Kế hoạch giảng dạy môn Lịch sử 6, năm học 2020 - 2021

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
PHÒNG GD & ĐT
TRƯỜNG THCS​
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN LỊCH SỬ - NĂM HỌC: 2020 - 2021



LỚP 6

Cả năm :
35 tuần ( 35 tiết )

Học kì I : 18 tuần x 1 tiết = 18 tiết

Học kì II: 17 tuần x 1 tiết = 17tiết

HỌC KÌ I


Tiết theo PPCT
Bài/ chủ đề
Mạch nội dung kiến thức
Nội dung điều chỉnh
Các yêu vầu cần đạt
Hình thức tổ chức dạy học
Tiết 1Bài 1 . Sơ lược về môn lịch sử1. Lịch sử là gì?
2. Học Lịch sử để làm gì?
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- HS hiểu LS là môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học lịch sử là cần thiết.
- Bước đầu bồi dưỡng cho HS về tính chính xác và sự ham thích học tập môn LS
- Giúp HS bước đầu hình thành kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát tranh ảnh.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể...
Tiết 2Bài 2 .Cách tính thời gian trong lịch sử1. Tại sao phải xác định thời gian?
2. Người xưa đã tinh thời gian như thế nào?
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
HS cần hiểu được:
- Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
- Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch.
- Biết cách đọc, ghi tính năm theo công lịch.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể...
Tiết 3+4+5 Chủ đề: Xã hội nguyên thủy- Tiết 3. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Tiết 4.
+ Người tinh khôn sống như thế nào?
+ Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
- Tiết 6. Đời sống người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
Tích hợp 3 bài : Bài 3, Bài 8, Bài 9 thành chủ đề : Xã hội nguyên thủyTích hợp mục 1,2,3 của bài 3 với mục 1,2,3 của bài 8 theo từng cặp, ở từng mục những nội dung nào trùng giữa Việt Nam và thế giới cần tinh giản, nội
dung nào riêng của Việt Nam sẽ bổ sung thêm. Có thể cấu trúc thành những mục sau:
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
4. Đời sống người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
- Hiểu được nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ Người tối cổ trở thành Người hiện đại.
- Hiểu được vì sao xã hội nguyên thuỷ tan dã.
- Nắm được nước ta có quá trình lịch sử lâu đời, là một trong những quê hương của loài người.Trải qua hàng chục vạn năm là quá trình Người tối cổ đã chuyển thành Người tinh khôn trên đất nước ta, sự phát triển này phù hợp với quy luật phát triển chung của lịch sử thế giới.
- Giúp Hs hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người Việt cổ thời kỳ văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn.
- Hs hiểu được tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy & ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
- Nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...
Tiết 6Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Đông1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thanh ở đâu và từ bao giờ?
2. Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
Mục 2. Xã hội cổ đại phương Đông gồm
những tầng lớp nào?
Mục 3. Nhà nước chuyên chế cổ đại
Mục 2 với mục 3 tích hợp thành 01 mục: 2. Xã hội cổ đại phương Đông (Nhấn mạnh vào đặc điểm giai cấp xã hội và hình thức nhà nước)- HS hiểu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương đông (Thời điểm, địa điểm), tổ chức xã hội và đời sống XH ở các quốc gia thời cổ đại phương đông.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc .
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích miêu tả so sánh.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...
Tiết 7Bài 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây.1. Sự hình thanh các quốc gia cổ đại phương Tây.
2. Xã hội cổ đại Hi Lạp Rô Ma
- Mục 2. Xã hội cổ đại Hi Lạp Rô Ma
gồm những giai cấp và tầng lớp nào?
- Mục 3. Chế độ chiếm hữu nô lệ
Tích hợp 2 và mục 3 với nhau thành 01 mục: 2. Xã hội cổ đại Hi Lạp Rô Ma (Nhấn mạnh đặc điểm giai cấp xã hội và hình thức nhà nước)- HS hiểu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây (Thời điểm, địa điểm), tổ chức xã hội và đời sống XH ở các quốc gia thời cổ đại phương Tây. Những đặc điểm về kinh tế và thể chế nhà nước ở Hi lạp và Rô ma.
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích miêu tả so sánh.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...
Tiết 8Bài 6 . Văn hoá cổ đại1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thanh tựu văn hóa gì?
2. Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?
- HS trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Phương Đông và Phương Tây
- Giáo dục HS lòng tự hào về các thành tựu văn hóa con người thời cổ đại đã đạt được.
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích miêu tả so sánh.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...
Tiết 9Bài 7. Ôn tập- HS hệ thống các kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cổ đại
- Giáo dục cho HS cách học tập môn lịch sử nghiêm túc, tự hào về những thành quả mà con người đạt được.
- Rèn kĩ năng khái quát.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...
Tiết 10 Kiểm tra giữa kì 1- Kiểm tra mức nhận thức của HS về lịch sử Thế giới cổ đại và thời nguyên thủy trên đất nước ta.
- Hình thành cho HS ý thức tự tin khi làm bài kiểm tra
- Rèn cho HS kĩ năng ghi nhớ, bước đầu biết tổng hợp kiến thức và rút ra nhận xét
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...


Tiết 11
Bài10. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
2. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Mục 1. Công cụ sản xuất đựơc cải tiến như thế nào ?
- Mục 2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
Gộp 2 mục với nhau với tên mục là: 1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?(chỉ tập trung vào sự tiến bộ trong việc cải tiến công cụ sản xuất: từ
công cụ đá cũ đến đá mới, từ công cụ đá mới đến kim loại và ý nghĩa của những bước tiến đó)
- HS hiểu được những nét chính về trình độ sản xuất, công cụ của Người Việt Cổ được thể hiện qua các di chỉ Phùng Nguyên( Phú Thọ ) Hoa Lộc( Thanh Hóa). Phát minh ra thuật luyện kim. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước
- Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh liên hệ thực tế.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...
Tiết 12Bài 11. Những chuyển biến về xã hội .1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
2. Xã hội có gì đổi mới?
3. Bước phát triển mới về xã hội đã được nảy sinh như thế nào?
- HS hiểu được do sự phát triển của kinh tế, xã hội nguyên thủy đã có những biến chuyển quan trọng: chế độ phụ hệ dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
- bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn dân tộc.
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh bước đầu sử dụng bản đồ.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...
Tiết 13 + 14Chủ đề: Nước Văn Lang- Tiết 13 - Mục I. Nhà nước Văn Lang thành lập
1. Sự thành lập nhà nước Văn Lang
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Tiết 14 - Mục II. Đời sống của cư dân Văn Lang
1. Nông Nghiệp và các nghề thủ công
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
Tích hợp 2 bài 12,13 thành chủ đề: Nước Văn
Lang
Chủ đề : Nước Văn Lang có bố cục như sau:
- Mục I. Nhà nước Văn Lang thành lập
1. Sự thành lập nhà nước Văn Lang
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Mục II. Đời sống của cư dân Văn Lang
- HS hiểu điều kiện ra đời, sơ lược về thời gian thành lập, địa điểm, tổ chức của nước Văn Lang .
- HS hiểu rõ thời kì Văn Lang, cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, phong phú tuy còn đơn giản.
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào về Văn hoá dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy những bản sắc, phong tục tập quán tốt đẹp.
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...
Tiết 15 + 16Chủ đề: Nước Âu Lạc

Tiết 15. Nhà nước Âu Lạc
Tiết 16. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Âu Lạc
Tích hợp 2 bài 14,15 thành chủ đề: Nước Âu Lạc





Bài 14. Mục 3. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi?
- Chủ đề Nước Âu Lạc có bố cục như sau:
1. Nhà nước Âu Lạc
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Âu Lạc

- Không dạy
- HS ghi nhớ diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Tần => Hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ vượt bậc trong sản xuất ( Sử dụng công cụ bằng đồng, bằng sắt và chăn nuôi, trồng trọt, các nghề thủ công)
- HS biết sử dụng kênh hình để miêu tả thành Cổ Loa và hiểu, ghi nhớ diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN
- Tổ chức hoạt động tại lớp học.
- Hoạt động tập thể, cá nhân, nhóm,...

Các Thầy Cô bổ sung phần còn thiếu nhé!
 

Đính kèm

  • kế hoạch giảng dạy môn Sử 6 giaoanchuan mới.doc
    86.5 KB · Lượt xem: 8

Bụi Phấn

Thành Viên
Xu
0
Các thầy cô tham khảo kế hoạch của mình nhé
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 6



TT
Tên bài học
Mạch nội dung kiến thức
Yêu cầu cần đạt
Thời lượng
Hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
1
Tiết 1. Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử
1-Lịch sử là gì?
2-Học lịch sử để làm gì?
3-Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?​
1.Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh nhận biết được:
- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập Lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại).
- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
2. Thái độ
- Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
3. Kỹ năng
- Phương pháp học tập.(cách học, cách tìm hiểu lịch sử).
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét,phân tích.
1 tiết​
Dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân​
2​
Tiết 2.Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử1. Tại sao phải xác định thời gian?

2.Thế nào là Âm lịch, Dương lịch, Công lịch?
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh:
- Hiểu được các khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ; thời gian TCN, sau CN.
- Hiểu diễn biến lịch sử theo trình tự thời gian.
- Biết được hai cách làm lịch (âm lịch, dương lịch).
- Hiểu được cách ghi và tính thời gian theo Công lịch.
2. Thái độ
- Giúp học sinh biết quý trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học.
3. Kỹ năng
- Làm bài tập về thời gian.
- Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét, đánh giá.
+ Cách ghi tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
1 tiết​
Dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân
3​
Tiết 3. Chủ đề: Xã hội nguyên thuỷ.1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được sự xuất hiện con người trên Trái Đất: thời điểm, động lực....
- Hiểu được sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
-Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
2. Thái độ
- Bước đầu hình thành được ở HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
3. Kỹ năng
-
Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh, nhận xét
3 tiết​
Dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân
4​
Tiết 4. Chủ đề: Xã hội nguyên thuỷ.1. Kiến thức: Sau khi học sinh, học sinh
- Biết được dấu tích Người tối cổ và Người tinh khôn trên đất nước VN
- Hiểu được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng ý thức tự hào dân tộc : nước ta có qúa trình phát triển lịch sử lâu đời.
- Bồi dưỡng ý thức quý trọng qúa trình lao động của cha ông để cải tạo con người, cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất để xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú và tốt đẹp hơn .
3. Kĩ năng
- Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, hình ảnh, bản đồ... rút ra nhận xét và so sánh.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Kỹ năng quan sát tranh ảnh - chỉ bản đồ, so sánh, nhận xét.
Dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân
Để xem toàn bộ nội dung kế hoạch .Hãy kích vào biểu tượng Word để tải về ( Hoàn toàn miễn phí nhé các thầy cô)
Link hướng dẫn đăng kí thành viên để tải về: https://giaoanchuan.com/threads/dang-ky-thanh-vien-dien-dan-giao-an-chuan.2737/
 

Đính kèm

  • giaoanchuan.com-Kế hoạch giáo dục Lịch sử 6 2020-2021.docx
    38.2 KB · Lượt xem: 8

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top