Giáo án 4 tuổi CĐ thực vật - Truyện sự tích cây khoai lang + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
LQVH

TRUYỆN: SỰ TÍCH CÂY KHOAI LANG.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện.

- Kĩ năng: Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, khả năng ghi nhớ có chủ định.

- Thái độ: Hứng thú trong giờ học.

2. Chuẩn bị:

- Video sự phát triển của cây khoai lang.

- Hình ảnh nội dung truyện: Sự tích cây khoai lang.

- Cho trẻ ngồi hình chữ U.

- Hình ảnh cho trẻ chơi trò chơi.



3. Tổ chức hoạt động:


Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ xem video sự phát triển của cây khoai lang và trò chuyện với trẻ.
2. HĐ2: Truyện: Sự tích cây khoai lang.
* Cô kể chuyện:
- Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Lần 2: Cô kể kết hợp với hình ảnh trên máy vi tính.
* Đàm thoại- Trích dẫn- Giảng giải.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- Gia đình 2 bà cháu NTN?
- Hai bà cháu phải sống ở đâu? Và hằng ngày ăn gì?
- Cậu bé đã nói gì với bà?
- Cậu bé đã làm gì?

- Có chuyện gì đã xảy ra với ruộng lúa của cậu bé?
“ Trích từ đầu… Đến bưng mặt khóc”
- Ai đã xuất hiện?
- Và ông bụt nói gì?
- Cậu bé đã ước điều gì?
Trích: Từ ông bụt … đến nhưng chẳng may......biến mất.
- Cậu bé vào rừng và đã tìm được gì?
- Củ đó ntn?
- Và cậu đã đem về cho ai ăn?
- Bà đã nói gì?
- Hai bà cháu đã đặt tên cho loại củ đó là gì?
Trích: Buổi trưa ...hết.
* Trò chơi: " Xếp hình theo thứ tự truyện”.
- Cách chơi: Trên màn hình cô có những hình ảnh của câu truyện "Sự tích cây khoai lang" sắp xếp chưa đúng theo trình tự câu chuyện, nhiệm vụ của các con là lên sắp xếp lại cho đúng.
- Luật chơi: Bạn nào sắp xếp chưa đúng sẽ phải hát 1 bài.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3. HĐ3: Kết thúc. Nghe hướng dẫn của cô và chuyển hoạt động.


- Trẻ xem.



- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chú ý lắng nghe.


- Sự tích cây khoai lang ạ.
- Trẻ kể.
- Rất nghèo khổ.

- Ở bìa rừng, ăn củ mài.
- Sẽ kiếm củi, đổi lấy gạo ăn.
- Đã chăm chỉ cấy cày để có nương lúa.

- Nương lúa bị cháy.
- Trẻ lắng nghe.
- Ông bụt.
- Cho cậu bé 1 điều ước.
- Chỉ mong bà không bị đói.

- Trẻ lắng nghe.
- Một loại củ lạ.
- Ngọt, thơm.
- Cho bà.
- Trẻ trả lời.
- Củ khoai.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi 2-3.
- Trẻ chuyển hoạt động khác.
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời.

- Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện với bác cấp dưỡng.

- Trò chơi vận động: Cây cao cỏ thấp.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để đàm thoại với bác cấp dưỡng

+ Trẻ biết công việc và cách nấu 1 số món ăn từ cây lương thực

- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý. Kỹ năng nghe và nói

- Thái độ: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi, đoàn kết cùng bạn , giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

2. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Mời bác cấp

dưỡng.

- Một số câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú:

- Cô nói rõ địa điểm mục đích của buổi đi dạo.

- Cho trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết đi giày dép cho trẻ.

- Cô cho trẻ xếp hàng đi ra sân, vừa đi vừa hát bài hát “Mời bạn ăn”. Trẻ hát

- Giáo dục trẻ đoàn kết, hứng thú học.

* HĐ2: Trò chuyện với bác cấp dưỡng.

- Hôm nay lớp mình có ai đên thăm? Bác cấp dưỡng

- Các con có muốn trò chuyện với bác không ? Có ạ

- Bác cấp dưỡng hàng ngày làm công việc gì? Nấu cơm cho chúng con ăn

- Ngoài cơm ra bác còn nấu gì? Canh, thịt...

- Bác nấu cơm NTN? Bác lấy gạo vo sạch sau đó cho nước vào bắc lên bếp và nấu

- Các món ăn khác trẻ và bác cấp dưỡng đàm thoại NT

- Để hàng ngày các con có cơm ăn là nhờ ai? Bác cấp dưỡng

- Vậy các con phải làm gì? Phải kính trọng và biết ơn bác cấp dưỡng

* Trò chơi vận động:

Trò chơi: Cây cao cỏ thấp.

- Cô nêu cách chơi luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.

- Trò chơi tĩnh : Chi chi chành chành.

- Chơi theo sự hướng dẫn của cô.

* Chơi tự do: Cô có rất nhiều trò chơi nữa như góc này cô có đu quay bên kia có cầu trượt. Bây giờ ai thích chơi ở đồ chơi nào thì về nơi đó chơi.

- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Trước khi về lớp cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và hướng dẫn trẻ về lớp

* HĐ3: Kết thúc.

- Cô cho trẻ tập chung, kiểm tra sĩ số.

- Cho trẻ đi vẹ sinh rửa chân tay và đi vào lớp.

III. Hoạt động chiều

- Cho trẻ ôn lại bài hát: Hạt gạo làng ta.

- Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian.

- Chơi tự do ở các góc.

- Vệ sinh, điểm danh, trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

Trò chuyện với bác cấp dưỡng.

- Hôm nay lớp mình có ai đên thăm? Bác cấp dưỡng

- Các con có muốn trò chuyện với bác không ? Có ạ

- Bác cấp dưỡng hàng ngày làm công việc gì? Nấu cơm cho chúng con ăn

- Ngoài cơm ra bác còn nấu gì? Canh, thịt...

- Bác nấu cơm NTN? Bác lấy gạo vo sạch sau đó cho nước vào bắc lên bếp và nấu

- Các món ăn khác trẻ và bác cấp dưỡng đàm thoại NT

- Để hàng ngày các con có cơm ăn là nhờ ai? Bác cấp dưỡng

- Vậy các con phải làm gì? Phải kính trọng và biết ơn bác cấp dưỡng

* Trò chơi vận động:

Trò chơi: Cây cao cỏ thấp.

- Cô nêu cách chơi luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.

- Trò chơi tĩnh : Chi chi chành chành.

- Chơi theo sự hướng dẫn của cô.

* Chơi tự do: Cô có rất nhiều trò chơi nữa như góc này cô có đu quay bên kia có cầu trượt. Bây giờ ai thích chơi ở đồ chơi nào thì về nơi đó chơi.

- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Trước khi về lớp cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và hướng dẫn trẻ về lớp

* HĐ3: Kết thúc.

- Cô cho trẻ tập chung, kiểm tra sĩ số.

- Cho trẻ đi vẹ sinh rửa chân tay và đi vào lớp.

III. Hoạt động chiều

- Cho trẻ ôn lại bài hát: Hạt gạo làng ta.

- Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian.

- Chơi tự do ở các góc.

- Vệ sinh, điểm danh, trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
1,261

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top