Tiết 4 - Bài 5: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận thức được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong Vũ Trụ.
- Hiểu khái quát về hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Giải thích được các hiện tượng: Sự luân phiên ngày - đêm.
2. Kĩ năng
- Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Xác định thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu tự nhiên. Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành và phát triển của các thiên thể.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh; sử dụng quả địa cầu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Quả địa cầu.
- Hình ảnh về các thiên thể trong vũ trụ.
- Video về hệ Mặt Trời và Trái Đất.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp ……….. …………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Chấm điểm bài thực hành
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn (Luật chơi: nhìn hình ảnh đoán tên vật thể). Các hình ảnh chuẩn bị bao gồm: Mặt Trời, Mặt Trăng. Sao chổi. Dải Ngân Hà.
b) HS quan sát và giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Ai nhanh hơn được trả lời.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học
Hoạt động 2. Tìm hiểu Vũ trụ. Hệ Mặt Trời
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm vũ trụ và dải Ngân hà.
- Phân tích được các bộ phận của hệ Mặt Trời.
- Kĩ năng: phân tích hình ảnh, vi deo về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng tranh ảnh, vi deo.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ: 2.1. Tìm hiểu vũ trụ; 2.2. Đặc điểm hệ Mặt Trời. a) GV giao nhiệm vụ cho HS Đọc nội dung SGK trang 18 và 19, phân tích hình ảnh 5.1 trả lời các câu hỏi sau: - Những từ nào trong khái niệm vũ trụ cần quan tâm nhất? Phân biệt thiên hà và Dải ngân hà? - Trình bày các bộ phận của Hệ Mặt Trời. Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút. GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. GV phát vấn gợi mở đối với HS: - Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ ngoài vào trong. - Nhận xét quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh. | I. Khái quát về Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời 1. Vũ Trụ - Là không gian chứa các thiên hà. - Thiên hà chứa các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ. - Dải Ngân hà là thiên hà chứa hệ Mặt Trời. 2. Hệ Mặt Trời - Nằm trong dải Ngân hà. - Mặt Trời ở trung tâm, các thiên thể xung quanh và các đám bụi khí. - Có 8 hành tinh quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip và hướng ngược chiều kim đồng hồ. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
Hệ quả sự luân phiên ngày đêm
1. Mục tiêu
- Trình bày được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Giải thích được vì sao Trái Đất có thể tồn tại sự sống.
- Giải thích được hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích vi deo, hình ảnh.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phân tích hình ảnh.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
Nội dung 1. Tìm hiểu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời a) GV cho HS quan sát vi deo và trả lời câu hỏi vì vì sao Trái Đất có thể tồn tại sự sống?. HS thực hiện cá nhân. b) HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV. Cùng thời gian, GV gọi 02 HS lên bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS khác làm vào vở ghi bài. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cánh các HS nhận xét và bổ sung kết quả của 02 HS ghi trên bảng. d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, khắc sâu nguyên nhân. GV phát vấn gợi mở đối với HS: - Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất ở quá gần hoặc quá xa Mặt Trời? Nội dung 2. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất. Sự luân phiên ngày đêm. a) GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát vi deo, hãy cho biết Tại sao có hiện tượng ngày, đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên lớp. GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. Chú ý đánh giá quá trình để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. | 3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời - Trái Đất là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời, - Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 149,6 triệu km. Phù hợp sự sồng tồn tại và phát triển. II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất. 1) Sự luân phiên ngày đêm - Nguyên nhân: Do Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục. - Biểu hiện: mọi nơi ở bề mặt TĐ lần lượt được mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối. |
Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Vẽ sơ đồ về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Vì sao thấy hiện tượng Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
Đính kèm
Sửa lần cuối: