Giáo Án Mới
Cộng tác viên
- Điểm
- 0
Tập đọc - Kể chuyện
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I.Mục tiêu
*Tập đọc:
+ Đọc trơn:
- Đọc trơn từng đoạn, cả bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới, ....
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( bác đứng tuổi, Quang ) biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp ND từng đoạn
+Đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ( cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương )
- Nắm được cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói, không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
*Kể chuyện
- Rèn kĩ năng nói : HS biết nhập vai một nhân vật, kể lại 1 đoạn của câu chuyện
- Rèn kĩ năng nghe.
II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
Kiểm soát cảm xúc hành vi của bản thân để không chơi dưới lòng đường.
Ra quyết định
Đảm nhận trách nhiệm:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Các hoạt động | GIÁO VIÊN | HỌC SINH |
Tập đọc A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới Hoạt động 1:Luyện đọc Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Hoạt động3. Luyện đọc lại Kể chuyện Hoạt động1. GV nêu nhiệm vụ Hoạt động 2. HD kể chuyện C. Củng cố, dặn dò | - Đọc thuộc lòng 1 đoạn bài : Nhớ lại buổi đầu đi học + Giới thiệu chủ điểm, bài đọc - GV đọc bài + Đọc từng câu - Chú ý các từ ngữ: lao đến, nổi nóng, tán loạn,.... + Đọc từng đoạn trước lớp - Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài + Đọc theo nhóm + Đọc đồng thanh - Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ? - Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? - Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? - Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn xảy ra ? - Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra ? - Câu chuyện muốn nó với em điều gì ? - HD luyện đọc đoạn 3 - GV nhận xét chọn nhóm đọc phân vai hay - Mỗi em sẽ nhập vai 1 nhân vật trong câu chuyện, kể lại 1 đoạn của câu chuyện - Câu chuyện vốn được kể theo lời ai ? - Có thể kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của những nhân vật nào ? - GV nhận xét lời kể mẫu - GV và cả lớp bình chọn người kể hay - Câu chuyện khuyên em điều gì? - Em nhận xét gì về nhân vật Quang ? | - 3HS đọc bài và nêu nội dung của bài. - HS theo dõi SGK - HS nối nhau đọc từng câu trong bài. - HS đọc từng đoạn trước lớp - Từng cặp HS luyện đọc đoạn văn - Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - Cả lớp đồng thanh bài văn. - Chơi đá bóng dưới lòng đường - Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn - Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu 1 cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu, .. - Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy - Quang nấp sau 1 gốc cây lén nhìn sang. Quang sợ tái cả người, ..... - HS phát biểu - 2 HS thi đọc lại đoạn 3 - HS luyện đọc phân vai đoạn 3. Thi đọc phân vai - Đọc yêu cầu - Người dẫn chuyện - Đoạn 1 : theo lời Long, Quang, Vũ, bác đi xe máy - Đoạn 2 : theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi - Đoạn 3 : Theo lời Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô + 1 HS kể mẫu 1 đoạn - Từng cặp HS tập kể - 4 HS thi kể chuyện. Phải biết tôn trọng trật tự nơi công cộng. - Kể lại chuyện cho bạn bè và người thân nghe. |
…………………………………………………………………………………………
______________________________
______________________________
Toán
BẢNG NHÂN 7
I. Mục tiêu:- Thành lập được bảng nhân 7 và thuộc
- Củng cố cho HS về ý nghĩa của phép nhân và giải toán về pháep nhân.
II. Đồ dùng dạy - học: GV : 10 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Các hoạt động | GIÁO VIÊN | HỌC SINH |
A.Kiểm tra bài cũ B. Bài mới: HĐ 1: lập bảng nhân 7: HĐ 2: Thực hành: C.Củng cố- dặn dò:- | + Gắn 1 tấm bìa có 7 hình tròn, hỏi: Có mấy chấm tròn? - 7 chấm tròn được lấy mấy lần? - 7 được lấy mấy lần? - Ta lập được phép nhân: 7 x 1 = 7 + Gắn 2 tấm bìa , mỗi tấm có 7 chấm tròn, hỏi: - 7 chấm tròn được lấy mấy lần? - 7 được lấy mấy lần? - Ta lập được phép nhân: 7 x 2 - 7 nhân 2 bằng mấy? Vì sao? + Tương tự , ta lập được các phép nhân còn lại của bảng nhân 7. - Đọc bảng nhân 7?- Thi đọc HTL - 2 tích liền nhau trong bảng nhân 7 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Bài 1: Tính nhẩm - Tổ chức trò chơi “ truyền điện” Bài 2: Giải toán - Mỗi tuần có mấy ngày? - BT yêu cầu tìm gì? - Chấm bài, nhận xét Bài 3: Điền số: - Treo bảng phụ - Dãy số có đặc điểm gì? - Đọc dãy số( xuôi, ngược)? Thi đọc TL bảng nhân 7 | Đọc bảng nhân 6 Tính 7 + 7 = 7 + 7 + 7 = - có 7 chấm tròn. - 1 lần - 1 lần - HS đọc - 2 lần - 2 lần - Bằng 14. Vì 7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 = 14. Vậy 7 x 2 = 14. - Đọc bảng nhân 7 ( Đọc CN, nhóm, dãy...) - 7 đơn vị - HS tính nhẩm và nêu KQ - có 7 ngày - Số ngày của 4 tuần.- HS làm vở Đáp số: 28 ngày. - Quan sát dãy số- Số đứng trước cộng thêm 7 thì được số đứng sau.( Hoặc ngược lại) - HS điền số trên phiếu HT- Đọc dãy số. Học thuộc bảng nhân 7. |
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................
…………………………………………………………………………………………
________________________________
________________________________