Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 3, chủ đề 4: Chân dung biểu cảm.

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Chủ đề 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
: HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.

2. Kĩ năng: HS vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhân cá nhân.

3. Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên:


- Sách học Mĩ thuật lớp 3.

- Hình minh họa chân dung phù hợp với nội dung chủ đề.

+ Bài vẽ chân dung và tranh chân dung biểu cảm của HS.

+ Hình minh họa các bước vẽ chân dung.

2. Học sinh:

- Sách học Mĩ thuật lớp 3.

- Giấy vẽ, màu, hồ dán…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức lớp:
Cả lớp hát 1 bài.

2. Kiểm tra đồ dùng học tập:

3. Bài mới:

* Khởi động:
Cho HS quan sát hình ảnh khuôn mặt với những biểu cảm khác nhau. Yêu cầu HS nêu nhện xét cảm xúc của từng khuôn mặt. GV giới thiệu nội dung chủ đề.

NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
HĐ 1: Tìm hiểu




















HĐ 2: Thực hiện

















































HĐ 3: Thực hành

- Yêu cầu HS đọc mục tiêu của em.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và so sánh 2 bức tranh.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Cảm xúc của em như thế nào khi quan sát 2 bức tranh?
+ Cách vẽ của 2 bức tranh có giống nhau không?
- Cho HS xem thêm một số bức tranh vẽ chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để HS hiểu hơn về tranh chân dung biểu cảm.
- GV tóm tắt:
+ Tranh chân dung biểu cảm khác với tranh chân dung thường vẽ ở các đường nét và màu sắc.
+ Tranh chân dung biểu cảm được thể hiện bằng hình thức quan sát, vẽ không nhìn giấy…
- Cho HS trả nghiệm vẽ không nhìn giấy.
+ Chọn 1 HS làm mẫu để GV thực hiện vẽ minh họa trên giấy vẽ. Yêu cầu HS quan sát mắt và tay của GV đề tìm hiểu cách vẽ.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Sau khi quan sát bức chân dung cô vừa vẽ, các em có cảm xúc gì?
+ Khi vẽ, mắt cô nhìn vào đâu? Có nhìn vào trang giấy trong lúc vẽ không?
- Yêu cầu HS:
+ Từng cặp HS ngồi đối diện nhau.
+ Tập trung quan sát khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn vào giấy.
+ Mắt quan sát đến đâu, tay đưa theo đến đó, vẽ theo cảm nhận từ quan sát đến truyền cảm xúc xuống bàn tay, không nhấc bút khỏi giấy.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Em đã vẽ bức chân dung bạn như thế nào?
+ Em có cảm nhận như thế nào khi tham gia trải nghiệm cách vẽ không nhìn giấy?
+ Hình em vẽ có quá nhỏ hay quá to so với tờ giấy không? Em làm gì để hình vẽ của mình cân đối, hợp lí với tờ giấy?
- Gọi 2 HS lên bảng và hướng dẫn HS quan sát khuôn mặt nhau trước khi vẽ.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Em quan sát thấy những bộ phận nào trên khuôn mặt bạn? Các bộ phận đó nằm ở vị trí nào trên khuôn mặt?
+ Hình dáng khuôn mặt của bạn như thế nào?
+ Tóc của bạn ngắn hay dài, thẳng hay xoăn?
- Cách thể hiện đường nét và màu sắc của tranh chân dung biểu cảm.
+ Cho HS quan sát một số bài vừa vẽ để tìm hiểu nét vẽ biểu cảm.
+ Vẽ minh họa thêm nét biểu cảm vào bài vẽ để HS quan sát.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Hình vẽ có cân đối với tờ giấy không?
+ Sau khi thêm các nét vào bức chân dung, em có nhận xét gì? Các nét được vẽ như thế nào?
+ Em đoán xem nhân vật trong tranh đang vui hay buồn? Theo em làm thế nào để thể hiện những cảm xúc đó?
+ Sau khi thêm nét vẽ, cảm xúc của nhân vật có rõ ràng hơn không?
- GV chốt lại.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.5 để tìm hiểu nét vẽ biểu cảm và vẻ đẹp của các đường nét trong các hình vẽ không nhìn giấy.
- Yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ cách thực hiện ở hình 4.6, thảo luận để tìm hiểu cách vẽ biểu cảm và vẻ đẹp của đường nét, màu sắc trong các bức tranh vẽ không nhìn giấy.
- Cho HS quan sát một số bài vẽ chân dung biểu cảm được vẽ màu và hình 4.7 để HS nhận biết thêm về cách vẽ màu tranh chân dung biểu cảm.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Khuôn mặt được vẽ bởi những màu sắc gì?
+ Màu sắc trong bức tranh được thể hiện như thế nào?
- GV tóm tắt:
+ Để làm rõ cảm xúc của nhân vật được vẽ, nhấn mạnh các nét vẽ biểu cảm trên các bộ phận của khuôn mặt.
+ Màu sắc trong tranh biểu cảm được vẽ thoải mái, tự do…
- Yêu cầu HS:
+ Từng cặp ngồi đối diện nhau.
+ Tập trung quan sát khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn giấy.
+ Vẽ thêm nét và vẽ màu vào bài vẽ.

- HS đọc mục tiêu.
- HS hoạt động nhóm.

- HS quan sát.




+ Không giống nhau.

- HS quan sát.



- HS lắng nghe.






- Hs trải nghiệm vẽ không nhìn giấy.




- HS trả lời.


+ Nhìn vào bạn.



+ HS thực hiện.






- HS trả lời.









- HS lên bảng.


- HS trả lời.
+ Mắt, mũi, miệng, tai, tóc…
+ Tròn, trái xoan…

+ HS quan sát.



- HS trả lời.

- HS lắng nghe.
- HS quan sát.

- HS trả lời.
+ Đậm, nhạt, tươi sáng…

- HS lắng nghe.


- HS thực hành.
TIẾT 2
HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm.

- Tổ chức cho HS trưng bày SP.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về SP.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Cảm nhận của em khi tham gia hoạt động vẽ tranh biểu cảm như thế nào?
+ Em có thích bức tranh của mình không? Nhân vật trong tranh của em là ai? Có giống với tính cách ngoài đời của nhân vật không?
+ Tính cách của nhân vật trong tranh như thế nào?
+ Vì sao em sử dụng màu sắc đó?
+ Em thích bài vẽ nào nhất trong số bài vẽ của các bạn? Vì sao?
+ Cảm nhận của em thế nào khi được bạn vẽ chân dung biểu cảm? Hãy giới thiệu về bạn thân mình với cô và các bạn?
+ Em sẽ sử dụng tác phẩm của mình để làm gì?
+ Qua bài học hôm nay, em muốn chia sẻ điều gì với cô và các bạn?
- GV chốt lại.
- Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương, rút kinh nghiệm...
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV.
- GV đánh dấu tích vào vở của học sinh.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO

Gợi ý HS sáng tạo theo các cách sau:
+ Làm thêm khung tranh để tạo thành món quà tặng cho bạn.
+ Dùng SP thực hành của các bạn trong lớp đóng thành abum lưu niệm.

- HS trưng bày SP.
- HS thuyết trình SP.





















- HS lắng nghe.


- HS tích vào vở.




- HS vận dụng sáng tạo.
* Củng cố:

* Dặn dò:
Chuẩn bị đồ dùng cho Chủ đề 5: TẠO HÌNH TỰ DO VÀ TRANG TRÍ BẰNG NÉT.

Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………......

…………………………………………………………………………………….
Nguồn: Tổng hợp.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 3, chủ đề 5 Chân dung biểu cảm..docx
    31.1 KB · Lượt xem: 6
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top