Hộp kiến thức
Thành Viên
- Điểm
- 0
File word rất hữu ích cho các thầy cô tải về bồi dưỡng học sinh giỏi.Chuyên đề Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là một chuyên đề quan trọng trong hoc tập và giảng dạy lịch sử 9. Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm; thuở nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung lớn lên đổi thành Nguyễn Tất Thành.
I. Hệ thống nội dung kiến thức chuyên đề1.1. Nguyên nhân:
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An). Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước và lớn lên trên mảnh đất quê hương có truyền thống yêu nước quận cường, đấu tranh bất khuất. Người chứng kiến sự thất bại hàng loạt phong trào yêu nước và được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đương thời. Vì vậy, từ rất sớm, NAQ sớm có lòng yêu nước.
Tuy NAQ rất khâm phục tinh thần đấu tranh chống Pháp của các bậc tiền bối nhưng NAQ không tán thành con đường cứu nước của họ vì con đường cứu nước đó không phù hợp với hoàn cảnh đất nước, thậm trí đã thất bại. Vì vậy, NAQ quyết trí ra đi tìm đường cứu nước, nhằm tìm con đường cứu nước hữu hiệu hơn
1.2. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
- Ngày 5/6/1911: NAQ rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, NAQ qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ. Tại những nơi người đặt chân đến người vừa lao động để kiến sống vừa tham gia vào các phong trào cách mạng... cuối cùng người rút ra một điều: ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới đều là bạn, CNĐQ ở đâu cũng là thù.
- Năm 1919, thay mặt nhóm người VN yêu nước, Người gửi "Bản yêu sách 8 điểm tới hội nghị Vecxai đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc VN. Tuy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn.
- Tháng 7/1920, NAQ đọc được bản" Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lê-nin. Luận cương của Lê-nin đã chỉ cho Người thấy con đường cứu nước cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế III. Tại Đại Hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12/1920), NAQ đã bỏ phiếu tán thành và gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập ĐCS Pháp và trở thành người cộng sản VN đầu tiên. Người chọn con đường Cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc, vì người khẳng định rằng: "Trên thế giới bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là CN Lê-nin" và " muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".
1.3 Con đường cứu nước của NAQ – những điểm khác so với lớp người đi trước
- Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã chọn con đường cứu nước là sang Nhật, vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị(1868) làm cho Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á, với hy vọng là một nước đồng văn, đồng chủng thì ông sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật để đuổi Pháp nhưng thất bại.
- Hướng đi của NAQ lại khác, Người sang phương Tây, nơi được mệnh danh là nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển. Cách đi của Người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, giác ngộ họ, đoàn kết họ đứng dậy đấu tranh. Người đề cao học tập, nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm các cuộc cách mạng mới nhất của thời đại. cuối cùng, người bắt gặp Cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường CMVS.
- Người nhận thức rõ muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp, Người sang Pháp để tìm hiểu: Nước Pháp có thực sự: “tự do, bình đẳng, bác ái” hay không? Nhân Pháp sống thế nào?
II. Bài tập:
1. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có quyết định đúng đắn như thế nào? Ý nghĩa của quyết định đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu sự kiện 7/1920, 12/1920 và ý nghĩa của 2 sự kiện đó
- Ý nghĩa của quyết định:
+ Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Giúp Việt Nam giành độc lập dân tộc, Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác…
2. Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1911 - 1925?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu toàn bộ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1925
- Nêu ý nghĩa của các hoạt động đó đối với CM Việt Nam như chuyên đề
3. Trình bày những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1925?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu toàn bộ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 1925 nhấn mạnh các sự kiện từ 1921 – 1925 như chuyên đề
4. Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời:
Cách 1:
- Nêu tiểu sử
- Nêu toàn bộ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1925
- Nêu ý nghĩa của các hoạt động đó đối với CM Việt Nam như chuyên đề
-> Từ đó rút ra Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Cách 2:
- Nêu tiểu sử
- Nêu từng vai trò một sau đó đưa ra các sự kiện trong quá trình hoạt động của Người để chứng minh
- Tổng hợp đánh giá lại toàn bộ vai trò của Người đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
5. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu toàn bộ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1925
- Nêu ý nghĩa của các hoạt động đó đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như chuyên đề thông qua đó chứng minh được Người là người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
6. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu thực tế tình hình Việt Nam trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước để thấy được việc Người ra đi là đáp ứng yêu cầu của lịch sử Việt Nam
- Hướng đi của Người có điểm mới: Đi sang phương Tây, sang Pháp - kẻ thù để tìm hiểu về kẻ thù rồi sau đó tìm con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc
7. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu nước của Người có gì khác so với những nhà yêu nước trước đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu thực tế tình hình Việt Nam trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước để thấy được việc Người ra đi là đáp ứng yêu cầu của lịch sử Việt Nam
- Con đường cứu nước của Người có điểm khác so với những nhà yêu nước trước đó:
+ Hướng đi: Đi sang phương Tây, sang Pháp - kẻ thù để tìm hiểu về kẻ thù rồi sau đó tìm con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc
+ Đường lối cứu nước: Tìm đến và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam - Con đường cách mạng vô sản
Sửa lần cuối: