giáo án Lớp 4 tuần 5 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 4 tuần 5 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án lớp 4 tuần 5 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Những hạt thóc giống “ và có những kĩ năng về ngày tháng năm và đơn vị đo thời gian trong môn Toán học. Bên cạnh đó là tìm hiểu về chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể ở môn Khoa học.


6755


TUẦN 5
TẬP ĐỌC
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh,...
- Hiểu ND bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)
* HS năng khiếu trả lời được CH4 (SGK ) .
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Thái độ
- Giáo dục HS đức tính trung thực, dũng cảm trong học tập và cuộc sống
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
- HS: SGK, vở,..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- Yêu cầu HS đọc bài thơ Tre Việt Nam



- GV dẫn vào bài

- 2 HS đọc
- HS nêu những hình ảnh mình thích trong bài.
- HS lắng nghe
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm
- GV chốt vị trí các đoạn:








- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)




- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn


- Bài chia làm 4 đoạn:
+Đoạn 1:Ngày xưa.....bị trừng phạt.
+Đoạn 1:Có chú bé......nảy mầm được.
+Đoạn 1:Moi người.....của ta.
+Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc.....hiền minh
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (gieo trồng, nảy mầm, luộc kĩ , dõng dạc, lo lắng, sững sờ)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp



- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp:
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi
+ Nhà vua làm cách nào để tìm dược người trung thực?


+ Nội dung của đoạn 1 là gì?

+ Đến kỳ nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?


+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý?

+ Đoạn 2,3,4 nói lên điều gì?


+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?


GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ
- 1 HS 4 câu hỏi cuối bài:
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)


+Nhà vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi
+Vua phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì được truyền ngôi.
1. Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi
+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm không có thóc, em lo lắng đến trước vua nhận tội.
+Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
+ Cậu được vua nhường ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
+Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hại việc chung.
2. Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
* Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.









- GV nhận xét chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của vua dõng dạc, dứt khoát; lời của cậu bé lo lắng,...
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từ "Chôm lo lắng....đến hết"
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.


- HS nêu suy nghĩ của mình
- Nêu 1 tấm gương về tính trung thực và sự dũng cảm mà em biết.

Trên đây là Giáo án lớp 4 tuần 5 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 5_Giáo án lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS_Năm học 2018 - 2019.doc
    455 KB · Lượt xem: 4

Giao Vien

Moderator
Xu
0
TOÁN
Tiết 21: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận
- Củng cố MQH giữa các đơn vị đo thời gian
2. Kĩ năng
- Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào .
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: BT 1; 2; 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Nội dung bảng bài tập 1, kẻ sẵn trên bảng phụ, nếu có thể.
- HS: Vở BT, SGK,
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)

- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu:- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận
- Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
Bài 1: Nhóm 2-Lớp

- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Những tháng nào có 30 ngày ?
+ Những tháng nào có 31 ngày ?
+ Những tháng có bao 28 / 29 ngày ?
+ Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
+Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
- GV nhắc lại quy tắc nắm tay để HS xác định số ngày trong tháng.
-GV: Những năm mà tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm, tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận …
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GV tổ chức trò chơi: Truyền điện









- GV hỏi để chốt kiến thức:
+ Đổi
8UbHl788UfSoTJhSFvrvZIBr1vLOayYdUvg0f_q1Gm6jljVQ1TiZ_GfpFKhhCKMeKggbFW_zn5ttGu9bGGK7qkPvI05OEz5YAVT_cTV3hH7qPOboj_Z6s4i2TmSeYYAzBbBehcw
ngày = ....giờ như thế nào?


Bài 3: Cá nhân-Lớp








- GV nhận xét, đánh giá 5-7 bài
- Chốt lại cách làm các bài toán tương tự.


Bài 4 + Bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)





-


- GV chốt lại cách tìm một phần mấy của 1 số, cách xem đồng hồ, cách đổi số đo khối lượng từ 2 đơn vị về 1 đơn vị
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp

+ Tháng 4; 6;9; 11.
+ Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12.
+Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
+ 366 ngày
+ 365 ngày



- HS nghe









- HS tham gia chơi. HS đọc yêu cầu và chỉ định bạn bất kì trả lời. Trò chơi kết thúc khi hết bài tập.
Đáp án:
3 ngày = 72 giờ
xMUfZzwGI4D8obbmSuzGf3KQJQZ03F87Zh1sFPue3RwOXEJT7rrmobC4wjlngGHgmd0SSLi2whnLbKJh3R2Nxg21k6AZLyrZqMMkVtm0cGH5GDYB68Ea3M8bOi2iAyInVdvw1IE
phút = 30 giây
4 giờ = 240 phút ; 3 giờ 10 phút = 190 phút
8 phút = 480 giây ; 2 phút 5 giây = 125 giây
8UbHl788UfSoTJhSFvrvZIBr1vLOayYdUvg0f_q1Gm6jljVQ1TiZ_GfpFKhhCKMeKggbFW_zn5ttGu9bGGK7qkPvI05OEz5YAVT_cTV3hH7qPOboj_Z6s4i2TmSeYYAzBbBehcw
ngày = 8 giờ ; 4 phút 20 giây= 260 giây
b8FMwAbujuJnVGtgcHDaXZekKMt-sctMh8yS59vl2VgNsDquKxBCiBISwheMG7RXjkMr_LJ_eUvO2wIpWDvizAVgSvg8nzuka1fsc3BMLWmasu9ybPIUq9kUT7tCdPnfHD8k-aA
giờ = 15 phút
+ 1 ngày = 24 giờ nên
8UbHl788UfSoTJhSFvrvZIBr1vLOayYdUvg0f_q1Gm6jljVQ1TiZ_GfpFKhhCKMeKggbFW_zn5ttGu9bGGK7qkPvI05OEz5YAVT_cTV3hH7qPOboj_Z6s4i2TmSeYYAzBbBehcw
ngày = 24x
8UbHl788UfSoTJhSFvrvZIBr1vLOayYdUvg0f_q1Gm6jljVQ1TiZ_GfpFKhhCKMeKggbFW_zn5ttGu9bGGK7qkPvI05OEz5YAVT_cTV3hH7qPOboj_Z6s4i2TmSeYYAzBbBehcw

= 8 giờ

- HS làm cá nhân vào vở- Chia sẻ trước lớp
Đáp án:
a)Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII.
-Thực hiện phép trừ, lấy số năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Ví dụ: 2006 – 1789 = 217 (năm)
b) Nguyễn Trãi sinh năm:
1980 – 600 = 1380.
Năm đó thuộc thế kỉ XIV.
- HS làm bài vào vở Tự học:
Bài 4: Đổi
iIi7J7mAkvOTziEhD8IMVFNO7HSKQu1cEsM3p_zgGuJKxplfGyB0f0H9Ew5a15LO5E5qo0zPP0ENg92VlKvF2ASbatxE4xBjiaeWCypyTLvsW6tS7YiQx3OADGkhGU8Ir3b7EQw
phút = 15 phút
Eyvj2KC8Z5sepbhuEOp_ne5AbiJHaKFzzVmaMtXBPj6Z7zlF0FkEPyKnwPdO_0eshxUAtWnZNryhvTNmThLsjHtOumXI_uTYHstrtfU7V_u1P_Mx9Hf59ihSeMG7fVRL_M3MIdU
phút = 12 phút
15 phút > 12 phút. Vậy Bình chạy nhanh hơn. Và nhanh hơn số giây là:
15 – 13 = 2 (phút)
Đáp số: 2 phút
Bài 5: a) Khoanh vào B
B) Khoanh vào C


- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm lời giải khác cho BT4
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
KHOA HỌC ( CT HIỆN HÀNH)
SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để có đầy đủ chất dinh dưỡng
- Nêu ích lợi của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây huyết áp cao).
2. Kĩ năng
- Kĩ năng xác định chất béo có nguồn gốc thực vật và động vật
- Kĩ năng lựa chọn chất sử dụng hợp lí chất béo và muối ăn
3. Thái độ
- Có ý thức ăn uống hợp lí, đảm bảo sức khoẻ.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV:- Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng nhóm.
- HS: chuẩn bị bút vẽ, bút màu.
2.Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viênHoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
- Thi kể tên các thức ăn chứa đạm động vật và đạm thực vật
+ Tại sao ta nên ăn nhiều cá?
-GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS thi theo tổ dưới sự điều hành của TBHT
+ Vì trong cá có chất đạm dễ tiêu.
3.Bài mới: (30p)
* Mục tiêu:- Hiểu được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để có đầy đủ chất dinh dưỡng
- Nêu ích lợi của muối i-ốt, tác hại của thói quen ăn mặn
- Xác định được các thức ăn có nhiều chất béo và phân loại được.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
HĐ1: Trò chơi kể tên các thức ăn có nhiều chất béo:
* Bước 1: Tổ chức:
-Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
* Bước 2: Cách chơi và luật chơi:
-Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn (các món ăn rán bằng dầu hoặc mỡ). Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
* Bước 3: Thực hiện:
- Hai đội chơi như đã hướng dẫn.
-GV cùng các trọng tài theo dõi và tổng kết đếm số món các mà 2 đội kể được, công bố kết quả.
+ Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật?
HĐ2: Ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật:
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng mà các em vừa tìm qua trò chơi để trả lời.
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, với chứa chất béo thực vật?

* GV: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
HĐ3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn?
- Bước 1: GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu sưu tầm từ tiết trước.
-GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi: + Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người?



- Nhận xét, chốt kiến thức.
+ Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì?
*GV: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, với chứa chất béo thực vật?

4. HĐ sáng tạo (1p)
1. Những thức ăn có nhiều chất béo:


-Thực hiện theo hướng dẫn của GV.


Đáp án: Tất cả các món rán, các món luộc hay nấu bằng thịt mỡ, các món muối vừng, hoặc lạc






-5 đến 6 HS trả lời.

2.Tại sao cần ăn phối hợp 2 loại chất béo?

- Thảo luận nhóm 2 và chia sẻ trước lớp




+ Thịt lợn rán, thịt gà rán,…

+ Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều a-xít béo không no, …
-2 HS đọc to mục Bạn cần biết?









3. Lợi ích của muối i-ốt, tác hại của thói quen ăn mặn:

-HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.

-HS thảo luận cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.
+ Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.
+ Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực......

+ Ăn mặn rất khát nước.
+ Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.....




- HS ăn uống hợp lý, không nên ăn mặn và cần ăn muối i-ốt.
- Tìm hiểu về quy trình chế biến dầu thực vật
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top