Kế hoạch giáo dục môn Sinh Học 8 năm học 2020-2021

Bụi Phấn

Thành Viên
Điểm
0
KẾ HOACH, CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CẤP THCS

MÔN SINH HỌC 8


(Áp dụng từ năm học 2020-2021)

Thực hiện theo hướng dẫn số 960/GDĐT - GDPT ngày 23/7/2020 của Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc và Công văn 3280 của Bộ GD &ĐT

HỌC KỲ I
STT
Tiết PPCT
Tên bài học
Thời lượng
Mạch nội dung kiến thức
Yêu cầu cần đạt
Hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
1​
1​
Bài 1: Bài mở đầu
1 tiết
- Vị trí của con người trong tự nhiên
- Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
- Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh
- Trình bày được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người và vệ sinh.
- Xác định được vị trí con người trong giới Động vật.
- Hình thành phương pháp hoc tập bộ môn
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
- Thái độ: Yêu thích môn học
- Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và giải quyết vấn đề
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học nhóm.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI
2​
2​
Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
1 tiết
- Cấu tạo
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Chứng minh được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết
- Kĩ năng: Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình.
- Thái độ: Yêu thích môn học
- Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và giải quyết vấn đề
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học nhóm.
3​
3​
Bài 3: Tế bào
1 tiết
- Cấu tạo tế bào
- Chức năng của các bộ phận trong tế bào
- Hoạt động sống của tế bào
- Trình bày được cấu tạo phù hợp với chức năng các bộ phận của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.
- Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật.
- Kĩ năng: Vẽ hình, giao tiếp và tư duy.
- Thái độ: Yêu thích môn học
- Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và giải quyết vấn đề
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
Mục II. Lệnh ▼ trang 11 (Không thực hiện)
Mục III. Thành phần hóa học của tế bào (không dạy)
4​
4​
Bài 4: Mô
1 tiết
- Khái niệm mô
- Các loại mô
- Trình bày được khái niệm mô, các loại mô chính và chức năng của mỗi loại.
- Xác định vị trí phân bố, đặc điểm các loại mô trong cơ thể.
- Kĩ năng: Hợp tác, giao tiếp và tư duy.
- Thái độ: Yêu thích môn học
- Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và giải quyết vấn đề
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Trực quan.
Mục II. Các loại mô (Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.)
Mục I. Lệnh ▼ trang 14; Mục II.1. Lệnh ▼ trang 14; Mục II.2. Lệnh ▼ trang 15; Mục II.3. Lệnh ▼ trang 15 (Không thực hiện)
5​
5​
Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô1 tiết- Làm tiêu bản và quan sát TB mô cơ vân
- Quan sát tiêu bản các loại mô khác
- Hình thành và phát triển năng lực thực hành thí nghiệm.
- NL quan sát, sử dụng kính hiển vi và vẽ hình.
- Thực hành
- Trực quan.
6​
6​
Bài 6: Phản xạ1 tiết- Cấu tạo và chức năng của nơ ron
- Cung phản xạ
- Vẽ và mô tả được cấu tạo và chức năng một nơron.
- Trình bày được khái niệm phản xạ và cung phản xạ.
- Lấy được ví dụ về phản xạ và phân tích rõ các thành phần trong cung phản xạ đó.
- Kĩ năng: Hợp tác, giao tiếp
- Thái độ: Yêu thích môn học
- Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và giải quyết vấn đề
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
Mục I. Lệnh ▼ trang 21; Mục II.2. Lệnh ▼ trang 21 (Không thực hiện)
Mục II.3. Vòng phản xạ (Khuyến khích học sinh tự đọc)
77, 8, 9, 10, 11, 12Chủ đề 1: Vận động6 tiết- Bộ xương
- Cấu tạo và tính chất của xương
- Cấu tạo và tính chất của cơ
- Hoạt động của cơ
- Tiến hóa của hệ vận động. vệ sinh hệ vận động
- Thực hành: tập sơ cứu và bang bó cho người gãy xương
- Trình bày được ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống và mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.
- Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể, trên mô hình.
- Kể tên các phần của bộ xương người, các loại khớp.
- Mô tả cấu tạo của xương dài phù hợp với chức năng chống đỡ và chịu lực.
- Trình bày và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương.
- Trình bày được sự phát triển của xương.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phù hợp với tính chất của cơ, ý nghĩa của sự co cơ.
- Trình bày được các hoạt động của cơ, mỏi cơ, nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ.
- Chứng minh được mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.
- Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh.
- Chứng minh đặc điểm của hệ vận động thích nghi với dáng đứng thẳng và đi bằng 2 chân.
- Có năng lực vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong đời sống.
- Kĩ năng: Có kỹ năng sơ cứu người bị thương trong một tình huống cụ thể; Hiểu được ý nghĩa của các bước sơ cứu.
- Thái độ: Ý thức bảo vệ hệ vận động
- Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và giải quyết vấn đề; năng lực thực hành, tập sơ cứu cho người bị gãy xương.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
- Thực hành thí nghiệm.
Bài 7: Mục II. Phân biệt các loại xương (Khuyến khích học sinh tự đọc)
Bài 8: Mục I. Cấu tạo của xương; Mục III. Thành phần hóa học và tính chất của xương (không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung cuối bài)
Bài 9: Mục I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ (KK HS tự đọc)
Bài 10: Mục I. Công cơ (không dạy)
Mục II. Lệnh ▼ trang 34 (không thực hiện)
Bài 11: Mục I. Bảng 11 (không thực hiện)
Mục II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú (Không dạy)
813, 14, 15, 16, 17, 18, 19Chủ đề 2.
Tuần hoàn
7 tiết- Máu và môi trường trong cơ thể
- Bạch cầu - Miễn dịch
- Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- Tim và mạch máu
- Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
- Thực hành: sơ cứu cầm máu
- Mô tả được cách làm thí nghiệm phân tích thành phần của máu.
- Trình bày chức năng mỗi thành phần cấu tạo của máu.
- Giải thích được sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu.
- Vẽ và mô tả được đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn
- Trình bày được vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.
- Phân tích được cấu tạo tim và hệ mạch phù hợp với chức năng của chúng.
- Trình bày được các yếu tố giúp máu tuần hoàn trong hệ mạch theo một chiều và các biện pháp vệ sinh hệ tuần hoàn.
- Vận dụng được các bước băng bó khi chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch
- Kĩ năng: Vận dụng, giải thích, thực hành, giao tiếp, hợp tác
- Thái độ: Ý thức vệ sinh hệ tuần hoàn.
- Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và giải quyết vấn đề
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
Bài 13: Mục I.1. Nội dung ■ Thí nghiệm (Giáo viên mô tả thí nghiệm, không yêu cầu học sinh thực hiện.)
Bài 16: Mục II. Lệnh ▼ trang 52 (không thực hiện)
Bài 17- Mục I. Lệnh ▼ trang 54; Bảng 17.1; Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3 (Không thực hiện)

Để xem toàn bộ nội dung kế hoạch giáo dục sinh học 8 .Hãy kích vào biểu tượng Word để tải về ( Hoàn toàn miễn phí nhé các thầy cô)
Link hướng dẫn đăng kí thành viên để tải về: https://giaoanchuan.com/threads/dang-ky-thanh-vien-dien-dan-giao-an-chuan.2737/
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Bụi Phấn,
Trả lời
0
Lượt xem
651

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top