Giáo án GDCD lớp 8 cả năm

Giáo án GDCD lớp 8 cả năm soạn đầy đủ, chi tiết. Giúp HS biết phân biệt hành vi thể hiện sự liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. Giúp HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
Red and White Lunar New Year Poster.jpg


Tiết 1 Tuần 1

Soạn:

Giảng:



A. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức:


- HS hiểu thế nào tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải;

- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.

2. Về thái độ:

- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.

- Học tập gương của những người tôn trọng lẽ phải đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

3. Về kĩ năng:

- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:….

* Học sinh: SGK, đồ dùng học tập…

C.Tiến trình bài giảng:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:


* GV kháI quát cấu trúc chương trình GDCD lớp 8 ?

3. Bài mới:

HĐ 1: Giới thiệu bài
GV thông qua việc nêu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tôn trọng lẽ phải để vào bài.
HĐ 2:
* GVgọi HS đọc tình huống SGK.
* GV chia thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ để thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?
(?) Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. - - Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?



(?) Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ?





- Theo em, trong 3 trường hơp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao?
HĐ 3:
(?) Hãy tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà các em thấy trong cuộc sống hàng ngày.

GV cho HS thảo luận theo các tình huống sau:
- Vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
- Vi phạm nội quy ở cơ quan, trường học.
- Làm trái các quy định của pháp luật.
- Gió chiều nào che chiều ấy.
HĐ 4: Tìm hiểu nội dung bài học ?
(?) Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
(?) ý nghĩa của việc biết tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày?












HĐ 5:Luyện tập
GV cho HS thảo luận nhóm các bài tập 1,2,3


- Nêu một số câu tục ngữ, ca dao, bài hát nói về tôn trọng lẽ phải.
- Theo em, HS cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?



I. Đặt vấn đề
+ Trường hợp 1: Hành động của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
+ Trường hợp 2: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lí.
+ Trường hợp 3: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn mình quay cóp thì em cần thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy.
=> HS trả lời.


* Liên hệ thực tế
+ Những biểu hiện tôn trọnglẽ phải:
- Kính trọng ông bà, cha mẹ.
- Lễ phép với thầy cô giáo......
+ Những biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:
- Trêu chọc những người khuyết tật
- Xúc phạm ông bà, cha mẹ,....
HS thảo luận và trả lời.




II. Nội dung bài học
1. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ , hành vi của mình
theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
2. Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
III. Bài tập
Bài 1: Lựa chọn cách cư xử c
- Chọn đáp án C vì trước đó chúng ta cần tôn trọng bạn là lắng nghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cần đồng tình, ủng hộ và đồng thời phân tích cho các bạn khác cùng hiểu . Đây là hành vi biết tôn trọng lẽ phải.
Bài 2: Lựa chọn cách cư xử c
Chọn phương án C , vì một người bạn tốt là người chỉ cho ta thấy những khuyết điểm của mình . Trong tình huống này , nếu ta buông xuôI thì bạn càng lún sâu vào khuyết điểm . Vì vậy ta cần giúp bạn bằng cách góp ý chân thành với bạn để bạn tiến bộ.
Bài 3: Hành vi a,c,e biểu hịên tôn trọng lẽ phải.
- HS tự nêu ra.
- HS cần phait học tập tấm gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
Hoạt động 6: HDHS củng cố

Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? Nêu những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ?

Liên hệ tính tôn trọng lẽ phải của bản thân em và những người xung quanh ?

HOẠT ĐỘNG 7: HDHS về nhà

Học ghi chép nghe giảng trên lớp ?

Liên hệ thực tế các hoạt động tôn trọng lẽ phải của cụm dân cư nơi em sinh sống ?

Đọc và chuẩn bị bài 2: “Liêm khiết”.

Link tải FIile giáo án GDCD 8 đầy đủ và chi tiết tại đây :
 

Đính kèm

  • Giáo án GDCD lớp 8.doc
    704.5 KB · Lượt xem: 3

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top