Giáo án lớp 4 tuần 15 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án lớp 4 tuần 15 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Cánh diều tuổi thơ “ và có những kĩ năng về phép chia tận cùng là các số 0 trong môn Toán học. Bên cạnh đó là tìm hiểu về cách sử dụng cũng như tiết kiệm nước ở môn Khoa học.
TUẦN 15
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
3. Thái độ
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Trên đây là Giáo án lớp 4 tuần 15 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
TUẦN 15
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
1. Kiến thức
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
3. Thái độ
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) - Đọc bài Văn hay chữ tốt + Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất? - GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài | - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Phải dũng cảm, dám đương đầu với thử thách thì mới thành công,.... |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả. * Cách tiến hành: | |
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng, vui tươi, tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,.... - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) | - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 2 đoạn + Đoạn 1: Tuổi thơ của ……đến vì sao sớm. + Đoạn 2: Ban đêm…… khát khao của tôi. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nâng lên, mục đồng, thảm nhung khổng lồ, ngọc ngà, nỗi khát khao, ,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp | |
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? * Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào? + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào? + Đoạn 2 nói lên điều gì? + Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? * Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - Hãy nêu nội dung của bài. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. | - 1 HS đọc - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. + Tả vẻ đẹp của cánh diều. + Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. + Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!” + Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. + HS chọn một trong 3 ý. Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. - HS ghi lại nội dung bài |
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn của bài * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp | |
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) + Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp... 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) | - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng và các thành viên: + Chọn đoạn đọc diễn cảm + Luyện đọc trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường. - Kể tên một số trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ em. |
Trên đây là Giáo án lớp 4 tuần 15 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/