Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Bài 3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐIA.
(Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX.
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Biết được nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
- Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập.
- Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng bản đồ …
3. Thái độ
- Tăng cường tình đoàn kết hữu ngị với các nước Châu Á, Phi, Mĩ la tinh
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân đã giàng được những thắng lợi to lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc…
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập. Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La tinh. Bản đồ thế giới và các nước Á, Phi, Mĩ La tinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Á, Phi, Mĩ La tinh.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là xác định vị trí ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan bản đồ thế giới. Yêu cầu HS lên xác định vị trí các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh
- Dự kiến sản phẩm: HS xác định trên bản đồ.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc diễn ra rất sôi nổi ở Châu Á, Phi , MĨ-La tinh làm cho hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. Quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX. Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 13 phút
- Tổ chức hoạt động
2. Hoạt động 2. II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 7 phút.
- Tổ chức hoạt động
3. Hoạt động 3. III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX
- Mục tiêu: Biết được nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 13 phút.
- Tổ chức hoạt động
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) tồn tại ở ba nước nào sau đây?
A. Rô-đê-ni-a, Ghi-nê Bit-xao và Cộng hòa Nam Phi.
B. Rô-đê-ni-a, Mô-dăm-bich và Cộng hòa Nam Phi.
C. Rô-đê-đi-a, Ăng-gô-la và Cộng hòa Nam Phi.
D. Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
Câu 2. Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đã tạo thời cơ cho các dân tộc ở khu vực nào đứng lên đấu tranh giành độc lập?
A. Đông Nam Á. B. Nam Phi. C. Đông Bắc Á. D. Mĩ La tinh.
Câu 3. Cho đến năm 1967, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân chỉ còn tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Đông Nam Á. B. Nam Mĩ. B. Nam châu Phi. D. Mĩ La tinh.
Câu 4. Ngày 2 - 9 - 1945, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập?
A. In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam. C. Ma-lai-xi-a. D. Lào.
Câu 5. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Câu 6. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao?
A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
B. Có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".
Câu 7. Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich, Ghi-nê Bit-Xao nhằm đánh đổ ách thống trị của:
A. phát xít Nhật. B. phát xít l-ta-li-a.
C. thực dân Tây Ban Nha. D. thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 8. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ thực dân.
- Dự kiến sản phẩm:
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Học sinh biết lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm
HS trả lời.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, soạn bài 4: Các nước châu Á. Nắm khái quát tình hình các nước Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa: Các giai đoạn phát triển từ 1949 – 2000.
(Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX.
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Biết được nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
- Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập.
- Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng bản đồ …
3. Thái độ
- Tăng cường tình đoàn kết hữu ngị với các nước Châu Á, Phi, Mĩ la tinh
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân đã giàng được những thắng lợi to lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc…
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập. Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La tinh. Bản đồ thế giới và các nước Á, Phi, Mĩ La tinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Á, Phi, Mĩ La tinh.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là xác định vị trí ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan bản đồ thế giới. Yêu cầu HS lên xác định vị trí các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh
- Dự kiến sản phẩm: HS xác định trên bản đồ.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc diễn ra rất sôi nổi ở Châu Á, Phi , MĨ-La tinh làm cho hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. Quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX. Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 13 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục I và hoàn thành yêu cầu: + Tìm những nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX. + Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: ? Chiến tranh thế giới thứ hai tác động như thế nào tới các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh? - Lôi kéo các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh vào vòng xoáy của chiến tranh -> tác động tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh. Đặc biệt khi Nhật đầu hàng đồng minh chiến tranh kết thúc -> hàng loạt các nước lần lượt đứng lên giành độc lập. GV giới thiệu khái quát về khu vực Á, Phi, Mĩ La-tinh. + Là những khu vực đông dân, lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên. + Trước 1945, hầu hết là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hà Lan, BĐN... ? Từ sau CTTG thứ hai đến giữa những năm 60 của TK XX, PTGPDT ở châu Á có gì nổi bật? - Phát xít Nhật đầu hàng tạo cơ hội các nước Đông Nam Á giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh vũ trang, lật đổ thực dân, tuyên bố độc lập (ví dụ cụ thể) - PTGĐL cũng diến ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. ? Phong trào tiêu biểu là những nước nào ở ĐNÁ? - Xác định vị trí các nước trên bản đồ. ? Phong trào đấu tranh các nước Nam Á và Bắc Phi ntn? GV: Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã bị sụp đổ (năm 1967 chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở Nam châu Phi).
| - Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ Đông Nam Á với những thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập ở các nước như In-đô-nê-xi-a (17 - 8 - 1945), Việt Nam (2 - 9 - 1945) và Lào (12 - 10 - 1945). - Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á, Bắc Phi như ở Ấn Độ, Ai Cập và An-giê-ri,... - Năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. - Ngày 1 – 1 - 1959 cuộc cách mạng nhân dân thắng lợi ở Cu-ba. -> Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã bị sụp đổ. |
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 7 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến SP |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục II SGK, và trả lời câu hỏi: ? Nêu một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. Xác định trên bản đồ vị trí Ăng-g-la, M-dă-bích, Ghi-nê Bít-xao. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. GV: Sự tan rã hệ thống thuộc địa BĐN là một thắng lợi quan trọng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
| Thắng lợi của phong trào đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha, giành độc lập ở ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao vào những năm 1974 - 1975. |
- Mục tiêu: Biết được nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 13 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục III SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS bằng các câu hỏi gợi mở: ? Từ cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào? - GV giải thích: chế độ phân biệt chủng tộc Apac thai: Là chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng quốc dân, chíng Đảng của thiểu số da trắng cầm quyền ở Nam Phi chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội của người da đen. Ban bố hơn 70 đạo luật phân biệt đối xử. Là tội ác chống nhân loại Giáo viên: Gọi học sinh chỉ 3 nước trên bản đồ Châu Phi. ? Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ người da đen đã giành được thắng lợi gì? ? Ý nghĩa của phong trào? ? Em có nhận xét gì về hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX? GV: Từ 1945-1990 hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. ? Sau khi giành được độc lập nhân dân các nước này đã làm gì?
| - Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai), tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là: Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hoà Nam Phi. - Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường của người da đen, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ và người da đen được quyền bầu cử và các quyền tự do dân chủ khác. Cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi ở Rô-đê-di-a năm 1980 (nay là Cộng hoà Dim-ba-bu-ê), ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a), đặc biệt ở Cộng hoà Nam Phi – sào huyệt lớn nhất và cuối cùng của chế độ A-pac-thai. N. Man-đê-la được bầu là Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi năm 1994. |
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) tồn tại ở ba nước nào sau đây?
A. Rô-đê-ni-a, Ghi-nê Bit-xao và Cộng hòa Nam Phi.
B. Rô-đê-ni-a, Mô-dăm-bich và Cộng hòa Nam Phi.
C. Rô-đê-đi-a, Ăng-gô-la và Cộng hòa Nam Phi.
D. Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
Câu 2. Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đã tạo thời cơ cho các dân tộc ở khu vực nào đứng lên đấu tranh giành độc lập?
A. Đông Nam Á. B. Nam Phi. C. Đông Bắc Á. D. Mĩ La tinh.
Câu 3. Cho đến năm 1967, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân chỉ còn tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Đông Nam Á. B. Nam Mĩ. B. Nam châu Phi. D. Mĩ La tinh.
Câu 4. Ngày 2 - 9 - 1945, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập?
A. In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam. C. Ma-lai-xi-a. D. Lào.
Câu 5. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Câu 6. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao?
A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
B. Có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".
Câu 7. Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich, Ghi-nê Bit-Xao nhằm đánh đổ ách thống trị của:
A. phát xít Nhật. B. phát xít l-ta-li-a.
C. thực dân Tây Ban Nha. D. thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 8. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ thực dân.
- Dự kiến sản phẩm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
ĐA | D | A | B | B | A | C | D | C |
- Mục tiêu: Học sinh biết lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm
HS trả lời.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, soạn bài 4: Các nước châu Á. Nắm khái quát tình hình các nước Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa: Các giai đoạn phát triển từ 1949 – 2000.