giáo án Lớp 5 tuần 6 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới nhất

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án lớp 5 tuần 6 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ và chi tiết từ nhóm giáo viên tâm huyết. Đặc biệt là giáo được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung của một bức thư thông qua bài đọc: “ Sự sụp đổ của chế độ apacthai “ và có những kĩ năng về đơn vị đo diện tích trong môn Toán.

6583



TUẦN 6

Tập đọc

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. .(Trả lời các câu hỏi trong SGK) .

2.Kĩ năng: Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

3. Thái độ: Yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Tranh ảnh SGK, sưu tầm thêm tranh về nạn phân biệt chủng tộc, bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

- HS: Đọc trước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng khổ 2-3 hoặc cả bài Ê-mi-li con... và trả lời câu hỏi SGK.
- GV đánh giá, nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
-Học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi


- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
* Cách tiến hành:
- Giải thích chế độ A-pác-thai.


- GV giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ trong bài.
- Giới thiệu về Nam Phi.
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn




- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm




- Hướng dẫn học sinh tìm nghĩa một số từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài
- Là chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ đối xử bất công với người da đen và da màu.
- HS theo dõi.



- Học sinh (M3,4) đọc, chia đoạn:
+ Đoạn 1: Nam Phi … tên gọi A-pác-thai.
+ Đoạn 2: ở nước này…dân chủ nào.
+ Đoạn 3: còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Học sinh nối tiếp đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
+ A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la
- Học sinh nối tiếp đọc bài lần 2, kết hợp luyện đọc câu khó.
- Học sinh đọc chú giải.

- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu .(Trả lời các câu hỏi trong SGK) .
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Bạn biết gì về Nam Phi?


+ Dưới chế độ A-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?

+ Người dân Nam Phi làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

- Theo bạn, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo người ủng hộ?




- Nêu điều mình biết về Nen-xơn Ma-đê-la ?
- Nêu nội dung bài?


- KL: Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị khinh miệt, đối xử tàn nhẫn không có quyền tự do, bị coi như công cụ biết nói; bị mua đi bán lại ngoài đường như hàng hoá.
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả:
+ Một nước ở châu Phi. Đất nước có nhiều vàng, kim cương, nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.
+ ...công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương
thấp sống chữa bệnh làm việc khu riêng không được hưởng tự do, dân chủ.
+ Đứng lên đòi quyền bình đẳng cuộc đấu tranh được nhiều người ủng hộ và giành được chiến thắng.
+ Vì họ không chấp nhận chính sách phân biệt chủng tộc dã man tàn bạo này
- Vì người dân nào cũng có quyền bình đẳng như nhau cho dù khác nhau ngôn ngữ, màu da.
- Vì đây là chế độ phân biệt xấu xa nhất cần xoá bỏ.
- Học sinh nêu.

- Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- HS nghe
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét, tuyên dương
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài.
- 1 học sinh nêu giọng đọc cả bài

- Học sinh theo dõi giáo viên đọc.
- Luyện đọc theo cặp.

- 3 em đọc thi. Lớp theo dõi chọn giọng hay.
5. Hoạt động ứng dụng: (3phút)
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài tập đọc này ?- HS nêu

Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 6 soạn theo ĐHPTNLHS.
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:
Lịch sử

QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước .

- HS (M3,4) : Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước : không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó .

2. Kĩ năng: Nêu sự kiện ngày 5- 6- 1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng :

- GV:

+ Bản đồ hành chính Việt Nam.

+ Ảnh phong cảnh quê hương Bác, Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:
+ Bạn biết gì về Phan Bội Châu ?
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du?
+ Vì sao phong trào Đông Du thất bại?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi.




- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước .
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Nêu 1 số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
- GV nhận xét, kết luận



*Hoạt động2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.
- Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
*Hoạt động 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Anh lường trước những khó khăn gì khi ở nước ngoài?

- Anh làm thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài?
- Anh ra đi từ đầu? Trên con tàu nào, vào ngày nào?

- Giáo viên cho học sinh quan sát và xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.
- Giáo viên nhận xét chốt lại nội dung.
- HĐ cặp đôi, 2 bạn thảo luận và TLCH
Sau đó báo cáo kết quả
-Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc một nhà nho yêu nước. Mẹ là Hoàng Thị Loan một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực.
- HĐ cả lớp

- Để tìm con đường cứu nước cho phù hợp.
- HĐ nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Ở nước ngoài một mình là rất mạo hiểm, nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó người cũng không có tiền.
- Anh làm phụ bếp trên tàu, một công việc nặng nhọc.
- Ngày 5/6/1911. Với cái tên Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước mới trên tàu Đô đốc La- tu- sơ Tờ- rê- vin.
- Học sinh quan sát và xác định.


- Học sinh nối tiếp đọc.
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Qua bài học, em học tập được điều gì từ Bác Hồ ?- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: ( 2 phút)
- Về nhà sưu tầm những tài liệu nói về Bác Hồ trong những năm tháng hoạt động ở Pháp.- HS nghe và thực hiện
 
Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. HS cả lớp hoàn thành bài 1a( 2 số đo đầu ), bài 1b (2 số đo đầu), bài 2, bài 3(cột 1), bài 4.

3. Thái độ: Yêu thích học toán, cẩn thận, chính xác.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi "Bắn tên" với các phép toán sau:
6cm2 = ….mm2
30km2 = …hm2
8m2 = …..cm2
200mm2 = …cm2
4000dm2 = ….m2
34 000hm2 = …km2
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi







- Lớp theo dõi nhận xét
- Học sinh ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. HS cả lớp hoàn thành bài 1a( 2 số đo đầu ), bài 1b (2 số đo đầu), bài 2, bài 3(cột 1), bài 4.
* Cách tiến hành:
Bài 1a,b: HĐ cặp đôi
- GV viết bài mẫu lên bảng.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đổi.


- GV giảng lại cách đổi cho học sinh.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc bài.
- Hướng dẫn học sinh tự làm bài.

- Đáp án nào đúng? Vì sao?
- GV nhận xét phần trả lời của học sinh
Bài 3( cột 1): HĐ cả lớp
- Nêu yêu cầu của đề bài?

- Để so sánh các số đo diện tích chúng
ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV yêu cầu học sinh giải thích làm.
- GV nhận xét







Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét.





- HS đọc đề bài.
- Học sinh thảo luận và nêu cách đổi
6m235dm2 = 6m2+
8C7UgNAuvmjQ9wynu6frhl6OgM7K_ujRzBF_Pz34sGPoAgSoAupnHxVKdZorfk7MJiMbVKNxD5PK3OIeawzHJAKFdazgAqRlvAA1l4OhAbX6W29Wb2nhqVcB7zg1c1p-0VKcj74

- Học sinh lắng nghe
- HS làm bài, đổi vở để kiểm tra chéo


- Học sinh đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
- Học sinh thực hiện đổi, chọn đáp án cho phù hợp, chia sẻ trước lớp
- Đáp án B đúng vì :
3cm25mm2 = 300mm2+ 5mm2 = 305mm2.

- So sánh các số đo rồi viết dấu thích hợp vào....
- Chúng ta phải đổi về cùng đơn vị đo rồi mới so sánh.
- HS làm vở
2dm27cm2 = 207cm2
- Ta có 2dm27cm2 = 200cm2+7cm2
= 207cm2
Vậy: 2dm27cm2 = 207cm2

300mm2 > 2cm289mm2= 289mm2
3m248dm2 < 4m2
348dm2 < 400dm2
61km2 > 620hm2
6100hm2 > 610hm2
- 1 học sinh đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả
Giải
Diện tích của một viên gạch là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích của một căn phòng là:
1600 x 150 = 240.000 (cm2)
240.000 (cm2) = 24m2
Đáp số: 24m2
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học, làm các câu sau:
71dam2 25m2 ….. 7125m2
801cm2 …….8dm2 10cm2
12km2 60hm2 …….1206hm2
- HS nêu và thực hiện



4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Về nhà làm bài tập sau:
Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ?
- HS nghe và thực hiện



 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời lần cuối từ
Giao Vien,
Trả lời
2
Lượt xem
574

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top