Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Tiết 8 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một số chủ đề Địa lý tự nhiên nửa đầu học kì I, chương trình chuẩn;
- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
2. Về kỹ năng
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào các tình huống cụ thể
- Kĩ năng khai thác bản đồ, nhận xét bảng số liệu
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, không hợp tác
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Tự luận 50%, trắc nghiệm 50%
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
III. MA TRẬN
Nội dung:
Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
Bài 6+7: Đất nước nhiều đồi núi.
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
2. Ma trận.
IV. ĐỀ BÀI
Tự luận 5,0
Câu 1 (1,5 điểm):
Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta.
Câu 2 (1,0 điểm):
Chứng minh tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta đa dạng và phong phú.
Câu 3 (2,5 điểm):
a, Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam trang 13,14 em hãy xác định các dãy núi chính của vùng núi Đông Băc ở nước ta.
b, So sánh sự khác biệt cơ bản độ cao chung và hướng nứi của vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc.
Trắc nghiệm – 5,0điểm. Chọn một đáp án đúng nhất
Cho bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam ( đơn vị %)
(Dùng trả lời câu 1, 2)
Câu 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam năm 2005 là:
Biều đồ miền B. Biều đồ cột C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ tròn
Câu 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2005 là:
A, Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
B, Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.
C, Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ,
D, Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ,.
Câu 3. Con đường đổi mới của chúng ta là một quá trình phức tạp, lâu dài không phải do:
A.Đất nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu
B.Đường lối kinh tế hai miền trước đây khác biệt nhau, nay khó hoà nhập
C.Thiếu vốn, công nghệ và lao động có tay nghề cao
D. Đất nước ta đã thực hiện xong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Câu 4. Nguồn lực có vai trò như chất xúc tác, hỗ trợ cho sự phát triển
A.Vốn và công nghệ nước ngoài
B.Đường lối và chính sách của nhà nước
C.truyền thống và kinh nghiệm sản xuất
D.Tài nguyên thiên nhiên
Câu 5. Nội thuỷ là :
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.
Câu 6. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.
A. Cầu Treo B. Xà Xía. C. Mộc Bài. D. Lào Cai.
Câu 7. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường :
A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.
B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.
C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
Câu 8. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ :
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
Câu 9. Quần đảo Trường Sa thuộc :
A. Tỉnh Khánh Hoà. B. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Quảng Ngãi. D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 10. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :
A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.
Câu 11. Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :
A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.
Câu 12. Phạm vi giới hạn của vùng nui Đông Bắc là:
Câu 13. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.
A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 14: Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có mối quan đối tác chiến lược toàn diện với:
A. LB Nga, Mĩ, Nhật B. LB Nga, CHND Trung Hoa, Ấn Độ
C. CHND Trung Hoa, Pháp, Đức D. CHND Trung Hoa, Ấn Độ , Nhật
Câu15. Nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí
A.23023’B-8030’ B; 102010’Đ-109024’Đ B. 23020’ B-8030’B ; 102010Đ- 109024’Đ
C.23023’B-8034’B; 10210’Đ- 109024’Đ D. 23023’B-8030’B; 102010’Đ- 109020’Đ
Câu16.Trong các tỉnh(Thành phố) sau,tỉnh(Thành phố) nào không giáp biển
A.Cần Thơ B.TP.HCM C.Đà Nẵng D. Ninh Bình
Câu 17. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :
A. Dầu khí. B. Muối biển. C. Cát trắng. D. Titan.
Câu 18. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng :
A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ
Câu 19. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Câu 20. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là :
A. Móng Cái. B. Hà Tiên. C. Rạch Giá. D. Cà Mau.
IV. Đáp án biểu điểm
Tự luận
B. Trắc nghiệm
VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp, nhắc nhở yêu cầu
- Yêu cầu: không hợp tác, tự giác, trung thực. Đọc và phân tích kĩ đề, dễ làm trước, khó làm sau.
2. Phát đề
3. Thu bài
4. Gv nhận xét tinh thần, thái độ, cho điểm
5. Hướng dẫn về nhà
Đọc và tìm hiểu trước bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
6. Kết quả:
Tiết 8 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một số chủ đề Địa lý tự nhiên nửa đầu học kì I, chương trình chuẩn;
- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
2. Về kỹ năng
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào các tình huống cụ thể
- Kĩ năng khai thác bản đồ, nhận xét bảng số liệu
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, không hợp tác
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Tự luận 50%, trắc nghiệm 50%
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
III. MA TRẬN
Nội dung:
Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
Bài 6+7: Đất nước nhiều đồi núi.
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
2. Ma trận.
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập (20%) | 0,5 | 0,5 | 0,5 | | 1,5 |
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (20%) | 1,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 2,5 |
Đất nước nhiểu đồi núi (40%) | 1,0 | 1,5 | 1,0 | 0,5 | 4,0 |
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (20%) | 0,5 | 1,0 | 0,5 | | 2,0 |
Điểm | 3 | 3 | 3 | 1,0 | 10,0 |
Tự luận 5,0
Câu 1 (1,5 điểm):
Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta.
Câu 2 (1,0 điểm):
Chứng minh tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta đa dạng và phong phú.
Câu 3 (2,5 điểm):
a, Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam trang 13,14 em hãy xác định các dãy núi chính của vùng núi Đông Băc ở nước ta.
b, So sánh sự khác biệt cơ bản độ cao chung và hướng nứi của vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc.
Trắc nghiệm – 5,0điểm. Chọn một đáp án đúng nhất
Cho bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam ( đơn vị %)
Năm | 1985 | 2005 |
Nông nghiệp | 40,2 | 20,9 |
Công nghiệp | 27,3 | 41,0 |
Dịch vụ | 32,5 | 38,1 |
Câu 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam năm 2005 là:
Biều đồ miền B. Biều đồ cột C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ tròn
Câu 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2005 là:
A, Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
B, Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.
C, Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ,
D, Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ,.
Câu 3. Con đường đổi mới của chúng ta là một quá trình phức tạp, lâu dài không phải do:
A.Đất nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu
B.Đường lối kinh tế hai miền trước đây khác biệt nhau, nay khó hoà nhập
C.Thiếu vốn, công nghệ và lao động có tay nghề cao
D. Đất nước ta đã thực hiện xong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Câu 4. Nguồn lực có vai trò như chất xúc tác, hỗ trợ cho sự phát triển
A.Vốn và công nghệ nước ngoài
B.Đường lối và chính sách của nhà nước
C.truyền thống và kinh nghiệm sản xuất
D.Tài nguyên thiên nhiên
Câu 5. Nội thuỷ là :
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.
Câu 6. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.
A. Cầu Treo B. Xà Xía. C. Mộc Bài. D. Lào Cai.
Câu 7. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường :
A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.
B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.
C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
Câu 8. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ :
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
Câu 9. Quần đảo Trường Sa thuộc :
A. Tỉnh Khánh Hoà. B. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Quảng Ngãi. D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 10. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :
A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.
Câu 11. Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :
A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.
Câu 12. Phạm vi giới hạn của vùng nui Đông Bắc là:
- Nằm ở Đồng bằng sông Hồng B. Nằm ở tả ngạn sông Hồng
Câu 13. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.
A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 14: Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có mối quan đối tác chiến lược toàn diện với:
A. LB Nga, Mĩ, Nhật B. LB Nga, CHND Trung Hoa, Ấn Độ
C. CHND Trung Hoa, Pháp, Đức D. CHND Trung Hoa, Ấn Độ , Nhật
Câu15. Nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí
A.23023’B-8030’ B; 102010’Đ-109024’Đ B. 23020’ B-8030’B ; 102010Đ- 109024’Đ
C.23023’B-8034’B; 10210’Đ- 109024’Đ D. 23023’B-8030’B; 102010’Đ- 109020’Đ
Câu16.Trong các tỉnh(Thành phố) sau,tỉnh(Thành phố) nào không giáp biển
A.Cần Thơ B.TP.HCM C.Đà Nẵng D. Ninh Bình
Câu 17. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :
A. Dầu khí. B. Muối biển. C. Cát trắng. D. Titan.
Câu 18. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng :
A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ
Câu 19. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Câu 20. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là :
A. Móng Cái. B. Hà Tiên. C. Rạch Giá. D. Cà Mau.
IV. Đáp án biểu điểm
Tự luận
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Ý nghĩa của vị trí đối với tự nhiên - Vị trí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Vị trí và lãnh thổ đã tạo lên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên, tài nguyên khoáng sản và sinh vật - Do vị trí nên nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai. | 1,5 |
2 | - Tài nguyên hải sản + Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ: + Biển Đông có trên 2000 loài cá (trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế), hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. + Trữ lượng cá biển ở vùng biển nước ta ước tính khoảng 3,9 -4,0 triệu tấn. | 1,0 |
3 | a,Xác định các dãy núi chính của vùng núi Đông Bắc nước ta - Cánh cung Sông Gâm. Ngân Sơn, Bắc sơn, Đông Triều: (ĐB) b, Sự khác biệt cơ bản về địa hình của vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc - Vùng núi Đông Bắc: chủ yếu là đồi núi thấp, hướng núi vòng cung - Vùng núi Tây Bắc: cao nhất nước ta, hướng núi Tây bắc – Đông nam | 1,0 1.0 |
1 D | 2ª | 3D | 4A | 5B | 6ª | 7C | 8D | 9A | 10B |
11C | 12B | 13B | 14B | 15C | 16A | 17B | 18D | 19D | 20B |
VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp, nhắc nhở yêu cầu
Lớp | Sĩ số | HS vắng | Ngày dạy |
2. Phát đề
3. Thu bài
4. Gv nhận xét tinh thần, thái độ, cho điểm
5. Hướng dẫn về nhà
Đọc và tìm hiểu trước bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
( nhiệm vụ cụ thể phần in trang sau)
6. Kết quả:
Lớp | Sĩ số | Kết quả | 1. Tinh thần, thái độ làm bài | |||
Giỏi | Khá | TB | Yếu | |||