TẠO HÌNH
VẼ ĐOÀN TÀU (Theo mẫu).1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết vẽ đoàn tàu.
+ Trẻ biết cách vẽ hình chữ nhật và hình vuông để thành hình toa tàu.
+ Trẻ biết vẽ hình tròn dưới các toa làm bánh xe.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng vẽ, biết phối hợp màu cho thêm sinh động.
- Thái độ: Trẻ hứng thú học.
2. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô đã vẽ.
- Bút màu, vở vẽ.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | DK hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát bài hát “ Một đoàn tàu” - Đàm thoại về bài hát. - Cô con mình cùng nhau vẽ đoàn tàu thật đẹp nhé! | Trẻ hát Trẻ đàm thoại cùng cô. Trẻ chú ý. |
2. HĐ2: Dạy trẻ vẽ đoàn tàu. * Cho trẻ xem tranh mẫu: - Đoán tranh? Đoán tranh? - Đoán xem cô có bức tranh vẽ gì đây? - Phần đầu tàu có gì? - Đầu tàu cô vẽ hình gì? - Chúng mình biết đây là gì không? - Cô vẽ bánh xe là hình gì? - Bánh xe có màu gì? - Đoàn tàu trong tranh của cô có màu gì? - Để vẽ được đoàn tàu thật đẹp thì các con chú ý lên cô làm mẫu nhé! * Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ đoàn tàu: + Lần 1: Không giải thích: +Lần 2: Cô vẽ và phân tích : - Để vẽ được đoàn tàu như thế này, đầu tiên cô dùng bút chì cô cầm bút bằng 3 đầu ngón tay cô vẽ hình chữ nhật nằm ngang thành hình đầu tàu và các toa tàu, rồi cô vẽ hình vuông lên đầu tàu và các toa tàu làm ô cửa sổ sau đó cô vẽ hình tròn dưới các toa làm bánh xe.Và cuối cùng cô vẽ một thanh ngang làm đường day. - Cô đã vẽ xong đoàn tàu rồi đấy, bây giờ chúng mình có muốn vẽ cùng cô không? | Tranh gì? Tranh gì? Vẽ đoàn tàu. Có đầu tàu, ống khói, các toa tàu, bánh xe ạ. Hình vuông, hình chữ nhật. Các toa tàu nối đuôi nhau ạ. Hình tròn ạ. Màu đen. Màu đỏ, đen, nâu. Vâng ạ. Trẻ lắng nghe. Có ạ! |
*Trẻ thực hiện: - Cô cho cả lớp vẽ và tô màu . - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi thẳng lưng, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, nhắc trẻ sáng tạo. - Cô đi từng trẻ hướng dẫn trẻ còn lúng túng. - Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ. | Trẻ vẽ. |
* Trưng bày sản phẩm và nhận xét: - Trẻ nào xong cô cho lên trưng bày trước. - Con thấy bài của con thế nào? - Vì sao con thấy đẹp? - Con thấy bài của bạn nào đẹp? - Vì sao con thấy đep? - Cô nhận xét chung | Trẻ mang bài lên trưng bày sản phẩm Vì con thấy con vẽ đoàn tàu rất đẹp và con tô không chệch ra ngoài. Bạn vy. Vì con thấy bạn vẽ đoàn tàu rất đẹp và còn không tô chệch ra ngoài. Trẻ lắng nghe |
3. HĐ3: Kết thúc: - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Tàu hỏa” | Trẻ đọc. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- Hoạt động có chủ đích: Làm đồ chơi: Gấp máy bay, thuyền bằng giấy, thả thuyền
- Trò chơi vận động: Chèo thuyền.
- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có ở ngoài trời : Xích đu. Bệp bênh....
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ chơi gấp máy bay, thuyền, chơi thả thuyền vào chậu.
- Kỹ năng: Rèn cho kỹ năng khéo léo cho trẻ
- Thái độ:Trẻ chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Đồ dùng đồ chơi có sẵn …
- Giấy cho gấp, chậu cho trẻ thả thuyền
- Các trò chơi động, trò chơi tĩnh.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ ra sân.
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Bài phương tiện giao thông”
- Bài thơ nói đến PTGT nào? Đường bộ, đường thủy, đường không ạ.
- Thế các con có biết đường thủy gồm có những gì? Tàu, thuyền ...
- Còn đường không có gì? Máy bay và, khinh khí cầu ạ.
* HĐ2: Cho trẻ chơi gấy máy bay, gấp thuyền, thả thuyền.
- Cô đã chuẩn bị giấy cho trẻ gấp.,
- Hướng dẫn dạy trẻ gấp máy bay, thuyền, thả thuyền.
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm.
- Đến nhóm nào có trẻ chưa biết chơi được cô hướng dẫn thêm cho trẻ đó thực hiện tốt.
- Trong khi chơi cô động viên trẻ cho trẻ chơi tốt hơn.
- Các con hoạt động ngoài trời rất là vui, cô thưởng cho các con 1trò chơi nhé.
* Trò chơi vận động: Chèo thuyền.
Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 tổ và cô có 3 cái bến mang 3 màu cờ khác nhau, các đều tổ có 1 bạn làm thuyền trưởng sẽ lái và dẫn các bạn của mình về nhanh tới bến.
- Luật chơi: Tổ nào về chậm sẽ bị thua cuộc
* Trò chơi : Chi chi chành chành
- Cô giới thiệu cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
*Chơi tự do: Cô giới thiệu chơi đu quay, cầu trượt.
- Cô cho trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô chơi theo thứ tự và theo hàng.
- Cô quan sát và đảm bảo an toàn cho trẻ.
* HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ cô tập chung trẻ lại cho trẻ xếp hàng đi vệ sinh vào lớp.
III. Hoạt động chiều.
- Hoạt động chính: Học vở chữ cái.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét cuối ngày.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................