Giáo án: Các dạng địa hình chính khoáng sản (Bài 11 - Địa lý 6 - Cánh Diều)

Trần Ngọc

S.Moderator
Việt Nam của chúng mình thật đẹp phải không ạ? Yếu tố quyết định đến vẻ đẹp, sự độc đáo của mỗi vùng miền đó chính là các dạng địa hình. Vậy nước ta có những dạng địa hình chính nào? Đặc điểm của từng dạng địa hình ra sao? Câu trả lời đã có trong tiết học ngày hôm nay. (Bài 11 – Địa lý – Cánh Diều).
Mời quý thầy cô cùng tham khảo phần soạn giáo án: Các dạng địa hình chính khoáng sản.

Các dạng địa hình chính khoáng sản  (Cánh Diều - Địa lý 6) - giaoanchuan.png


Bài 11. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH KHOÁNG SẢN
Thời gian thực hiện: (2 tiết)​

I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt:

1. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, yêu quý, có ý thức gìn giữ bảo vệ thiên nhiên, các cảnh đẹp quê hương.
- Thái độ tích cực với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các loại khoáng sản
- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

2. Năng lực
* Năng lực chung

- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.
* Năng lực Địa Lí
- Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: mô tả được đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất, phân biệt được dạng địa hình này với dạng địa hình khác. Sơ đồ hóa được sự phân loại khoáng sản.
- Sử dụng các công cụ: khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh, sơ đồ… dưới góc nhìn Địa lí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng phụ
- Các video, hình ảnh về các dạng địa hình.
- Tranh ảnh về các mẫu khoáng sản.
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam.

2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Hoàn thành phiếu bài tập đã phát ở tiết học trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

TIẾT 1

Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS quan sát những hình ảnh trong bài hát “Việt Nam những chuyến đi”
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.
HS: Trình bày kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới : Đã bao giờ các em được đến một nơi như trong video vừa rồi chưa? Việt Nam của chúng mình thật đẹp phải không các em? Yếu tố quyết định đến vẻ đẹp, sự độc đáo của mỗi vùng miền đó chính là các dạng địa hình đó các em ạ. Vậy nước ta có những dạng địa hình chính nào? Đặc điểm của từng dạng địa hình ra sao? Để trả lời những thắc mắc đó cô trò mình sẽ cùng nhau khám phá trong tiết học hôm nay các em nhé!
HS: Lắng nghe, vào bài mới.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Các dạng địa hình chính.
a. Mục tiêu: Phân biệt được một số dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồng bằng, cao nguyên, đồi, địa hình cac-xtơ.
b. Nội dung: HS dựa vào nội dung tìm hiểu trước ở nhà, các hình ảnh trong sgk trang 143 – 146 và hiểu biết của bản thân tìm hiểu các dạng địa hình chính.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà, câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”

(Cuối tiết học trước GV phát trước cho mỗi HS 1 phiếu học tập và yêu cầu HS về tìm hiểu bài, hoàn thiện phiếu học tập)

Dạng địa hình
Đặc điểm
Phân loại
- Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội và có 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi HS có 5s suy nghĩ. 2 đội lần lượt trả lời câu hỏi của đội mình. Đội nào về đích trước sẽ là đội giành chiến thắng.
Câu 1. Dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có độ cao thường > 500m so với mực nước biển được gọi là? (núi)
Câu 2.
Dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao thường dưới 200m so với mực nước biển được gọi là? (đồng bằng)
Câu 3.
Dạng địa hình tương đối bằng phẳng, rộng lớn, có độ cao từ 500 - 1000m so với mực nước biển được gọi là? (cao nguyên)
Câu 4.
Có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tính từ chân đến đỉnh không quá 200m được gọi là? (đồi)
Câu 5.
Dạng địa hình núi có cấu tạo bao gồm: đỉnh núi, chân núi, …. và thung lũng (sườn núi)
Câu 6.
Dựa vào độ cao người ta chia núi thành mấy loại? (3 loại)
Câu 7.
Động Thiên Đường (vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) thuộc dạng địa hình nào? (cax- tơ)
Câu 8.
Đồng bằng bồi tụ là đồng bằng được hình thành do? (phù sa sông)
- HS
: lắng nghe, tương tác với GV.
Câu 9. Đồng bằng bóc mòn phần lớn có nguồn gốc do? (băng hà)
Câu 10.
Các cao nguyên badan tập trung chủ yếu ở vùng nào của nước ta? (Tây Nguyên)
2. Hãy quan sát H11.2 và H11.3 để hoàn thiện phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Núi già
Núi trẻ
Đỉnh núi
Sườn núi
Thung lũng
- HS: Thảo luận cặp đôi 2’ thống nhất ghi vào phiếu học tập.
3. Hãy cho biết đồng bằng và cao nguyên có điểm gì giống và khác nhau?
- HS
: Nghiên cứu SGK kết hợp hiểu biết trả lời.
4. Dựa vào hiểu biết của mình, hãy kể tên hai đồng bằng bồi tụ ở nước ta hoặc trên thế giới mà các em biết?
1. Các dạng địa hình chính
(Bảng chuẩn kiến thức)​
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện.
- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV:
+ Yêu cầu HS tham gia trò chơi để kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của các em.
- Gợi ý phần trò chơi:
1- B; 2- D; 3- C; 4- A; 5- C; 6- 3; 7- A; 8- B.
+ Cho HS thảo luận cặp đôi trong 2’ghi đáp án vào phiếu học tập số 1.
- Gợi ý phiếu học tập số 1.
Dạng địa hình
Núi già
Núi trẻ
Đỉnh núi
Nhọn​
Tròn​
Sườn núi
Dốc​
Thoải​
Thung lũng
Rộng và nông​
Hẹp và sâu​
+ Cho HS nghiên cứu SGK trả lời cá nhân.
- Gợi ý:
. Giống: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
. Khác ở độ cao: đồng bằng (<200m); cao nguyên (500 – 1000m).
- HS:
+ Tham gia trò chơi, làm phiếu học tập, trả lời câu hỏi của GV.
+ Đại diện báo cáo sản phẩm.
+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
BẢNG CHUẨN KIẾN THỨC
Dạng địa hình
Đặc điểm
Phân loại

Núi
- Nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao > 500 m.
- Cấu tạo: đỉnh núi, sườn núi, chân núi, thung lũng.
- Dựa vào độ cao: núi thấp, núi trung bình, núi cao.
- Dựa vào thời gian hình thành: núi già, núi trẻ
Đồng bằng
- Thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.
- Độ cao < 200 m.
- ĐB bóc mòn
- ĐB bồi tụ
Cao nguyên
- Địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.
- Độ cao 500 m – 1000 m.
Đồi
- Địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải.
- Độ cao từ chân đồi - đỉnh đồi không quá 200 m
- Thường tập trung thành vùng.
Địa hình caxtơ
- Hình thành do các loại đá bị hòa tan bởi nước tự nhiên: đá vôi, 1 số loại đá dễ hòa tan khác.
- Thường xuất hiện hang động đẹp.

Trên đây là một phần trong bài soạn giáo án: Các dạng địa hình chính khoáng sản (Bài 11 - Địa lý - Sách Cánh Diều). Phần tài liệu giáo án đầy đủ, chi tiết ở file bên dưới, thầy cô cùng tải về nhé! Hi vọng, bài soạn này sẽ là phần tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo. Mong rằng thầy cô thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kiến thức hay.
 

Đính kèm

  • Bài 11 Các dạng địa hình chính khoáng sản.docx
    462.2 KB · Lượt xem: 0

Trần Ngọc

S.Moderator
Bài 11: Các dạng địa hình khoáng sản​

Các dạng địa hình:
- Núi
- Đồng bằng
- Cao nguyên
- Đồi
- Địa hình Caxtơ
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top