Giáo án khám phá khoa học - Tìm hiểu 1 số nghề + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
KPKH

TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết công việc và một số đồ dùng của nghề: Bác sĩ, công an, bộ đội.

- Kỹ năng: Trẻ trả lời đủ câu,diễn đạt mạch lạc,không nói ngọng.

- Thái độ: Trẻ biết yêu quý, kính trọng người lao động, biết giữ gìn những sản phẩm do người lao động làm ra.

2. Chuẩn bị.

- Video, hình ảnh trên máy tính về các nghề: Công an, bộ đội, bác sĩ.

- 3 bức tranh về các nghề: Công an, bộ đội, bác sĩ.

3.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của côDK hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ nghehát bài “Cháu yêu cô thợ dệt”.
- Trò chuyện về bài hát .

Trẻ nghe bài hát.

Trẻ trò chuyện cùng cô.
2. HĐ2: Tìm hiểu về một số nghề phổ biến.
* Nghề công an:
- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh công an trên máy vi tính.
- Con hãy kể về những gì mà mình quan sát được.






- Các con có biết các chú mặc quần áo màu xanh là công an gì không?
- Còn các chú mặc quần áo màu vàng là công an gì?
- Công an hình sự làm nhiệm vụ gì?
- Công an giao thông làm nhiệm vụ gì?

- Các chú đang làm gì?
- Chú có những đồ dùng gì để phục vụ cho công việc?
- Thế các con có muốn sau này trở thành chú công an không?
- Các con cần phải làm gì?
* Nghề bộ đôi.
- Các con nhìn xem trên màn hình có hình ảnh của ai?
- Chú bộ đội đang làm gì?
- Chú bộ đội đang tập luyện để làm gì?
=> Các chú bộ đội rất chú trọng tới tập luyện để giúp cho cơ thể mạnh khoẻ, dẻo dai vì các chú chính là những người sẽ bảo vệ giữ gìn sự bình yên cho đất nước.
- Các con nhìn xem chú có những đồ dùng gì phục vụ cho công việc của mình?

- Thế các chú mặc trang phục màu gì?
- Lớp mình bạn nào có bố làm bộ đội?
- Con có yêu bố của mình không?
- Ươc mơ sau này của con là gì?

=> Các chú bộ đội rất vất vả ngày đêm chăm lo cho sự binh yên của đất nước chính vì thế mà các con cần biết ơn và kính trọng các chú nhé.
*Nghề Bác sĩ :
- Cho trẻ xem một đoạn vi deo bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.
- Bác sỹ đang làm gì?
-Các bác đang khám bệnh cho ai?
- Các con hãy quan sát xem dụng cụ của nghề bác sỹ là gì?
-Ngoài bác sĩ ra trong bệnh viện còn có những ai?
- Bác sỹ thường mặc áo màu gì?
- Con có yêu các cô các bác sỹ không?
- Ước mơ sau này của con là gì?
=>Nghề bác sĩ rất cần thiết cho xã hội, cho mọi người vì nó giúp cho những người bệnh khỏi ốm, khỏi bệnh, qua được những lúc hiểm nguy, đem lại hạnh phúc cho mọi người và cho mọi gia đình. Vì vậy các con phải yêu quí và biết ơn các bác sĩ, y tá đã chữa khỏi bệnh cho mọi người. Và nếu là bện nhân phải biết vâng lời căn dặn của bác sĩ.
- Vừa rồi các con được tìm hiểu về những nghề gì?
* Mở rộng: Ngoài ra các con còn biết những nghề nào nữa?
* GD: Trong xã hội có rất nhiều nghề và nghề nào cũng rất cao quý, có ích cho xã hội và đáng trân trọng . Vì vậy các con phải biết yêu quý các nghề, trân trọng những gì do người lao động làm ra ,chúng mình nhớ là phải chăm ngoan học giỏi để sau này lớn lên trở thành những người có ích cho xã hội nhé?



Trẻ quan sát.

Trong tranh có các chú công an, có chú thì mặc bộ quần áo màu xanh, có chú mặc bộ quần áo màu vàng…
Chú mặc áo màu xanh trên vai đeo sung.
Chú mặc áo màu vàng trên tay cầm gậy chỉ đường, cầm còi.
Trẻ trả lời theo ý hiểu.



Giữ gìn trật tự xã hội.
Giữ gìn trật tự và an toàn giao thông.
Chú đang làm nhiệm vụ ạ.
Có áo, quần, mũ, sung, còi…

Có ạ.

Chăm ngoan biết nghe lời.

Chú bộ đội ạ.

Đang tập luyện ạ.
Để cho cơ thể khoẻ manh ạ.
Trẻ lắng nghe.



Trẻ quan sát.
Có quần, áo, mũ, ba lô, giày, súng ạ.
Xanh lá cây ạ.
Bạn Phong ạ.
Có ạ.
Trở thành chú bộ đội như bố để bảo vệ đất nước ạ.
Vâng ạ.




Trẻ xem.

Khám bệnh ạ.
Khám bệnh cho mọi người ạ.
Tai nghe,ống tiêm...

Y tá ạ.

Màu trắng ạ.

Trở thành bác sỹ ạ.
Trẻ chú ý lắng nghe








Công an, bộ đội, Bác sĩ ạ

Kỹ sư xây dựng, nghề giáo viên...

Trẻ chú ý lắng nghe.



Vâng ạ.
* Trò chơi củng cố:
+ Trò chơi 1: Ai đoán giỏi.
-Cách chơi: Cô có rất hiều hình ảnh về các nghề ở đây,cô sẽ mở lần lượt rồi chúng mình gọi tên thật nhanh các nghề đó nhé.
- Cho trẻ chơi.
+Trò chơi 2: Nối đúng nghề.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội. Cô chuẩn bị 3 bức tranh to, trên mỗi bức tranh có vẽ nghề công an, nghề bộ đội, nghề bác sĩ, nhiệm vụ của các đội là lên nối từng nghề vào đúng đồ dùng của nghề đó, thời gian cho 2 đội là 3 phút.
- Luật chơi: Khi hết thời gian mà đội nào vẫn chưa nối xong, nối chưa đúng thì đội đó thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Chơi xong cô nhận xét.



Trẻ lắng nghe.

Trẻ chơi.


Trẻ lắng nghe.








Trẻ chơi.
3. HD3: Kết thúc.
- Cô và trẻ cùng nhau hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và ra sân.

Trẻ hát.


II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:


- Hoạt động có chủ đích: Lắng nghe âm thanh trên sân trường.

- Trò chơi vận động: Ai ném xa nhất.

- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có ở ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết lắng nghe, suy đoán, khám phá về các âm thanh và tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên.

- Kỹ năng: Trẻ chơi trò chơi đúng luật.

- Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo.

- Câu hỏi đàm thoại. Bóng để chơi trò chơi.

3.Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú


- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết

trong ngày.

- Cô dẫn trẻ ra sân chơi.

- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” sau đó xếp thành hình chữ U

- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.

* HĐ2:Lắng nghe âm thanh trên sân trường.

- Cô mời các con ngồi theo hình chữ U nào? (Trẻ ngồi)

- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? (Mát ạ)

- Không khí có trong lành thoáng mát không? (Có ạ)

- Các con hãy lắng nghe xem xung quanh sân trường của chúng ta có những âm thanh gì? (Âm thanh của các lớp đang học bài, âm thanh tiếng chim hót, tiếng gí nhẹ, tiếng xe đi ngoài đường…)

- Các âm thanh đó phát ra từ đâu?

- Nó như thế nào?

- Các con hay bắt chước những âm thanh đó nào? Trẻ làm.

=> Các con ạ xung quanh sân trường của chúng mình có rất nhiều âm thanh như tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiêng các ptgt...mỗi loại lại phát ra âm thanh khác nhau nghe rất là vui tai đấy.

* Trò chơi vận động: Ai ném xa nhất.

- Cách chơi: Cô đã chuẩn bị rất nhiều bóng nhiệm vụ của các con là sẽ lên đứng vào vạch xuất phát, tay phải cầm bóng khi có hiệu lệnh ném thì các con sẽ cầm bóng đưa lên cao và ném.

- Luật chơi: Bạn nào ném xa nhất bạn đó thắng cuộc.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.

* Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Cách chơi: Các con hãy chọn cho nhóm của mình từ 3 đến 5 bạn cùng chơi. Chọn một bạn xòe tay trái ra làm cái, các bạn khác sẽ dùng ngón tay trỏ của mình đặt lên lòng bàn tay của bạn và chúng mình bắt đầu đọc bài đồng dao “Chi chi chành chành” tới hết bài đồng dao các bạn sẽ phải rút tay thật nhanh ra khỏi lòng bàn tay của bạn mình.

- Luật chơi: Bạn nào bị giữ tay lại bạn ấy sẽ phải thay bạn của mình làm cái xòe bàn tay ra.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần.

*Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các đồ chơi ở ngoài trời. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- HĐCCĐ: Học vở chủ đề Nghề nghiệp tuần 2 “Nghề phổ biến quen thuộc”.

-Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, nu na nu nống.

- Chơi tự do.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra - vệ sinh - điểm danh - trả trẻ

* Nhận xét cuối ngày.

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

Hoạt động vui chơi ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Lắng nghe âm thanh trên sân trường.

- Trò chơi vận động: Ai ném xa nhất.

- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có ở ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết lắng nghe, suy đoán, khám phá về các âm thanh và tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên.

- Kỹ năng: Trẻ chơi trò chơi đúng luật.

- Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo.

- Câu hỏi đàm thoại. Bóng để chơi trò chơi.

3.Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú

- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết

trong ngày.

- Cô dẫn trẻ ra sân chơi.

- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” sau đó xếp thành hình chữ U

- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.

* HĐ2:Lắng nghe âm thanh trên sân trường.

- Cô mời các con ngồi theo hình chữ U nào? (Trẻ ngồi)

- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? (Mát ạ)

- Không khí có trong lành thoáng mát không? (Có ạ)

- Các con hãy lắng nghe xem xung quanh sân trường của chúng ta có những âm thanh gì? (Âm thanh của các lớp đang học bài, âm thanh tiếng chim hót, tiếng gí nhẹ, tiếng xe đi ngoài đường…)

- Các âm thanh đó phát ra từ đâu?

- Nó như thế nào?

- Các con hay bắt chước những âm thanh đó nào? Trẻ làm.

=> Các con ạ xung quanh sân trường của chúng mình có rất nhiều âm thanh như tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiêng các ptgt...mỗi loại lại phát ra âm thanh khác nhau nghe rất là vui tai đấy.

* Trò chơi vận động: Ai ném xa nhất.

- Cách chơi: Cô đã chuẩn bị rất nhiều bóng nhiệm vụ của các con là sẽ lên đứng vào vạch xuất phát, tay phải cầm bóng khi có hiệu lệnh ném thì các con sẽ cầm bóng đưa lên cao và ném.

- Luật chơi: Bạn nào ném xa nhất bạn đó thắng cuộc.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.

* Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Cách chơi: Các con hãy chọn cho nhóm của mình từ 3 đến 5 bạn cùng chơi. Chọn một bạn xòe tay trái ra làm cái, các bạn khác sẽ dùng ngón tay trỏ của mình đặt lên lòng bàn tay của bạn và chúng mình bắt đầu đọc bài đồng dao “Chi chi chành chành” tới hết bài đồng dao các bạn sẽ phải rút tay thật nhanh ra khỏi lòng bàn tay của bạn mình.

- Luật chơi: Bạn nào bị giữ tay lại bạn ấy sẽ phải thay bạn của mình làm cái xòe bàn tay ra.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần.

*Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các đồ chơi ở ngoài trời. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- HĐCCĐ: Học vở chủ đề Nghề nghiệp tuần 2 “Nghề phổ biến quen thuộc”.

-Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, nu na nu nống.

- Chơi tự do.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra - vệ sinh - điểm danh - trả trẻ

* Nhận xét cuối ngày.

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
849

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top