giáo án Lớp 4 tuần 6 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 4 tuần 6 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án lớp 4 tuần 6 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Nỗi dằn vặt của Andrayca “ và có những kĩ năng về biểu đồ tranh, biểu đồ cột, cách đọc thông tin trên biểu đồ trong môn Toán học. Bên cạnh đó là tìm hiểu về cách bảo quản thức ăn ở môn Khoa học.

6749


TUẦN 6

TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, khóc nấc lên, nức nở
- Hiểu ND bài: Hiểu ND: Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
3. Thái độ
- Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
- HS: SGK, vở,..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?


+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới
-TBHT điều hành:
- 1 HS đọc
+ Cáo đon đả mời chào Gà xuống đất để báo cho Gà biết: Từ nay muôn loài đã kết thân…
+ Hãy luôn luôn cảnh giác giống như chú Gà Trồng
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm
- GV chốt vị trí các đoạn:







- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ:
+ Em hiểu "khóc nấc lên" là khóc như thế nào?(khóc to, khóc thành từng cơn)
+Chạy một mạch là chạy như thế nào? (chạy thật nhanh, không nghỉ)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn


- Bài chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 1: An-đrây-ca.....mang về nhà.
+Đoạn 2: Bước vào phòng......ít năm nữa.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (An- đrây- ca ; hoảng hốt , nấc lên nức nở.)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: dằn vặt (đọc phần chú giải)



- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc:


+ Khi câu chuyện xảy ra An - đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
+ An - đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.



+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?

+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào?

+ An - đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?


+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây- ca là một cậu bé như thế nào?


+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca?



- GV ghi nội dung lên bảng.
GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.



+ An- đrây- ca gặp mấy cậu bạn đang đá bang và rủ nhập cuộc, Mải chơi nen cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về.
1. An - đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã ra đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là nỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng.
+ An- đrây-ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm. để ông mất
2. Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
-Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.








- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được thái độ của từng nhân vật
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.


- HS nêu suy nghĩ của mình
- Đặt tên khác cho câu truyện


Trên đây là Giáo án lớp 4 tuần 6 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
https://giaoanchuan.com/?fbclid=IwAR2vB-yPMK9Z39jeTR26KnjJMdmCXxRqNDUZG2kq5bau3t4kbWVRludiFR8
 

Đính kèm

  • Tuần 6_Giáo án lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS_Năm học 2018 - 2019.doc
    475 KB · Lượt xem: 3

Giao Vien

Moderator
Xu
0
TOÁN
Tiết 26: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về biểu đồ tranh, biểu đồ cột
2. Kĩ năng
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: BT 1; 2.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Các biểu đồ trong bài học.
- HS: Vở BT, SGK,
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)

- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu:- HS đọc được các thông tin trên biểu đồ tranh, biểu đồ cột
- So sánh được các thông tin
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
Bài 1:
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?



+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?


+Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?



+Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ 4?
+ Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?


Bài 2:
- GV gọi hs đọc yêu cầu đề
- HS làm bài vào vở
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS (8-10 bài)




- Chốt lại cách tìm số TBC

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS ht sớm)
- GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
+ Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.


+ Nêu bề rộng của cột.
+Nêu chiều cao của cột.

-GV chữa bài.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2-Lớp
+ Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp.TBHT điều hành hoạt động báo cáo
+ Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
+ Đúng vì: 100m x 4 = 400m

+Đúng, vì: Tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có: 400m > 300m > 200m.
+Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là:
300m – 200m = 100m

+Điền đúng.
+Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.
Cá nhân-Lớp
- Hs đọc yêu cầu đề
- 1, 2 hoc sinh lên làm bảng lớp
- HS đối chiếu và chữa bài
a/ Tháng 7 có 18 ngày mưa
b/ Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15-3= 12 ( ngày )
c/ Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 ( ngày )
- HS đọc yêu càu đề



-Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.

+Tháng 2 và tháng 3.

+Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
+Cột rộng đúng 1 ô.
+ Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
- HS vẽ vào sách bằng bút chì

- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm hiểu về các loại biểu đồ khác.
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
KHOA HỌC ( CT HIỆN HÀNH)
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, …
2. Kĩ năng
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
3. Thái độ
- Có ý thức tham gia một số công việc đơn giản ở nhà..
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Một vài loại thức ăn đã được bảo quản.
- HS: Một vài loại rau, củ, quả
2.Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viênHoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín?
+ Để thực hiện VS ATTP ta cấn làm gì?
-GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
3.Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: - Nắm được một số cách bảo quản thực phẩm
- Thực hành bước sơ chế trước khi bảo quản thực phẩm
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
HĐ1: Các cách bảo quản thức ăn.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ?




+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
*GV: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
HĐ2: Nguyên tắc của việc bảo quản thức ăn:
- GV nêu vấn đề: Các loại thức ăn có chứa nhiều nước vàcác chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu, Vậy nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?



- Thực hành làm bài tập:
+ Trong các cách bảo quản dưới đây, cách nào làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn?
a. Phơi khô, nướng, sấy.
b. Ướp muối, ngâm nước mắm.
c. Ướp lạnh.
d. Đóng hộp.
e. Cô đặc với đường.
*GV: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, … sau đó rửa sạch và để ráo nước. Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối).
3. HĐ ứng dụng
- GV phát phiếu học tập cá nhân
Điền vào bảng sau tên 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản ở gia đình em?
Tên thức ănCách bảo quản
1
2
3
4
5

4. HĐ sáng tạo (1p)
- Khi muốn sử dụng các loại thịt đã để trong ngăn đá, chúng ta phải làm như thế nào để hạn chế làm mất chất dinh dưỡng?
Nhóm 2 - Lớp
- HS làm việc nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày.

+ Hình 1: Phơi khô
+ Hình 2: Đóng hộp
+ Hình 3, 4: Ướp lạnh
+ Hình 5: Làm mắm (ướp mặn)
+ Hình 6: Làm mứt (cô đặc với đường)
+ Hình 7: Ướp muối( cà muối)
+ GĐ em thường phơi khô, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh....
+ Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu.
- Nhận xét, bổ sung.






Nhóm 4 – Lớp




- HS thảo luận nhóm 4 – Báo cáo:
+ Là làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được.
+ Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.




+ Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động; a, b, c, e.
+ Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn: d.






- HS thực hành sơ chế rau muống trước khi bảo quản.





- HS làm việc cá nhân.- Chia sẻ lớp
Tên thức ănCách bảo quản
1. CáƯớp lạnh
2. Rau cảiMuối
3. Mít, dừa, .. Làm mứt
4. Thịt Muối, làm lạnh
5. CàMuối


+ Chuyển xuống ngăn mát vài tiếng rồi rã đông bên ngoài
+ Rã đông băng lò vi sóng,...
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top