TUẦN 3: CƠ THỂ TÔI
I. Thể dục sáng: Hô hấp 2, tay 1, chân 1, bụng 2, bật 1.- Hô hấp 2: Hít vào thở ra hai tay giang ngang, đua 2 tay lên cao
- Tay 1: Đứng thẳng, 2 chân ngang vai, hai tay đưa thẳng lên cao, đưa tay sang ngang, ra phía trước, hạ xuống theo người.
- Bụng 2: Đứng tập nghiêng người sang 2 bên theo nhịp hô.
- Chân 1: Đứng thẳng 2 tay chống hông, chân trái làm trụ chân phải đưa lên phía trước khuỵu gối và đổi chân.
- Bật 1: Nhảy đưa 2 chân sang ngang, 2 tay sang ngang, nhảy đưa 2 chân về.
II. Hoạt động góc:
Nội dung chơi.
- Góc phân vai: Phòng khám nha khoa, mẹ con, cửa hàng ăn uống, bách hóa.
- Góc xây dựng: Xây đường về nhà, xếp hình bé tập thể dục.
- Góc tạo hình: Cắt dán các bộ phận còn thiếu, xưởng sx đồ chơi búp bê.
- Góc âm nhạc: Hát múa các bài về chủ đề bản thân
- Góc khám phá KH: Xem tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể, xếp tương ứng 1-1, nhận dạng chữ số 2.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết vào vai bác sĩ, mẹ, con, người bán hàng.
+ Biết lựa chọn vật liệu phù hợp để xd.
+ Biết cắt dán.
+ Biết hát múa các bài hát.
+ Biết đàm thoại về các bộ phận, xếp tương ứng 1-1, nhận dạng chữ số 2.
- Kỹ năng:
+ Có kỹ năng giao tiếp diễn đạt với vai chơi của mình.
+ Xếp các khối, biết sử dụng bay, dao xây....
+ Sử dụng kéo để cắt.
+ Biểu diễn.
+ Đàm thoại và xếp.
- Thái độ:
+ Thích thú biểu diễn 1 số bài hát: Rửa mặt như mèo, tay thơm tay ngoan
+ Trẻ có hứng thú, tích cực với hoạt động.
+ Trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn nhau trong khi chơi.
2. Chuẩn bị :
- Góc xây dựng: Hàng rào, gạch, cây, dao xây, bay xây, các hình khối lắp ráp….
- Góc tạo hình: Bút màu, giấy, đất nặn.
- Góc phân vai: Đồ dùng bán hàng: sách, vở ,bút, thước, phấn...Đồ dùng y tế: Đồ chơi Bác sỹ, đồ chơi bán hàng.
- Góc âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc: Trống, phách..., nhạc, bài hát theo chủ đề.
- Góc khám phá: Tranh ảnh về bộ phân trên cơ thể, 2 búp bê với 2 cái mũ thẻ số 2 cho trẻ xếp tương ứng và nhận biết số 2 .
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Gây hứng thú - giới thiệu góc chơi. Thỏa thuận vai chơi.
- Cô trò chuyện về chủ đề bản thân, hoặc cho trẻ quan sát tranh, và giới thiệu về các góc chơi.
- Giáo dục trẻ qua bài hát.....
- Hướng trẻ vào góc chơi.
* Giới thiệu góc chơi. Thỏa thuận vai chơi.
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi, nội dung chơi :
- Con chơi ở góc nào? Góc phân vai , góc Xd......
- Cho trẻ thoả thuận và về nhóm chơi( 5-6 trẻ/ nhóm)
Góc xây dựng:
- Xây đường về nhà.
+ Đây là góc gì?(Góc xây dựng ạ)
+ Các con sẽ xây gì?(Xây đường về nhà ạ)
+ Cần những đồ dùng gì?(Gạch, thảm cỏ, cây, hàng rào, những hình khối, ...)
+ Xây như thế nào?(Dùng gạch dao xây, bay xây xếp gạch chồng lên nhau xây thành lớp học, xếp hàng rào bao quanh, đặt cây và thảm cỏ trong sân.
+ Ai là chú thợ xây?(Trẻ nhận vai)
+ Ai là chú phụ hồ? (Trẻ nhận vai)
- Xếp hình bé thể dục:
+ Con định làm gì? Xếp các hình thành hàng dọc..)
+ Con phải xếp thế nào?
Góc phân vai:
- Phòng khám nha khoa
+ Con chọn góc gì đây?(Góc phân vai ạ).
+ Các con chơi trò gì ở góc này?(Phòng khám ạ)
+ Trong phòng khám có những ai?( bác sỹ, Y tá...)
+ Đồ dùng của bác sỹ là gì?( Tai nghe, Nhiệt độ..)
+ Con sẽ đóng là ai? (Là Bác sỹ)
+ Bác sỹ phải làm gì?(Khám bệnh)
+ Khám cho ai?(Bệnh nhân)
+ Ai đóng làm bệnh nhân?(Trẻ nhận vai)
- Chơi mẹ con:
+ Bác đang làm việc gì?( Chơi mẹ con)
+ Mẹ đang làm gì?( Bế em..)
+ Ai là người cho em ăn?
+ Cho em ăn xong phải làm gì( Phải lau mồm...)
- Bán hàng, cửa hàng ăn uống: Tương tự
Góc tạo hình:
+ Đây là góc gì?(Góc tạo hình)
+ Góc tạo hình có những gì đây?(kéo, hồ dán, tranh các bộ phận trên cơ thể, tranh mẫu,..)
Cô hướng dẫn trẻ cắt, dán
Góc âm nhạc:
+ Góc gì đây?(Góc âm nhạc)
+ Góc này có những dụng cụ gì?(Xắc xô, trống, phách,..)
+ Các con sẽ chọn cho mình dụng cụ gì sử dụng dụng cụ đó ntn?(Trẻ chọn)
Cô lựa chọn 1 số bài tiết tấu và lời ca đơn giản để trẻ tập biểu diễn. Dạy trẻ cách sử dụng đúng các nhạc cụ.
Góc khám phá:
+ Đây là góc gì?(góc khám phá khoa học)
+ Góc này có những gì?(Tranh về chủ đề bản thân, búp be, mũ, thẻ số...)
+ Cho trẻ đàm thoại và xếp tương ứng gắn thẻ số.
Hoạt động 2: Quá trình chơi:
- Cô gợi ý trẻ nếu trẻ còn lúng túng.
- Cô chơi cùng trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến các nhóm nhận xét quá trình trẻ chơi
- Tập trung trẻ đến 1 – 2 nhóm chính.
- Cho trẻ nói lên ý tưởng và kết quả của nhóm mình đã đạt được.
- Cô nhận xét chung, động viên trẻ chơi tốt, khuyến khích những trẻ chơi còn lúng túng để trẻ cố gắng ở lần chơi sau.
I. Hoạt động học: KPKH
TÌM HIỂU NHẬN BIẾT CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG.
1. Mục tiêu:TÌM HIỂU NHẬN BIẾT CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG.
- Kiến thức: Trẻ nhận biết một số bộ phận trên cơ thể mình và nói được chức năng của chúng
- Kỹ năng: Trẻ trả lời rành mạch các câu hỏi của cô.
- Thái độ: GD trẻ thích đến trường,yêu quý cô giáo và đoàn kết với các bạn, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh về bộ phận trên cơ thể.
- Máy tính, máy chiếu.
- Trống, hoa tươi, nước uống.
- Bài hát: Nào chúng ta cùng tập thể dục.
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gấy hứng thú: - Cô cho trẻ nghe bài hát: Tay thơm tay ngoan. - Trò chuyện về bài hát. 2. HĐ2: Tìm hiểu nhận biết các bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng: Cô mở hình các bộ phận trên cơ thể cho trẻ quan sát. * Đầu: - Đây là bộ phận nào trên cơ thể ? - Đầu có gì ? - Mắt, mũi, miệng, tai dùng để làm gì? * Thân: - Đây là phần nào trên cơ thể? - Phần thân có gì? - Dùng để làm gì? * Tay, chân : - Cho trẻ chơi dấu tay. + Tay để làm gì ? + Có mấy tay ? - Cho trẻ đứng lên đổi chỗ ngồi với nhau. + Chúng mình vừa đi đến chỗ của bạn bằng gì ? + Chân để làm gì ? => Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: phần đầu, phần thân, chân tay. Phần đầu có mắt, mũi,.... Phần thân có bụng, lưng,... Phần 3 có chân tay. Phần nào cũng có các bộ phận quan trọng giúp chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày được dễ dàng. - Vì vậy muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các con phải làm gì? * Giáo dục trẻ: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh hàng ngày các con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. * Trò chơi: Hãy nói nhanh: + Cách chơi: Cô nói đến bộ phận nào trên cơ thể thì chúng mình nói tác dụng của bộ phận đó. + Luật chơi: Bạn nào nói sai là phải nhảy lò cò. - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần - Bao quát và sửa sai cho trẻ. 3. HĐ3: Kết thúc: Cô cho trẻ hát: Nào chúng ta cùng tập thể dục và ra sân. | - Trẻ lắng nghe. - Đầu ạ. - Đầu có: mắt, tai… - Mắt để nhìn, mũi để ngửi,... - Phần thân ạ. - Bụng, lưng,.... - Trẻ chơi. - Cầm nắm đồ chơi, cầm bát, thìa, bút,… - Có 2 tay. - Trẻ thực hiện. - Bằng chân ạ. - Để đi, chạy, nhảy,.. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Chăm tập thể dục và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ hát và ra sân. |
Sửa lần cuối: