Giáo án lịch sử 6 bài 1 Sơ lược về môn Lịch Sử

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ (Giáo án lịch sử 6 Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực )


I.MỤC TIÊU

1
.Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh nhận biết được:

- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

- Mục đích học tập Lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại).

- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.

2. Thái độ

- Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kỹ năng

- Phương pháp học tập.(cách học, cách tìm hiểu lịch sử).

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét,phân tích.

II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm …..

III. PHƯƠNG TIỆN : Tivi, tranh ảnh.

IV. CHUẨN BỊ

Chuẩn bị của giáo viên


- Giáo án word và Powerpoint

- Sách giáo khoa, tranh ảnh …

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1
. Ổn định tổ chức

2
. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách giáo khoa – vở ghi của học sinh.(2phút)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

-Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem tranh lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi


- Dự kiến sản phẩm

Lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau.

Vì do thời xưa điều kiện sống nghèo nàn,lạc hậu so với ngày nay. Ngày nay đất nước đang phát triển, nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu nên quan tâm đầu tư phát triển ………như vậy có sự thay đổi theo thời gian.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian đều có quá khứ, nghĩa là có Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

1.Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.


- Mục tiêu: HS biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Ti vi.

- Thời gian: 13 phút

- Tổ chức hoạt động


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhóm 1: Con người sự vật xung quanh ta có biến đổi không? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
Em hiểu Lịch sử là gì?
+ Nhóm 2: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
+ Nhóm 3: Tại sao Lịch sử còn là một khoa học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
  • - Đại diện các nhóm trình bày.
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.
  • GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.




- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.







2. Hoạt động 2

2. Mục đích học tập Lịch sử.


- Mục tiêu: HS biết được mục đích của việc học tập Lịch sử.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện:

- Thời gian: 13 phút

- Tổ chức hoạt động




Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhóm 1: Nhìn vào lớp học hình 1 SGK em thấy khác với lớp học ở trường học em như thế nào? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không?
+ Nhóm 2: Học Lịch sử để làm gì?
+ Nhóm 3: Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử.
+ Nhóm 4: Để biết ơn quý trọng những người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp như ngày nay chúng ta cần phải làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
  • - Đại diện các nhóm trình bày.
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.
  • GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.




- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.
- Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.
- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.







3. Hoạt động 3

3. Phương pháp học tập Lịch sử.


- Mục tiêu: HS biết được phương pháp học tập Lịch sử

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Ti vi

- Thời gian: 13 phút

- Tổ chức hoạt động




Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhóm 1: Dựa vào đâu để biết và khôi phục lại lịch sử ?
Tại sao em biết được cuộc sống của ông bà em trước đây?
Em kể lại tư liệu truyền miệng mà em biết?
+ Nhóm 2: Qua hình 1, 2 theo em có những chứng tích nào, thuộc tư liệu nào?
+ Nhóm 3: Những cuốn sách Lịch sử có giúp ích cho em không? Đó là nguồn tư liệu nào?
+ Nhóm 4: Các nguồn tư liệu có ý nghĩa gì đối với việc học tập nghiên cứu lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
  • - Đại diện các nhóm trình bày.
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.
  • GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh ghi nhớ các khái niệm thế nào là “tư liệu lịch sử”, tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.(qua kênh hình)
GV chốt kiến thức: Để dựng lại lịch sử, phải có những bằng chứng cụ thể mà chúng ta có thể tìm lại được đó là nguồn tư liệu. Như ông cha ta thường nói “Nói có sách, mách có chứng” tức là có tư liệu cụ thể mới đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử .
GV liên hệ thực tế ở địa phương về các di tích, đồ vật người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất đều là tư liệu hiện vật. Qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm phải bảo vệ và bước đầu hình thành thái độ đấu tranh chống các hành động phá hủy các di tích lịch sử.






- Dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử .

+ Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết...)
+ Tư liệu hiện vật ( các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ...)
+ Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia...)



3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử.

- Thời gian: 8 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1.
Lịch sử là

A. những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. những gì đã diễn ra hiện tại.

C. những gì đã diễn ra . D. bài học của cuộc sống.

Câu 2. Để đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử, cần yếu tố nào sau đây?

A. Số liệu. B.Tư liệu.

C. Sử liệu. D.Tài liệu.

Câu 3. Lịch sử với tính chất là khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại

A. những gì con người đã trải qua từ khi xuất hiện đến ngày nay.

B. qúa khứ của con người và xã hội loài người.

C. toàn bộ hoạt động của con người.

D. sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay.

Câu 4. Người xưa để lại những chứng tích có tác dụng gì?

A. Giúp chúng ta hiểu về lịch sử.

B. Giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của xã hội loài người.

C. Giúp chúng ta hiểu và dựng lại lịch sử.

D. Giúp chúng ta nhìn nhận về đúng lịch sử.

Câu 5. + Truyện “ Thánh Gíong” thuộc nguồn tư liệu nào?

A.Truyền miệng . B. Chữ viết.

D. Hiện vật. D. Không thuộc các tư liệu trên.

Câu 6. Tại sao chúng ta biết đó là bia Tiến sĩ?

A. Nhờ có tên tiến sĩ.

B. Nhờ những tài liệu lịch sử để lại.

C. Nhờ nghiên cứu khoa học .

D. Nhờ chữ khắc trên bia có tên tiến sĩ.

+ Phần tự luận

Câu 7.
Em hiểu gì về câu nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
ĐA
A​
B​
B​
C​
A​
D​
+ Phần tự luận:

Câu 7. Lịch sử ghi lại những những điều gì xảy ra trong quá khứ, những điều tốt hay xấu, thành công hay thất bại …Lịch sử giúp chúng ta ngày nay hiểu được cái hay, cái đẹp để phát huy, cái xấu, cái khiếm khuyết để tránh bỏ, từ đó chúng ta rút kinh nghiệm cho bản thân, tự trau dồi đạo đức và sống cho tốt, cống hiến phần sức lực của mình để xây dựng quê hương đất nước. Lịch sử là cái gương của muôn đời để chúng ta soi vào. Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống .

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Rút ra được vai trò trò quan trọng của việc học lịch sử, để có được phương pháp tiếp cận, để học lịch sử có hiệu quả hơn.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Tại sao chúng ta phải học lịch sử ?

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người đã làm gì để được như ngày hôm nay ....Hiểu vì sao phải biết quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày hôm nay, từ đó chúng ta cố gắng phải học tập, lao động góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm và trình bày lại một sự kiện lịch sử.

+ Em dự định sẽ học tập nghiên cứu bộ môn Lịch sử như thế nào?

+ Chuẩn bị bài mới

- Học bài cũ, đọc và soạn bài : Cách tính thời gian trong lịch sử .

+ Thế nào là âm lịch, dương lịch?

+ Cách ghi và tính thời gian theo Công lịch?

Tải đầy đủ nội dung Giáo án lịch sử 6 theo phương pháp mới tại file đính kèm
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
659

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top