạn cần tự kiềm chế sự tự ái của mình, tìm cách để giải thích cho gia đình hiểu mục đích của việc gặp gỡ phụ huynh không phải là để “thông báo” mà là cùng nhau phối hợp tìm cách giúp đỡ học sinh tiến bộ. Biết rằng phải nén lòng chấp nhận thái độ không tôn trọng từ phía gia đình là việc không đơn giản và không phải giáo viên nào cũng chấp nhận. Nhưng vì tình thương yêu, trách nhiệm với học trò, đôi khi các thầy cô cũng phải chịu thiệt thòi. Với thái độ bình tĩnh, giọng nói nhẹ nhàng, bạn nhấn mạnh cho phụ huynh hiểu bạn đến đây không phải là để “trao trả” cho gia đình một học sinh “không thể dạy dỗ được”, tức là chối bỏ trách nhiệm của nhà trường, mà là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất để giáo dục học sinh. Trong cách nói của bạn phải thể hiện nhà trường luôn luôn đề cao vai trò của gia đình trong việc giúp các thầy cô giáo hoàn thành trách nhiệm giáo dục của mình. Ở đây trong câu nói của vị phụ huynh đã thể hiện một suy nghĩ hết sức sai lầm: phó mặc việc dạy dỗ con em mình hoàn toàn cho nhà trường, và như vậy nhà trường, mà đại diện là các thầy cô phải có trách nhiệm dạy dỗ chúng nên người, và khi giáo viên đã phải tìm đến gia đình là thể hiện các thầy cô đã “bất lực” trong việc dạy bảo học sinh. Cách suy nghĩ phiến diện này cần phải “chấn chỉnh” ngay. Nhưng tuyệt đối không nên nóng vội, gay gắt mà thật sự bình tĩnh, kiên trì, bạn giải thích cho phụ huynh đó hiểu đúng vai trò của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.

Sau khi đã giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp. Trong khi trao đổi, bạn nên chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của học sinh. Bạn cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, bạn sẽ thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh nên người.


 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Hộp kiến thức,
Trả lời lần cuối từ
Hộp kiến thức,
Trả lời
2
Lượt xem
1,140

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top