Giáo án văn 12 tiết 7 Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Tiết 7. Đọc văn. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) (Phần 2. TÁC PHẨM)(Giáo án ngữ văn 12 Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của Tuyên ngôn Độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới

- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn.

2. Kĩ năng: Viết văn bản nghị luận xã hội.

3. Tư duy, thái độ

- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.

B. PHƯƠNG TIỆN:

- GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.

Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.

- HS: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1, vở soạn, vở ghi.

C. PHƯƠNG PHÁP:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:


Lớp​
Sĩ số​
HS vắng​
12A3​
12A4​
12A5​


2. Kiểm tra bài cũ:


- Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?

- Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện qua những phương diện nào? Cho ví dụ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Như ta đã biết, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có thể thấy qua một tác phẩm bất hủ của Người: Tuyên ngôn Độc lập


HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về bản tuyên ngôn.
- Thao tác 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bản tuyên ngôn.
+ GV:
Bản tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh của thế giới và Việt Nam như thế nào?












- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác định mục đích viết và đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn.
+ GV:
Nói thêm về tình thế đất nước lúc bấy giờ:
- Miền Bắc: quân Tưởng mà đứng sau là Mĩ đang lăm le
- Miền Nam: quan Anh cũng sẵn sàng nhảy vào
- Pháp: dã tâm xâm lược VN lần thứ 2.
+ GV: Trước tình hình như thế, theo em, đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng đến là những ai? Bản tuyên ngôn được viết ra nhằm mục đích gì?
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh xác định bố cục của văn bản.
+ GV:
Cho học sinh nghe một số đoạn qua giọng đọc của Bác. Sau đó, gọi học sinh đọc tiếp văn bản.
Yêu cầu:
- Đọc rõ ràng, âm vang, có ngắt nghỉ giữa các phần như giọng đọc của Bác.
- Phần nội dung: đọc với giọng hùng hồn, đanh thép, nhấn mạnh vào cấu trúc trùng điệp để tô đậm tội ác của Pháp.
- Phần viết về quá trình nổi dậy: đọc với giọng tự hào, nhấn giọng vào chữ sự thật.
- Lời tuyên ngôn và tuyên bố cuối cùng: giọng trang trọng, hùng hồn.
+ HS: Đọc nối tiếp bản tuyên ngôn theo yêu cầu của GV.
+ GV: Một bản tuyên ngôn độc lập thường có ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Căn cứ vào tác phẩm, hãy đánh dấu vị trí từng phần và phát biểu khái quát nội dung mỗi phần?
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1 của bản tuyên ngôn.
+ GV:
Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập này là gì?










+ GV:
Theo em, việc Bác trích dẫn lời của hai bản tuyên ngôn này thể hiện sự khôn khéo như thế nào?


+ GV:
Việc trích dẫn này cũng thể hiện được sự kiên quyết như thế nào?


+ GV:
Từ ý nghĩa trên, em hiểu được là Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn này nhằm mục đích gì?

+ GV: Theo em, việc Bác trích dẫn như vậy để từ đó suy rộng ra điều gì?



+ GV:
Khẳng định đóng góp lớn về tư tưởng của Bác ở phần này.




I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức,
+ Nhật đầu hàng Đồng minh
- Trong nước:
+ CMTT thành công, cả nước giành chính quyền thắng lợi.
+ Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội
+ Ngày 28 tháng 8 năm 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước VNDCCH.
2. Mục đích sáng tác:
- Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam mới trước quốc dân và thế giới
- Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc.
- Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.





3. Bố cục:





- Phần 1: Từ đầu đến “…không ai chối cãi được”
à Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.
- Phần 2: “Thế mà, …. phải được độc lập”
à Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Phần 3: Còn lại
à Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc





II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập:

- Mở đầu bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm cơ sở pháp lí:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
- Ý nghĩa:
+ Vừa khôn khéo: Tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ xâm lược vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại
+ Vừa kiên quyết: Dùng lập luận Gậy ông đập lưng ông , lấy chính lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
+ Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc: đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba dân tộc ngang hàng nhau.
- Trích dẫn sáng tạo:
+ Từ quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người (tuyên ngôn của Mĩ và Pháp)
+ Bác suy rộng ra, nâng lên thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới
à Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.
=> Hồ Chí Minh mở đầu bản tuyên ngôn thật súc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn sáng tạo để đi đến một bình luận khéo léo, kien quyết: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.


Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

-
Ý nghĩa cách mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.
Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
 

Đính kèm

  • Giáo án văn 12 tiết 7 Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh.docx
    21.2 KB · Lượt xem: 4

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top