Chia Sẻ "Khoảng trống miễn dịch" - Nguyên nhân trẻ hay nhiễm bệnh và các lưu ý dành cho các mẹ

Trâm Huỳnh

Thành Viên
Xu
0
Khoảng thời gian từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi, trẻ nhỏ thường xuyên nhiễm bệnh khiến các mẹ "khủng hoảng", bài viết sau đây sẽ chia sẻ một vài thông tin để các mẹ yên lòng.

Khoảng thời gian từ 6 tháng đến 6 tuổi còn được gọi là "khoảng trống miễn dịch", đây là giai đoạn mà các bé bắt buộc phải trải qua. Sức đề kháng là kết quả hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời là lá chắn phòng thủ giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tấn công từ mầm bệnh xuất phát từ bên ngoài (vi khuẩn, vi rút,...). Nhưng với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chỉ hình thành từ 3 tháng cuối thai kỳ và hoàn thiện dần cho đến khi trẻ 5-6 tuổi. Giai đoạn này, trẻ có tần suất nhiễm bệnh nhiều hơn cả, nguyên nhân bởi sức đề kháng yếu và hệ miễn địch bắt đầu được "tập dượt" trước sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút,...và giai đoạn này y khoa gọi là "khoảng trống miễn dịch".
6009


Nguyên nhân trẻ hay nhiễm bệnh liên miên và lời khuyên dành cho các mẹ

  • Mẹ là người đặt viên gạch đầu tiên che hệ miễn dịch của trẻ bằng việc cung cấp 2 nguồn kháng thể từ nhau thai mẹ ở 3 tháng cuối thai kỳ và trong sữa mẹ sau khi sinh. Đây là nguồn miễn dịch thụ động quan trọng giúp trẻ có sẵn "vũ khí" để bắt đầu thích ứng với môi trường bên ngoài bào thai, chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Nhưng các kháng thể này sẽ dần yếu đi và không đủ sức mạnh để bảo vệ trẻ khi lớn dần lên, cho tới 6 tháng tuổi thì kháng thể từ mẹ truyền cho con qua sữa mẹ gần như không còn. Từ lúc này trở đi, cơ thể trẻ sẽ phải tự sản xuất kháng thể chủ động được ghi nhớ tới suốt đời thông qua việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, vậy nên lời khuyên cho các mẹ là hãy để trẻ được ốm, như thế hệ miễn dịch sẽ được hoàn thiện tốt hơn.
  • Nhiều bố mẹ vẫn cho rằng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều với bên ngoài thì sẽ không bị ốm. Điều này không những không đúng, còn mang lại nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn hơn trong tương lai, vì miễn dịch của con hạn chế kháng thể nên rất yếu kém.
  • Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, tăng sức đề kháng rất quan trọng và là cách duy nhất có ý nghĩa trong phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ. Tăng sức đề kháng là hỗ trợ tăng cường hoạt động trong quá trình trưởng thành và hoàn thiện của hệ miễn dịch, nhưng vẫn đảm bảo đúng và đủ quy trình để duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ và bền vững nhất.

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua được giai đoạn "khoảng trống miễn dịch"

Khoảng thời gian này là khoảng thời gian khó khăn nhất trong khoảng thời gian đầu đời của trẻ. Để giúp trẻ vượt qua được giai đoạn này thì cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách và tìm cách tăng sức đề kháng cho trẻ, cụ thể như:
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, đồng thời cũng là nguồn kháng thể sống tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
  • Cho trẻ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất, ngủ đủ giấc, mở rộng môi trường tiếp xúc, vận động thể chất, giữ gìn vệ sinh và không được tự ý sử dụng kháng sinh nếu chưa được chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, đây là cách tốt nhất giúp trẻ phòng ngừa những bệnh nguy hiểm do vi rút gây ra ở trẻ nhỏ.
Dẫu biết rằng khoảng thời gian này là khoảng thời gian khó khăn của trẻ nhưng các cha mẹ hãy bình tĩnh giúp trẻ vượt qua được khoảng thời gian này. Đừng lo lắng vì đó là bản năng sinh tồn của con người, trong thời gian này hãy coi như là hệ miễn dịch của trẻ được rèn binh luyện mã trước các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, cũng từ đó con tự tạo được kháng thể để chống lại bệnh tật.
 
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top