giáo án Lớp 5 tuần 8 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới nhất

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án lớp 5 tuần 8 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ và chi tiết mới nhất. Đặc biệt là giáo được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung của bài đọc: “ Kì diệu rừng xanh “ qua môn Tiếng Việt và có những kĩ năng về phân số thập phân trong môn Toán học.


6587



TUẦN 8

Tập đọc

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4).

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng .

3.Thái độ: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên,thêm yêu quý và có ý thức BVMT

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc.

- HS: Đọc trước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , thảo luận nhóm, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:( 5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện", mỗi em đọc nối tiếp 1 câu thơ trong bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”, bạn nào đọc sai thì thua cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
-HS chơi trò chơi



- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc toàn bài





- Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm



- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS đọc, chia đoạn
+ Đ1: Loang quanh trong rừng…lúp xúp dưới chân.
+ Đ2: Nắng trưa đã rọi…thế giới thần bí.
+ Đ3: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
+ HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó
+ HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ - 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu:Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4).
(HS( M3,4) trả lời được tất cả các câu hỏi)
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH
- Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?


- Những cây nấm rừng khiến tác giả liên tưởng thú vị gì?





- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

- Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?





- Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?


- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn?

- Bài văn cho ta thấy gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm sau đó báo cáo kết quả:
+ Những sự vật được tác giả miêu tả là: nấm rừng, cây rừng, nắng rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng.
+ Tác giả liên tưởng đây như là một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
+ Nhờ những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng...
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú.
+ Đoạn văn làm em háo hức muốn có dịp được vào rừng , tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài
- GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV cùng cả lớp nhận xét
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
- HS nghe
- HS nghe
- HS cá nhân.
- HS đọc trong nhóm.
- 3 HS thi đọc.
- HS nhận xét
5. Hoạt động ứng dụng: (3phút)
- Rừng xanh mang lại lợi ích gì cho con người ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?- Rừng xanh đem lại nhiều lợi ích cho con người : điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt, cung cấp nhiều loại lâm sản quý... Cần bảo vệ, chăm sóc và trồng cây gây rừng.


Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 8 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất. Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:
Toán

SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

- HS cả lớp làm được bài 1,2.

2. Kĩ năng: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

3. Thái độ: Yêu thích học toán

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: chuyển các STP sau thành hỗn số:
3,12 4,3 54,07 17,544 1,2
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn thi nối tiếp nhau, đội nào đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng

- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
* Mục tiêu: - Biết khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Cách tiến hành:
Ví dụ
- GV nêu bài toán : Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống :
9dm = ...cm
9dm = ....m 90cm = ...m
- GV nhận xét kết quả điền số của HS sau đó nêu tiếp yêu cầu : Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. Giải thích kết quả so sánh của em?
- GV nhận xét ý kiến của HS và kết luận:
Ta có : 9dm = 90cm
Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m
Nên 0,9m = 0,90 m
- Biết 0,9m = 0,90m
- Em hãy so sánh 0,9 và 0,90.
* Nhận xét 1
- Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90.


* Nhận xét 2
- Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9.
- Trong ví dụ trên ta đã biết 0,90 = 0,9. Vậy khi bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được một số như thế nào so với số này ?
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc lại các nhận xét.

- HS điền và nêu kết quả :

9dm = 90cm
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m





- HS trao đổi ý kiến, sau đó một số em trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.



- HS : 0,9 = 0,90.

- HS quan sát các chữ số của hai số thập phân và nêu : Khi viết thêm 1 chữ số vào bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,90.

- Nếu bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9.
- Khi bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,9 là số bằng với số 0,90.

- 1 HS đọc.
3. Hoạt động thực hành:(15 phút)
* Mục tiêu: HS cả lớp làm được bài 1,2.
(HS (M3,4) làm thêm bài tập 3)
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.

- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, kết luận



Bài 2: HĐ cá nhân
- GV gọi HS giải thích yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài


Bài 3:(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả
- GV có thể giúp đỡ HS còn khó khăn

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả.
7,800 = 7,8; 64,9000 = 64,9;
3,0400 = 3,04 200,300 = 2001,3;
35,0200 = 35,02: 100,000 = 100

- 1 HS (M3,4)nêu.
- HS cả lớp làm bài vào vở , chia sẻ kết quả
a. 5,612 ; 17,200 ; 480,590
b. 24,500 ; 80,010 ; 14,678.

- HS làm bài, báo cáo kết quả
- Các bạn Lan và Mỹ viết đúng
- Bạn Hùng viết sai
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài: Viết thành số có 3 chữ số ở phần thập phân:
7,5 = … 2,1 = … 4,36 = …
60,3 = … 1,04 = … 72 = …
- HS nghe và thực hiện
 
Lịch sử

XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:

+Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn ở Nghệ - Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới,

+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.

+ Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.

2. Kĩ năng: Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 tại Nghệ An:

+ Ngày 12- 9 -1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ - Tĩnh

3.Thái độ: Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV:Bản đồ hành chính Việt Nam

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát bài"Em là mầm non của Đảng", trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu những nét chính về hội nghị thành lập ĐCSVN?
+ Nêu ý nghĩa của việc ĐCSVN ra đời.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát

- 2 HS trả lời.


- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 tại Nghệ An
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931
- Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu học sinh tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.
- Nghệ - Tĩnh là hai tên gọi tắt của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Yêu cầu: Dựa vào tranh và nội dung SGK hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An?
- Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào?
- KL: Đảng ra vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó có phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ Tĩnh những năm 30-31.
*Hoạt động 2: Những chuyển biến đổi mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi và yêu cầu sau:
+ Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng cày đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
+ Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930 -1931.
+ Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- GV nhận xét, kết luận: Dưới chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh, bọn đế quốc phong kiến vô cùng hoảng sợ, đán áp phong trào hết sức dã man. Hàng nghìn Đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 31 phong trào lắng xuống. Mặc dù vây, phong trào đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn.
*Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh
- Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta?
- Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước?




- 1 em lên bảng chỉ.


- Học sinh lắng nghe.




- HS thuật lại trong nhóm,1 em trình bày trước lớp

- Quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai.














- HS thảo luận, thực hiện theo yêu cầu

- Không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn.

- Không xảy ra trộm cắp.
- Các thủ tục lạc hậu bị đả phá, thuế vô lý bị xóa bỏ v.v...

- Phấn khởi.












- HS thảo luận, trình bày:
- Cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. Sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã khích lệ, cộ vũ động viên tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
3. Hoạt động ứng dụng:(5 phút)
- Sưu tầm những bài thơ nói về phong trào Xô Viết - nghệ Tĩnh.- HS nghe và thực hiện
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời lần cuối từ
Giao Vien,
Trả lời
2
Lượt xem
576

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top